Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 5_đọc kết nối chủ điểm_đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5_đọc kết nối chủ điểm_đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: ĐÀN GHI-TA PHÍM LÕM TRONG DÀN NHẠC CẢI LƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài đọc “Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương” thuộc thể loại gì?

A. Văn bản thông tin

B. Ký sự

C. Chèo hiện đại.

D. Tuồng hiện đại.

Câu 2: Trong dàn nhạc tài tử, hay dàn nhạc cải lương ngày nay, cây ghi-ta phím lõm có một vị trí như thế nào?

A. Mờ nhạt.

B. Bổ sung, hỗ trợ.

C. Tương đối quan trọng.

D. Đặc biệt quan trọng.

Câu 3: Người Việt Nam biết đến đàn ghi-ta vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XIII.

B. Đầu thế kỉ XX.

C. Những năm 2000.

D. Những năm 1950.

Câu 4: Nhạc cụ nào thuộc bộ kéo trong dàn nhạc cải lương?

A.

B.

C.

D.

Câu 5: Ghi-ta phím lõm đảm bảo được điều gì?

A. Âm độ rộng, từ thấp, trung đến cao.

B. Âm sắc phong phú.

C. Tính truyền cảm.

D. Cả A và B.

Câu 6: Đâu không phải là một ban nhạc lớn ở thể loại cải lương?

A. Phụng Hảo

B. Bức tường

C. Phước Cương

D. Trần Đắc.

Câu 7: Danh cầm là gì?

A. Nghệ sĩ chơi đàn nổi tiếng

B. Đàn oc-gan.

C. Đàn saxophone

D. Tính cầm hoạ.

Câu 8: Đâu là một nghệ sĩ có tên tuổi gắn với cây đàn ghi-ta phím lõm?

A. Trịnh Công Sơn.

B. Cao Minh Đức

C. Hoàng Thành

D. Lương Định Của.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đàn ghi-ta có lịch sử như thế nào?

A. Lâu đời với nhiều thiết kế khác nhau.

B. Mới xuất hiện gần đây nhưng vượt trội hơn cả piano.

C. Lâu đời ở các nước phương Đông.

D. Ngắn ngủi, gắn với tầng lớp thượng lưu.

Câu 2: Vì sao đàn ghi-ta còn có tên gọi là Tây Ban cầm?

A. Vì nó bắt nguồn từ Tây Ban Nha.

B. Vì nó có cấu trúc dựa trên kiến trúc cung điện ở Tây Ban Nha.

C. Vì nó đã được người Tây Ban Nha cải tiến lại để có hình dáng và cấu trúc như ngày nay.

D. Vì sự phát triển lớn mạnh của nghệ thuật ghi-ta ở Tây Ban Nha.

Câu 3: “Cảm nhận được âm vực (1) và âm sắc (2) của cây ghi-ta, các nghệ nhân Việt Nam đã khai thác và cải tiến cây đàn, (3) các cung đàn trên cần để tạo nên hiệu ứng ngân rung đặc biệt, phù hợp với (4) của âm nhạc Việt.”

Điền từ còn thiếu vào chỗ các chữ số.

A. hẹp, hạn chế, bịt kín, âm sắc

B. cao, đa dạng, làm nên, thang âm.

C. nhỏ, trung bình, mở rộng, nhịp điệu

D. rộng, phong phú, khoét lõm, thang âm.

Câu 4: Ngũ cung trong hệ thống âm nhạc Việt Nam gồm những nốt gì?

A. Đồ, rê, mi, pha, sol

B. Hò, sự, xang, xê, cống

C. Nốt 1,…, nốt 5.

D. Gõ, gảy, kéo, thổi, hát.

Câu 5: Câu nào nói đúng về hình dáng của ghi-ta phím lõm?

A. Cung lõm, phím lồi.

B. Cùng lồi, phím lõm.

C. Cung và phím đều lồi.

D. Phím và cung đều lõm.

Câu 6: Bài đọc có nội dung là gì?

A. Lịch sử đàn ghi-ta phím lõm.

B. Đặc điểm của đàn ghi-ta phím lõm.

C. Tầm quan trọng của ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây nói đúng về “nhạc tài tử”?

A. Còn gọi là đờn ca tài tử, là một loại hình âm nhạc du nhập từ Campuchia trong giai đoạn 1900.

B. Là một loại hình âm nhạc dân gian của người bình dân khu vực Nam Bộ, xuất hiện cuối thế kỉ XIX.

C. Là một thể loại nhạc phổ biến ở miền Bắc.

D. Là một kiểu mùa hát trong dân ca Nam Bộ.

Câu 2: Câu nào sau đây nói đúng về “cải lương”?

A. Là một loại hình sân khấu kịch hát đặc trưng của miền Nam, hình thành từ khoảng cuối thế kỉ XX trên cơ sở đổi mới nghệ thuật hát bội truyền thống, kết hợp với nghệ thuật đờn ca tài tử và dân ca Nam Bộ.

B. Về sau này, cải lương càng đổi mới theo hướng tiếp nhận kiểu cấu trúc của văn học dân gian Trung Quốc.

C. Là một loại hình sân khấu, kết hợp với văn học hiện đại trên cơ sở của dân ca quan họ Bắc Ninh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Song loan là gì?

A. Một nhạc cụ bấm.

B. Một nhạc cụ kéo.

C. Một nhạc cụ gõ.

D. Đàn ghi-ta phím lõm.

Câu 4: Ghi-ta phím lõm có nhiệm vụ gì trong dàn nhạc tài tử?

A. Tạo âm hưởng phụ cho việc biểu diễn.

B. Làm đẹp cho màn biểu diễn.

C. Là nhạc cụ chính, giữ song loan và “bao sân” cho cả dàn nhạc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ghi-ta phím lõm là sự kết hợp của những gì?

A. Tinh hoa văn hoá dân gian các nước phương Đông.

B. Tinh hoa âm nhạc phương Tây và Việt Nam.

C. Công nghệ hiện đại và truyền thống.

D. Một thứ khác.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

A. Ở loại hơi và thể điệu nào, đàn ghi-ta phím lõm cũng thể hiện một cách xuất sắc.

B. Đàn ghi-ta phím lõm có thể thay thế hoàn toàn các nhạc cụ khác nếu người chơi đàn đủ hay.

C. Trước 1975 đã có một thời kì cây đàn kìm được coi là nhạc cụ chính và giữ song loan, song có thể nói từ ngày được Việt Nam hoá đến nay, cây ghi-ta phĩm lõm vẫn luôn luôn đóng vai trò chủ chốt.

D. Suốt một thế kỉ tồn tại, cây ghi-ta phím lõm từ chỗ là nhạc cụ bổ sung ban đầu nay đã trở thành nhạc cụ trụ cột không thể thay thế của dàn nhạc tài tử và cải lương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay