Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 4_văn bản 2, 3
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4_văn bản 2, 3. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HOÁ
VĂN BẢN 2: NHÀ HÁT CẢI LƯƠNG TRẦN HỮU TRANG KHÁNH THÀNH PHÒNG TRUYỀN THỐNG
VĂN BẢN 3: THÊM MỘT BẢN DỊCH “TRUYỆN KIỀU” SANG TIẾNG NHẬT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Bài đọc “Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống” và bài “Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật” thuộc thể loại gì?
A. Bản tin
B. Truyện ngắn
C. Kí sự
D. Thời sự.
Câu 2: Điểm khác biệt về độ dài giữa hai văn bản là gì?
A. Văn bản 2 dài hơn văn bản 3.
B. Văn bản 2 ngắn hơn văn bản 3.
C. Văn bản 2 dài bằng văn bản 3.
D. Không có sự khác biệt.
Câu 3: Sự khác biệt về đề mục giữa hai văn bản là gì?
A. Văn bản 2 không có đề mục còn văn bản 3 thì có.
B. Cả hai đều có để mục.
C. Đề mục của văn bản 2 có tính thực tế còn văn bản 3 thì không.
D. Văn bản 2 có đề mục còn văn bản 3 thì không.
Câu 4: Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện có gì khác nhau giữa hai văn bản?
A. Văn bản 2 thì thời điểm đưa tin trước thời điểm diễn ra sự kiện, trong khi văn bản 3 thì ngược lại.
B. Văn bản 2 thì thời điểm đưa tin vào cùng thời điểm diễn ra sự kiện, trong khi văn bản 3 thì thời điểm đưa tin là sau hơn 1 tháng diễn ra sự kiện.
C. Văn bản 2 thì thời điểm đưa tin sau thời gian diễn ra sự kiện, trong khi văn bản 3 thì ngược lại.
D. Cả hai cùng đồng thời đưa tin vào thời điểm diễn ra sự kiện.
Câu 5: Mục đích đưa tin của hai văn bản là gì?
A. Truyền tải thông tin có tình thời sự đến với người đọc.
B. Thể hiện tình cảm thái độ của người viết.
C. Câu view, quảng cáo, làm kinh tế.
D. Cả A và B.
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Việc gì?”?
A. Việc khánh thành phòng truyền thống của một nhà hát.
B. Bề dày truyền thống của nhà hát đã gây ra vấn đề to lớn.
C. Tác phẩm “Hồn chinh phụ” đã được bạn đọc quốc tế chú ý tới.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Ai liên quan?”?
A. Nhà hát Trần Hữu Trang, cố soạn giả Trần Hữu Trang, các đoàn cải lương, các nghệ sĩ,…
B. Các nhà báo đến buổi khánh thành.
C. Những khán giả đến tham quan.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Dựa vào văn bản 2, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Ai liên quan?”?
A. Tổng thống Nhật Bản, đại sứ quán Việt Nam và nhà tổ chức.
B. Khách xem truyền hình trên ti vi.
C. Nhà tổ chức, Nguyễn Du, ông Sagi Sato, nữ thi sĩ Yoshiko Kuroda và những người tham dự sự kiện ra mắt bản dịch.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra khi nào?”?
A. Ngày soạn giả Trần Hữu Trang ra đời.
B. Ngày 29/04/2021 nhân dịp 30/04 – 01/05/2021.
C. Ngày 01/01/2021.
D. Ngày Quốc tế phụ nữ.
Câu 5: Dựa vào văn bản 2, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra khi nào?”?
A. Ngày 15/05/2005.
B. Ngày 17/03/2005.
C. Ngày Truyện Kiều ra đời.
D. Ngày Nguyễn Du qua đời.
Câu 6: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra ở đâu?”?
A. Trung tâm hội nghị quốc gia ở thành phố Hồ Chí Minh.
B. Trung tâm hội nghị quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh.
C. Khuôn viên nhà hát Trần Hữu Trang, Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Bảo tàng dân tộc học.
Câu 7: Dựa vào văn bản 2, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra ở đâu?”?
A. Tại thành phố Tokyo, Nhật Bản.
B. Tại thành phố Hà Nội, Việt Nam.
C. Tại đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
D. Tại thành phố Okayama, Nhật Bản.
Câu 8: Dựa vào văn bản 1, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao xảy ra?”?
A. Hoạt động chào mừng 46 năm ngày thông nhất đất nước, kỉ niệm 135 năm ngày Quốc tế lao động; tôn vinh soạn giả, các nghệ sĩ.
B. Hoạt động thể hiện sự độc lập, tư cường của nhà hát cải lương.
C. Quảng bá hình ảnh của nhà hát ra công chúng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Dựa vào văn bản 2, đâu là câu trả lời cho câu hỏi “Xảy ra thế nào?”?
A. Tốn kém tiền của.
B. Hoàng tráng, lộng lẫy.
C. Gọn nhẹ nhưng trang trọng, có ý nghĩa.
D. Mang màu sắc cổ xưa.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Dấu hiệu nào trong mỗi văn bản giúp ta nhận ra đó là những bản tin?
A. Nội dung bài đọc.
B. Thông điệp gửi gắm của bài đọc.
C. Những sự kiện trong một câu chuyện.
D. Sự ngắn gọn, tính thời sự và cách tổ chức văn bản.
Câu 2: Nhan đề của hai văn bản có điểm gì tương đồng?
A. Không có điểm gì tương đồng.
B. Cả hai đều nêu ra sự kiện.
C. Độ dài của nhan đề.
D. Giống nhau về vấn đề cốt yếu trong cấu trúc.
Câu 3: Phương tiện giao tiếp của hai văn bản có gì khác nhau?
A. Văn bản 3 có sử dụng thêm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh trong khi văn bản 2 thì chỉ sử dụng phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
B. Văn bản 2 sử dụng các yếu tố trích dẫn còn văn bản 3 thì chủ yếu là mô tả sơ lược.
C. Văn bản 2 có sử dụng thêm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh trong khi văn bản 3 thì chỉ sử dụng phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.
D. Cả A và B.
Câu 4: Đâu không phải là một yêu cầu đối với bản tin?
A. Tính mới
B. Tính chính xác, tin cậy
C. Tính hàm súc
D. Tính kinh tế.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cách đưa tin của văn bản 1 là gì?
A. Sử dụng bản tin có tính tổng hợp, lược thuật truyền thông về sự kiện đã diễn ra.
B. Đến hiện trường điều tra và ghi chép lại.
C. Liệt kê các điểm chính yếu của sự kiện đã diễn ra.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Quan điểm của người viết trong văn bản 2 là gì?
A. Nêu bật được những điểm hay trong cách dịch thuật.
B. Thể hiện thái độ trân trọng di sản văn hoá của dân tộc và trân trọng những sáng tạo trong dịch thuật của tác giả.
C. Có thái độ yêu mến, quý trọng tài năng của người đã dịch một tác phẩm của đất nước quê hương.
D. Tất cả các đáp án trên.