Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 6_đọc kết nối_dưới bóng hoàng lan

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_đọc kết nối_dưới bóng hoàng lan. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nội dung của đoạn từ đầu đến “Để bà hái mấy lá rau nấu canh ăn cho mát” là gì?

A. Cảm xúc của Thanh về bóng hoàng lan hiện tại và nỗi nhớ về quá khứ.

B. Cảm xúc của Thanh khi trở về nhà và những biểu hiện tình cảm của bà dành cho cháu.

C. Cuộc tiếp đón trịnh trọng của người bà dành cho cháu mình.

D. Không khí một ngày hè ở quê hương của Thanh khi anh về thăm nhà sau hai năm đi lính.

Câu 2: Nội dung của đoạn từ “Bà cụ đi ra” đến “Chàng đến trường kỉ ngồi ở bên đèn” là gì?

A. Giấc ngủ đầy nhưng kí ức về quá khứ của Thanh.

B. Tình cảm của ba bà cháu – Thanh, Nga và bà – như được hồi sinh từ một mớ hỗn độn khi xưa.

C. Thanh gặp lại bác Nhân – người mà anh luôn coi như mẹ của mình – và cuộc trò chuyện của hai người.

D. Thanh gặp lại Nga – người bạn gái thuở ấu thơ – và sự chớm nở tình cảm giữa đôi bạn trẻ.

Câu 3: Nội dung của đoạn từ “Sáng hôm sau” đến hết là gì?

A. Thanh ra đi, cảm thấy trong lòng trỗi dậy một niềm vương vấn về Nga.

B. Thanh phải trở về quân đôi, nơi anh sẽ không còn đứng dưới bóng hoàng lan được nữa, anh cảm thấy thật luyến tiếc.

C. Tình cảm của bà và Nga dành cho Thanh dần trở nên sâu đậm hơn.

D. Buổi hẹn hò tuyệt vời của Thanh và Nga.

Câu 4: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ngôi kể trong truyện có sự nhất quán như thế nào?

A. Không nhất quán

B. Nhất quán trong toàn truyện

C. Nhất quán ở phần đầu nhưng không nhất quán ở phần sau

D. Nhất quán ở phần sau nhưng không nhất quán ở phần đầu

Câu 6: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện ngôi thứ ba

B. Thanh

C. Bà của Thanh

D. Nga

Câu 7: Đoạn nào dưới đây là dẫn chứng cho ý kiến “Người kể chuyện ngôi thứ ba ẩn danh đôi khi hoà nhập với một nhân vật nào đó trong truyện để nhìn và miêu tả”?

A. Tất cả những ngày thuở nhỏ … tóc bạc phơ và hiền từ.

B. Chàng cảm động … Thanh không nhớ được.

C. Trên tường kỉ … Bây giờ cây đã lớn.

D. Cả A và B.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Việc chọn điểm nhìn từ nhân vật Thanh ở một số đoạn của văn bản có ý nghĩa gì?

A. Điều này tạo nên sự độc lạ, mới mẻ cho dòng văn tình cảm mà tác giả đang tập trung ở giai đoạn này của sự nghiệp.

B. Tạo nên sức cuốn hút cho truyện vì điều đó khiến cho người đọc cảm thấy được sự chân thật thay vì sự khoa trương, giả tạo từ việc dùng lời kể chuyện ẩn danh.

C. Nhà văn dễ dàng hơn trong việc tạo không khí trữ tình cho câu chuyện. Mọi đối tượng đều hết sức gần gũi, thân thiết bởi hiện lên dưới cái nhìn chan chứa tình cảm của Thanh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bối cảnh cuộc đối thoại giữa bà và Thanh ở phần đầu là gì?

A. Sau một thời gian xa bà đi làm việc trên tỉnh, lần này được nghỉ một ngày, Thanh tranh thủ về thăm bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.

B. Thanh trở về sau hai năm đi lính ở chiến khu Việt Bắc với tình yêu thương và nỗi nhớ da diết dành cho bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.

C. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ở khắp mọi nơi trên mọi miền Tổ quốc.

D. Cuộc kháng chiến chống Nhật đang đi đến hồi kết và Thanh sắp trở thành một chỉ huy cấp cao.

Câu 3: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì?

A. Chuyện Thanh cùng những chiến hữu của mình chiến đấu chống lại quân thù.

B. Chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai.

C. Chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện sự quan tâm nhau.

D. Cả B và C.

Câu 4: Dưới đây là những tình cảm được bộc lộ qua những lời đối thoại giữa bà và Thanh ở phần đầu tác phẩm. Ý nào không đúng?

A. Cả bà và cháu bộc lộ tình cảm thân thương, trìu mến.

B. Bà vui khi thấy cháu về, quan tâm cháu từng li từng tí.

C. Cháu muốn biết có ai ở cùng bà, vì có lẽ không yên tâm nếu thấy bà một mình.

D. Cháu đối xử với bà với tư cách của một người lính với chỉ huy của mình.

Câu 5: Đâu không phải một cử chỉ của Thanh?

A. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ.

B. Thanh cũng ngồi ghé xuống.

C. Thỉnh thoảng chàng nhìn đôi mắt của Nga, hai má hồng.

D. Thanh biết rằng Ngã sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước.

Câu 6: Câu nào trong văn bản thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của Thanh?

A. Hình như có tiếng người khác nữa, tiếng trong và mau hơn. Thanh lắng nghe: một tiếng cười đưa lên.

B. Có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình.

C. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Lời nói, cử chỉ hoặc suy nghĩ, cảm xúc nào Nga dưới đây là không đúng theo văn bản?

A. Anh Thanh độ này khác hẳn trước. Anh chóng lớn quá.

B. Nụ cười tươi nở, nàng nhìn lại Thanh, một chút thôi, nhưng biết bao nhiêu âu yếm.

C. Mỗi mùa cô lại giắt bông hoa mà chàng tặng trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương.

D. “Anh con hái đấy ạ” và nàng nhìn Thanh mỉm cười.

Câu 2: Tại sao trong văn bản, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam không được biểu hiện rõ qua nhân vật?

A. Vì truyện chỉ có một vài nhân vật.

B. Các yếu tố như: lai lịch, ngoại hình, hành động của nhân vật hầu như không có nét gì đặc biệt.

C. Lời nói của nhân vật không nhằm thể hiện cá tính, mà chủ yếu bộc lộ đời sống tình cảm trong các mối quan hệ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tại sao trong văn bản, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam được biểu hiện rõ nhất qua lời kể?

A. Xuyên suốt từ đầu đến cuối là lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, đậm tính trữ tình, in đậm dấu ấn riêng của Thạch Lam.

B. Lời kể đảm nhận nhiều chức năng: giới thiệu, miêu tả nhân vật; tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt.

C. Lời kể thể hiện điểm nhìn từ người kể chuyện và điểm nhìn từ nhân vật; tạo giọng điệu riêng cho tác phẩm

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” không thể gợi ra ý nghĩa gì?

A. Không gian thân thuộc, ở nơi đó, con người thể hiện những tình cảm đẹp đẽ, thuần hậu với nhau.

B. Nỗi buồn man mác của người con gái đợi chờ người mình yêu đang đi chiến đấu vì Tổ quốc.

C. Không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn tạp bên ngoài.

D. Nơi ươm mầm một mối tình lứa đôi trong sáng, đẹp đẽ.

Câu 5: Đoạn nào dưới đây có thể gợi ra một bức tranh đẹp?

A. Chàng lặng nằm xuống … thoang thoảng đưa vào.

B. Sáng hôm sau … lại đi xa.

C. Nga sợ, vén áo … bao nhiêu âm yếm.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Qua những lời nói, cử chỉ, suy nghĩ và cảm xúc của Nga và Thanh, ta thấy được điều gì ở hai người họ?

A. Tuy chưa hề có lời tỏ tình nhưng trong lòng hai người đều nhen nhóm lên những tình cảm khác lạ. Đó là những rung động đầu đời, tươi mới, bỡ ngỡ,…

B. Họ có sức quyến rũ về mặt thể xác với nhau, từ đó tạo nên mối tình đẹp ở cả thể chất, lẫn tinh thần.

C. Hai người không chỉ yêu nhau mà có tình yêu nước, muốn ra trận chiến đấu vì Tổ quốc vì chỉ khi nước nhà độc lập thì tình yêu mới trọn vẹn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tại sao trong văn bản, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam không được biểu hiện rõ qua cốt truyện?

A. Vì cốt truyện đi theo phong cách truyện trung đại.

B. Vì cốt truyện rất đơn giản, không có những tình tiết li kì, gay cấn.

C. Vì cốt truyện giàu những yếu tố miêu tả thiên nhiên và lời thoại nhân vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay