Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 7_thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Đâu là lỗi dùng từ Hán Việt trong câu: “Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in”?

A. Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

B. Dùng từ không đúng nghĩa

C. Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

D. Dùng từ không phù hợp với phong cách

Câu 2: Đâu là lỗi dùng từ Hán Việt trong câu: “Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa”?

A. Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

B. Dùng từ không đúng nghĩa

C. Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

D. Dùng từ không phù hợp với phong cách

Câu 3: Đâu là lỗi dùng từ Hán Việt trong câu: “Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé”?

A. Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

B. Dùng từ không đúng nghĩa

C. Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

D. Dùng từ không phù hợp với phong cách

Câu 4: Đâu là lỗi dùng từ Hán Việt trong câu: “Ngày nay có nhiều phương tiện truyền thông dành cho người khiếm thị, bị điếc”?

A. Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

B. Dùng từ không đúng nghĩa

C. Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

D. Dùng từ không phù hợp với phong cách

Câu 5: Đâu là lỗi dùng từ Hán Việt trong câu: “Trong kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi là cánh tay phải năng lực của Bình Định Vương Lê Lợi”?

A. Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

B. Dùng từ không đúng nghĩa

C. Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

D. Dùng từ không phù hợp với phong cách

Câu 6: Đâu là lỗi dùng từ Hán Việt trong câu: “Tự trước tới nay không ai làm như thế cả”?

A. Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.

B. Dùng từ không đúng nghĩa

C. Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

D. Dùng từ không phù hợp với phong cách

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đâu là cách sửa đúng ở câu: “Lúc sáng đi chợ, tôi gặp cô ấy trên lộ trình”?

A. Đi chợ -> Buôn bán

B. Đi chợ -> Giao thương

C. Cô ấy -> Thiếu nữ

D. Lộ trình -> Đường đi

Câu 2: Đâu là cách sửa đúng ở câu: “Thời Lê sơ xã hội ổn định, kinh tế phát triển, còn thời Hậu Lê xã hội loạn lạc, dân chúng cơ cực”?

A. Lê sơ -> Tiền Lê

B. Hậu Lê -> Lê mạt

C. Lê sơ -> Hậu Lê, Hậu Lê -> Tiền Lê

D. Loạn lac -> hỗn tạp

Câu 3: Đâu là cách sửa đúng ở câu: “Anh ấy là bác sĩ lão khoa còn vợ anh ấy là bác sĩ trị bệnh con nít”?

A. Trị bệnh con nít -> Nhi khoa

B. Con nít -> Trẻ em

C. Trị bệnh -> Cứu chữa

D. Anh ấy -> Chàng, Vợ anh ấy -> Nàng

Câu 4: Đâu là cách sửa đúng ở câu: “Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in”?

A. Song thân -> bố mẹ

B. Thằng bé -> nhi đồng

C. Làm -> Thực hiện

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đâu là cách sửa đúng ở câu: “Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa”?

A. Kinh doanh -> Làm lụng

B. Giỏi -> Xuất sắc

C. Tài hoa -> Tài năng

D. Cả B và C.

Câu 6: Đâu là cách sửa đúng ở câu: “Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé”?

A. Đúng -> Chuẩn

B. Tập họp -> Tập hợp

C. Các bạn -> Các vị

D. Câu này không có lỗi.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Hãy thay thế câu “Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ” bằng câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn?

A. Thực phẩm ở Việt Nam vô cùng đa dạng.

B. Ẩm thực ở Việt Nam có rất nhiều thứ.

C. Ăn uống ở Việt Nam rất phong phú.

D. Ẩm thực ở Việt Nam rất phong phú.

Câu 2: Từ Hán Việt nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với “yên ổn và phát triển tốt đẹp”?

A. Xuất sĩ

B. Tiến hiền

C. Câu nệ

D. Thịnh trị

Câu 3: Từ Hán Việt nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với “Xóm làng đồng ruộng”?

A. Công hầu

B. Thôn dã

C. Hiền tài

D. Suy nhượng

Câu 4: Từ Hán Việt nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với “Giữ khư khư suy nghĩ, quan niệm nào đó mà không thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh”?

A. Câu nệ

B. Hiền tài

C. Suy nhượng

D. Tiểu tiết

Câu 5: Từ Hán Việt nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với “Tên hai tước vị đầu tiên trong năm tước vị của triều đình thời xưa do vua ban cho các đại thần”?

A. Ngự sử

B. Công hầu

D. Thượng thư

C. Tư lễ giám kiêm đề đốc

Câu 6: Từ Hán Việt nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với “gió mây”?

A. Cuồn cuộn

B. Phong vân

C. Hào kiệt

D. Bôn tẩu

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hãy thay thế câu “Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến 20/11 năm nay” bằng câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn?

A. Người đứng đầu nhà nước Pháp và con ghệ sẽ đến thăm viếng nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến 20/11 năm nay.

B. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng trung tuần tháng 11 năm nay.

C. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ đến thăm hữu nghị nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến 20/11 năm nay.

D. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ đến thăm hữu nghị nước ta vào khoảng trung tuần tháng 11 năm nay.

Câu 2: Hãy thay thế câu “Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay” bằng câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn?

A. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự quan ngại trước tình hình kinh tế đang biến động phức tạp hiện nay.

B. Tổng thống các nước đều bày tỏ sự quan ngại trước tình hình làm ăn buôn bán đang gặp nhiều biến động phức tạp hiện nay.

C. Chủ tịch nước của các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi rắc rối ngày nay.

D. Nguyên thủ các quốc gia đều bày tỏ sự quan ngại trước tình hình kinh tế đang biến động phức tạp hiện nay.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay