Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 6_đọc mở rộng_nắng mới

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_đọc mở rộng_nắng mới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: NẮNG MỚI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nhân vật “tôi” đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ?

A. Lo lắng cho người mẹ

B. Thương nhớ người mẹ

C. Yêu quý người mẹ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Dựa vào câu trả lời ở câu 1 phần Nhận biết. Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?

A. Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

B. Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời

C. Hình dáng me tôi chửa xoá mờ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Thể thơ của bài thơ là:

A. Thơ bảy chữ

B. Thơ lục bát

C. Thơ tự do

D. Thơ hiện đại

Câu 4: Cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ là:

A. 4/3

B. 2/2/3

C. 2/3/2

D. Không ổn định

Câu 5: Ai là tác giả của bài thơ “Nắng mới”?

A. Lưu Trọng Lư

B. Hoàng Nhuận Cầm

C. Quang Dũng

D. Lưu Quang Vũ

Câu 6: Đâu không phải một từ láy được sử dụng trong bài thơ?

A. Xao xác

B. Dĩ vãng

C. Chập chờn

D. Não nùng

Câu 7: Từ “me” trong bài thơ là:

A. Một từ địa phương

B. Một cách gọi “mẹ” độc đáo của tác giả

C. Một từ có tính khái quát về tình mẫu tử

D. Tên người mẹ của nhân vật trữ tình.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Kí ức về mẹ trong tâm tưởng của nhân vật “tôi” gắn liền với hình ảnh:

A. Mẹ đi ra ngoài đồng làm việc trong buổi nắng sớm.

B. Nắng chiếu qua song cửa.

C. Gà trưa gáy não nùng.

D. Mẹ đưa áo ra giậu phơi mỗi khi có nắng mới về.

Câu 2: “Bên song cửa ngập tràn “nắng mới”, vào khoảnh khắc yên ắng, tĩnh lặng của một buổi trưa buồn, bất chợt nhìn ra giậu thưa, nhà thơ bắt gặp hình ảnh quen thuộc của ……………..”.

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. Người mẹ lúc còn sống

B. Chính bản thân mình ngày còn bé

C. Buổi trưa nhiều năm trước.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: “Những kí ức thân thương về mẹ sống dậy trong tâm tưởng của nhà thơ từ hình dáng thấp sau chiếc “áo đỏ” đến ……………..”

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. Hình ảnh vẫn còn thương nhớ

B. Hình ảnh mà tôi vẫn luôn mường tượng

C. “Nét cười đen nhánh sau tay áo”

D. “Ánh trưa hè”

Câu 4: “Màu đỏ của chiếc áo đã làm cho hình ảnh người mẹ phơi áo trở thành một điểm son trong …………. của nhân vật “tôi””

Hãy điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.

A. Khát khao cháy bỏng của tuổi trẻ

B. Những dự cảm mờ mịt về tương lai

C. Nỗi nhớ về tuổi thơ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ở khổ 3, chân dung người mẹ dần hiện ra rõ nét hơn với:

A. Một không gian thơ mộng, giàu hình ảnh.

B. Một “nét cười” chứa trong đó những niềm tin mãnh liệt của người mẹ dành cho nhân vật “tôi”

C. Một “nét cười” vừa lấp lánh toả sáng, vừa kín đáo, nhẹ nhàng.

D. Một “nét cười” hồn nhiên, tươi trẻ.

Câu 6: Qua bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ như thế nào?

A. Có những điểm mạnh mẽ, tân tiến của người phụ nữ hiện đại.

B. Có đầy đủ nét duyên dáng, hiền từ của người phụ nữ Việt Nam thuở xưa.

C. Là một người phụ nữ lam lũ, khổ sở, nhưng tràn đầy niềm tin về cuộc sống.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cách gieo vần chủ yếu của bài thơ là:

A. Vần sát

B. Vần thông

C. Vần cách

D. Vần bằng

Câu 2: Ta có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của bài thơ?

A. Từ ngữ trang trọng, có sức hút cao, nâng tầm cho bài thơ.

B. Từ ngữ thiên về lối cổ văn nhằm xây dựng nên một bài thơ có tính gợi buồn sâu sắc.

C. Từ ngữ đơn giản, dân dã, thường nhật, gắn với thôn quê.

D. Cả A và B.

Câu 3: Cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ có tác dụng gì?

A. Thể hiện được những chân lí về đời người mà tác giả muốn truyền tải.

B. Thể hiện được cảm xúc trầm buồn, nhớ thương.

C. Thể hiện sự liên kết giữa thực tại và quá khứ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ được khắc hoạ như thế nào?

A. Được khắc hoạ gián tiếp thông qua những từ ngữ chỉ ngày còn nhỏ của tác giả.

B. Chưa được khắc hoạ trực tiếp mà chỉ thoáng ẩn hiện sau màu áo đỏ, sau lưng giậu thưa đậm màu nắng mới.

C. Được khắc hoạ mạnh mẽ, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhờ những hình ảnh giá trị như “áo đó”, “giậu phơi”.

D. Giống như một nét phác gợi lên sự vui vẻ của ngày còn nhỏ.

Câu 5: Dựa vào câu trả lời ở câu 4 phần Vận dụng. “Có lẽ đó là những kí ức đẹp đẽ, thân thương nhất về người mẹ còn đọng lại trong tâm trí của một đứa trẻ lên mười nên cả không gian ấy trong cảm nhận của nhà thơ ………….”

Hãy điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.

A. Thật vui tươi, đầy sức sống “nắng mới reo ngoài nội”

B. Thật mênh mông, rực rỡ “nắng mới reo ngoài nội”

C. Thật ảm đạm, gợi nên cảm giác buồn, thương nhớ sâu sắc cho tác giả.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Tình yêu thiên nhiên của buổi ban trưa hiện tại và quá khứ.

B. Nỗi nhớ về người mẹ trong kí ức tuổi thơ của tác giả.

C. Tình yêu của tác giả với những cảnh vật xưa cũ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Dựa vào câu trả lời ở câu 1 phần Vận dụng cao. Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?

A. Lòng nhân đạo

B. Tình yêu thiên nhiên

C. Sự coi trọng những giá trị truyền thống.

D. Tình cảm yêu thương gia đình.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Đọc mở rộng văn bản: Nắng mới

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay