Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 7_văn bản 2_thư lại dụ Vương Thông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 2_thư lại dụ Vương Thông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ

VĂN BẢN 2: THƯ LẠI DỤ VƯƠNG THÔNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Mục đích của bức thư là gì?

A. Thuyết phục quân giặc đầu hàng.

B. Đề xuất giảng hoà với quân địch.

C. Khiêu chiến.

D. Xin hàng.

Câu 2: Bức thư được viết cho ai?

A. Tham tướng Thôi Tụ

B. Thượng thư Lý Khánh

C. Tổng binh Liễu Thăng

D. Tổng binh Vương Thông.

Câu 3: Tình trạng của quân Minh ở thời điểm tác giả viết bức thư là gì?

A. Quân Minh đang bị quân ta ghìm chặt ở Chi Lăng – Xương Giang.

B. Quân Minh đang bị quân ta vây hãm trong thành Đông Quan.

C. Quân Mình đang có một khí thế hùng mạnh, sẵn sàng san phẳng nước ta.

D. Cả A và B.

Câu 4: “Như muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa sang, thuyền ghe sắm đủ, thuỷ bộ hai đường, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần”. Tác giả muốn nói gì ở câu này?

A. Nếu các vị kéo quân về nước thì nước chúng tôi sẽ trở nên thịnh vượng với nhiều thuyền ghe, nhiều con đường được làm, đất nước yên ổn.

B. Nếu các vị kéo quân về nước thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện hết sức để các vị về an toàn.

C. Nếu các ông muốn sống sót ra khỏi nước của chúng tôi thì phải làm cho chúng tôi nhiều thuyền ghe, nhiều con đường, kí hiệp ước đảm bảo hoà bình, không tái chiếm.

D. Cả A và B.

Câu 5: Đâu không phải tình trạng của quân địch?

A. Quân sĩ mệt nhọc, thiếu lương thực.

B. Viện binh sắp tới nơi với nhiều tướng lĩnh giỏi, có nhiều kinh nghiệm.

C. “Bám hờ cụm đất nhỏ nhoi, nghỉ tạm cái thành trơ trọi”

D. “Như thịt trên thớt, như cá trong nồi”

Câu 6: Trong văn bản, tác giả nêu ra “Trương Phi, Lã Bố” để nói về điều gì?

A. Bộ hạ hoàn toàn có khả năng làm phản.

B. Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

C. Cái chết của viện binh.

D. Sự tàn bạo mà quân Minh gây ra.

Câu 7: Đâu là cách hiểu đúng của nhan đề “Thư lại dụ Vương Thông”?

A. Thư dụ dỗ Vương Thông.

B. Thư thuyết phục Vương Thông một lần nữa.

C. Thư gửi qua lại nhằm dụ Vương Thông vào bẫy.

D. Quan thư lại lừa Vương Thông.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Cho đoạn phân tích sau:

“(1) Văn bản này là bài văn nghị luận đặc biệt được viết dưới hình thức một bức thư nên thể hiện cả hai chức năng và phong cách của hai thể loại khác nhau. (2) Bài văn nghị luận yêu cầu luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ, lập luận phải chặt chẽ, đanh thép, dẫn chúng phải có cơ sở để thuyết phục đối tượng về mặt lí trí. (3) Bức thư thì cần những nội dung như: chào, hỏi thăm sức khoẻ, hỏi về tình hình hiện tại và có những lời lẽ khiến đối phương thích thú với bức thư của mình. (4) Kết hợp cả hai hình thức này, tác giả vừa đánh vào mặt tâm lí vừa đánh vào mặt lí trí đối phương nên càng tăng hiệu quả cho bức thư dụ hàng tướng giặc.”

Câu nào ở đoạn trên không đúng?

A. (1), (2)

B. (2)

C. (3)

D. (3), (4)

Câu 2: Cho đoạn trích: “Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”

Trong đoạn trích trên, câu văn nào nêu luận điểm?

A. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn

B. Mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy.

C. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

D. Cả A và B.

Câu 3: Cho đoạn trích: “Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”

Trong đoạn trích trên, câu văn nào nêu lí lẽ?

A. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy.

B. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi.

C. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

D. Cả A và B.

Câu 4: Cho đoạn trích: “Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”

Trong đoạn trích trên, câu văn nào nêu bằng chứng?

A. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi.

B. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trả, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư?

C. Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

D. Cả B và C.

Câu 5: Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Chi tiết, câu văn nào không cho thấy điều đó?

A. Xưa kia Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.

B. Huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được!

C. Xưa Hán Chiêu Liệt, chỉ là chi nhánh đời xa của họ Lưu, mà Khổng Minh làm cho đại nghiệp phục hưng được.

D. Còn như Mộ Dung nước Yên, Thạch Lặc nước Triệu, đó là người Trung Quốc chăng? Hay là người man rợ chăng? Ngẫm kĩ lời các ông nói, thật là lời nói của tiểu nhân man rợ chứ không phải là lời nói của người Trung Quốc vậy.

Câu 6: Tác giả đã dùng câu gì của người xưa để nói đến việc dù cho viện binh có đến thì cũng chẳng ích gì cho sự bại vong?

A. Nước xa không cứu được lửa gần.

B. Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Ba mươi sáu kế, chạy là thượng sách.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho đoạn giải thích tại sao việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư:

“(1) Vì triều đình phương Bắc luôn cho mình là “thiên triều”, tướng giặc Minh theo lệnh “thiên tử” thi hành “thiên mệnh” đem quân sang nước ta để giúp “phù Trần diệt Hồ”. (2) Bọn giặc làm gì cũng nhân danh “mệnh trời” nhưng thực ra đó là ngôn ngữ xảo trá, lừa bịp để cướp nước ta. (3) Do đó, tác giả đã dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, vạch rõ sự chính danh và giả danh kèm theo chứng cứ thực tế khiến đối phương không thể biện bạch được.”

Câu nào trong đoạn trên là không đúng?

A. Không có câu nào.

B. (1)

C. (2)

D. (3)

Câu 2: Đâu không phải là một trong những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3?

A. Lũ lụt làm giặc hư hại về cơ sở vật chất, tổn thất quân lương.

B. Lương thực, quân nhu của nghĩa quân Lam Sơn vượt hơn rất nhiều so với quân Minh mà lại có rất nhiều hùng binh, tướng mạnh, quân sư giỏi.

C. Đường sá, cửa ải đều bị nghĩa quân Đại Việt đóng giữ, không viện binh nào của giặc tới cứu được.

D. Quân mạnh ngựa khoẻ của nhà Minh phải dành để đối phó quân Nguyên ở phía bắc nên phía nam không thể lo được.

Câu 3: Đâu là một trong những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3?

A. Hạn chế chiến tranh liên tiếp nhiều năm giúp dân nhà Minh lo ấm, hạnh phúc.

B. Trong triều đình nhà Minh thì bạo chúa, gian thần nắm quyền, nội bộ xâu xé nhau.

C. Quân Minh tan đàn xẻ nghé, chia ra chạy đi khắp các nới, nhằm tìm cách trở về phương Bắc.

D. Nghĩa quân Đại Việt đồng lòng quyết chiến, hăng hái tinh nhuệ mặc dù khí giới chưa tinh.

Câu 4: Trong đoạn 4, tác giả đã gợi ra cho người nắm binh quyền bên giặc những lựa chọn nào?

A. Chấp nhận đầu hàng nộp đầu tướng giặc đã gây nhiều tội ác là Phương Chính, Mã Kỳ thì sẽ tránh được thương vong cho quân giặc và tất cả được an toàn về nước.

B. Chấp nhận đầu hàng và trở thành người dân nước Đại Việt: sống, học tập, lao động như người Việt.

C. Không đầu hàng thì phải tiếp tục giao chiến (tức sẽ nhận lấy thất bại) chứ không thể trốn tránh một cách hèn nhát, nhục nhã.

D. Cả A và C.

Câu 5: Dựa vào câu trả lời ở câu 4 phần Vận dụng. Việc gợi ra những lựa chọn như vậy giúp bạn hiểu thêm điều gì trong cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn?

A. Luôn thể hiện lập trường “chí nhân”, “đại nghĩa”, lòng yêu chuộng hoà bình.

B. Luôn biết tận dụng sức mạnh của ngòi bút văn chương chính luận để thực hiện “tâm công”, tránh đổ xương máu cho cả đôi bên.

C. Luôn biết cách thu phục nhân tài để phục vụ cho đất nước, luôn coi trong người có học và những người có tinh thần chiến đầu vững vàng.

D. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần 3?

A. Cách phân tích rõ ràng, xác đáng kèm theo dẫn chứng từ những thực tế trước mắt không thể phủ nhận.

B. Các nguyên nhân cũng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, đi từ thực tế khó khăn về thiên thời (thiên tai lũ lụt), địa lợi (đường tiếp viện bị ngăn trở, biên giới phía bắc đã thu hút hết binh lực tinh nhuệ) đến nhân hoà (dân chúng bất mãn, nội biến trong triều, quân bị vây lâu ngày kiệt sức nản lòng), cho thấy giặc hoàn toàn không có cả “thời” lẫn “thế”.

C. Cách diễn đạt nêu nguyên nhân bằng những lí lẽ phân tích và dẫn chứng ra trước rồi mới kết lại bằng một câu rắn rỏi: “Đó là điều phải thua thứ…” khiến câu văn như lời phán quyết đanh thép, chắc nịch, quyết đoán không ai có thể phủ định.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi?

A. Bố cục của bài văn nghị luận luôn chặt chẽ, mạch lạc; các phần nối kết với nhau theo một trình tự lô-gíc không thể tách rời hay đảo ngược vị trí.

B. Các lí lẽ luôn đi kèm bằng chứng cụ thể nên có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ.

C. Từ ngữ và các biện pháp tu từ được chọn lọc dựa trên các điển tích với nội dung cần cảm nhận và có âm hưởng hào hùng tạo nên giọng văn khác bọt, thay đổi tâm trí người đọc theo đúng ý đồ của người sáng tác.

D. Lối viết thay đổi linh hoạt tuỳ hoàn cảnh, mục đích viết và đối tượng hướng tới.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay