Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 6_văn bản 2_Tây Tiến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_văn bản 2_Tây Tiến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM

VĂN BẢN 2: TÂY TIẾN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: “Tây Tiến” trong bài thơ là:

A. Một địa điểm ở Sơn La

B. Một đơn vị quân đội

C. Tên của một chiến sĩ

D. Một chiến dịch phản công lại quân Pháp.

Câu 2: Khổ 1 có nội dung là gì?

A. Hình ảnh những cuộc hành quân gian khổ giữa thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy thơ mộng, trữ tình.

B. Hình ảnh những cuộc hành quân gian khổ giữa thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.

C. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến vượt đèo, vượt núi trong khi tác chiến với quân Pháp, một hình ảnh được mô tả một cách chi tiết.

D. Không gian độc đáo của khu vực sông Mã những năm chiến tranh.

Câu 3: Khổ 2 có nội dung là gì?

A. Những kỉ niệm đẹp của đêm liên hoan đậm tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của Tây Bắc.

B. Truyền thống nhảy múa lúc đêm đến của các dân tộc miền núi phía Bắc.

C. Truyền thống đi thuyền độc mộc của người dân miền núi.

D. Cả B và C.

Câu 4: Khổ 3 có nội dung là gì?

A. Hình ảnh người lính Tây Tiến nằm chết la liệt ở biên cương

B. Nỗi nhớ về người yêu đang ở Hà Nội của những người lính

C. Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Khổ 4 có nội dung là gì?

A. Cuộc chiến tương lai của đoàn quân Tây Tiến

B. Lời thề Tây Tiến

C. Khung cảnh Sầm Nứa

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Những câu sau đây nói về sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ. Câu nào không đúng?

A. Toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi của nhà thơ Quang Dũng về đồng đội, về những năm tháng chiến đấu gắn bó cùng đoàn quân Tây Tiến.

B. Bài thơ là sự tuôn trào của nỗi nhớ.

C. Mỗi đoạn thơ là một khía cạnh khác nhau của nỗi nhớ.

D. Mỗi câu thơ là đều thể hiện nỗi nhớ khắc khoải, chờ mong.

Câu 7: Câu thơ nào dưới dây bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả?

A. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

B. Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

C. Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đâu không phải là tác dụng của những dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả?

A. Thể hiện trực tiếp tình cảm nhớ nhung da diết của tác giả

B. Khẳng định cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến

C. Cho thấy nỗi sợ hãi của binh đoàn và cả nhà thơ trước sức mạnh của kẻ thù và thiên nhiên

D. Tác động trực tiếp đến tình cảm của người đọc

Câu 9: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Nhà thơ Quang Dũng – kiểu chủ thể trữ tình nhập vai

B. Nhà thơ Quang Dũng – kiểu chủ thể trữ tình ẩn

C. Một người lính Tây Tiến – kiểu chủ thể trữ tình trực tiếp

D. Bài thơ không có chủ thể trữ tình.

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Bối cảnh gian khổ tạo nên ý chí chiến đấu cho đoàn quân Tây Tiến

B. Sức mạnh của tự nhiên

C. Ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính trong đoàn quân Tây Tiến

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Thiên nhiên trong bài thơ có đặc điểm gì?

A. Hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt

B. Mĩ lệ, trữ tình, huyền ảo

C. Đầy quyền năng, có sức mạnh vượt trội.

D. Cả A và B.

Câu 3: Đâu không phải một từ ngữ giàu chất tạo hình trong bài thơ?

A. Khúc khuỷu

B. Thăm thẳm

C. Mơn man

D. Heo hút.

Câu 4: Tại sao có thể nói cách sử dụng từ “thăm thẳm” của tác giả là độc đáo?

A. Vì từ này vốn chỉ độ sâu nhưng được sử dụng để chỉ độ cao.

B. Vì từ này có quan hệ với từ “khúc khuỷu” ở phía trước.

C. Vì từ tuy không được sử dụng đúng về ý nghĩa nhưng lại có tác dụng tạo âm điệu với từ “khúc khuỷu” ở vế trước.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào không nói đúng về biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ?

A. Điệp từ “dốc”

B. Điệp ngữ “heo hút”

C. Phép nhân hoá “thác gầm thét”

D. Phép so sánh “quân xanh màu lá”

Câu 6: Vẻ đẹp của người lính trong đoạn 3 được khắc hoạ qua phương diện nào?

A. Vẻ bề ngoài

B. Tâm hồn

C. Lí tưởng sống

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Cái chết của những người lính trong bài thơ là cái chết:

A. Bi thảm

B. Bi luỵ

C. Vừa bi thảm, vừa bi luỵ

D. Lẫm liệt, hào hùng.

Câu 8: Nỗi buồn của những người lính Tây Tiến xuất phát từ?

A. Những gian nan, thử thách mà người lính Tây Tiến phải trải qua trên con đường hành quân.

B. Những bệnh tật mà người lính phải chịu đựng do rừng thiêng nước độc gây ra.

C. Những hi sinh mất mát mà người lính phải đối diện.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cách phối hợp thanh điệu độc đáo được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

A. Những từ ở cuối các câu thơ thường là thanh bằng.

B. Có những câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc kết hợp với những câu thơ toàn thanh bằng.

C. Có sự phối hợp chặt chẽ với nội dung để tạo âm điệu

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cho đoạn phân tích sau:

“(1) Trong đoạn thơ thứ nhất, hình ảnh con người hiện lên qua hoài niệm, vừa đậm chất hiện thực vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng (“đoàn quân mỏi”, “Anh bạn dãi dầu không bước nữa”, “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”); (2) tâm hồn mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm khí phách hào hùng (“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi / Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”); (3) cách sử dụng từ ngữ táo bạo (“ngửi”,...), (4) cách phối hợp thanh bằng ở dòng thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”,...

Ý nào trong đoạn trên không đúng?

A. (1)

B. (2)

C. (2), (3)

D. (1), (4)

Câu 3: Dưới đây là đoạn phân tích điểm khác biệt giữa vẻ đẹp của người lính trong đoạn 3 so với đoạn 2?

“(1) Nếu ở đoạn 2, người lính hiện lên với tâm hồn lãng mạn, hào hoa, lạc quan, yêu đời thì ở đoạn 3, hình ảnh người lính được khắc hoạ với vẻ đẹp bi tráng. (2) Tác giả không hề che giấu những mất mát, hi sinh, khó khăn, vất vả khi miêu tả chân dung người lính Tây Tiến; (3) tuy nhiên, trước những nghịch cảnh ấy, người lính Tây Tiến vẫn hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, oai phong lẫm liệt.”

Câu nào trong đoạn trên không đúng?

A. (1)

B. (2)

C. (3)

D. (1) và (3)

Câu 4: Bài thơ “Tây Tiến” giúp bạn hiểu thêm gì về hình ảnh anh bộ đội và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?

A. Hiểu thêm về cuộc sống chiến đấu gian khổ, đầy hi sinh, mất mát của họ

B. Hiểu thêm về tâm hồn, ước mơ, lí tưởng của họ trong cuộc kháng chiến

C. Lí giải được phần nào sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược,...

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Điểm khác biệt về bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” và của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” là gì?

A. Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” là bút pháp lãng mạn còn bút pháp của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” là bút pháp hiện thực.

B. Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” là bút pháp hiện thực còn bút pháp của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” là bút pháp lãng mãn.

C. Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” là bút pháp có tính thành phố còn bút pháp của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí” là bút pháp có tính nông dân.

D. Cả A và C.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Một nét đặc sắc của bài thơ là tinh thần bi tráng. Do đâu mà có tinh thần bi tráng đó?

A. Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến.

B. Tác giả đem đến cho cái bi thảm của những người lính một âm hưởng hùng tráng của cuộc chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do.

C. Những người lính đã thể hiện ra được sự tráng kiện của thân thể và của tinh thần trước những khó khăn của cuộc chiến.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Một nét đặc sắc của bài thơ là tinh thần bi tráng. Tinh thần bi tráng thể hiện rõ nhất ở câu thơ nào?

A. Áo báo thay chiếu anh về đất / Sông Mã gầm lên khúc độc hành

B. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi / Mường Lát hoa về trong đêm hơi

C. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc / Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

D. Tất cả các đáp án trên

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 2 - Tây tiến

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay