Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 8_đọc kết nối_xuân về

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_đọc kết nối_xuân về. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: XUÂN VỀ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Xuân về”?

A. Nguyễn Bính

B. Xuân Diệu

C. Đoàn Giỏi

D. Bảo Ninh

Câu 2: Thứ gì được nói đến trong không khí xuân về?

A. Thời tiết

B. Cảnh vật

C. Con người

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Thể thơ của bài thơ là:

A. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

B. Thơ lục bát

C. Thơ bảy chữ

D. Thơ tự do

Câu 4: Từ “đông” ở câu thơ 1 khổ 1 vần với từ nào?

A. “Chồng”, vần chân

B. “Xóm”, vần lưng

C. “Trong”, vần chân

D. Cả A và C.

Câu 5: Từ “nhung” trong câu thơ 2 đoạn 3 vần với từ nào?

A. “Đồng”, vần chân

B. “Rụng”, vần chân

C. Không vần với từ nào

D. Cả A và B.

Câu 6: Đàn con trẻ được tác giả miêu tả là:

A. Vui vì Tết sắp đến.

B. Chạy nhanh, háo hức

C. Buồn tủi

D. Phải chịu cảnh đói rét

Câu 7: Bài thơ được sáng tác năm nào?

A. 1937

B. 1986

C. Mùa xuân 1976

D. Năm nhà thơ qua đời

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Bài thơ đã tái hiện lên không khí xuân về ở vùng nào của đất nước?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Tây Nguyên

D. Miền Nam

Câu 2: Nhịp thơ chủ yếu trong bài thơ là:

A. 2/2/3

B. 4/3

C. 3/4

D. 3/2/2

Câu 3: Câu thơ nào có sử dụng phép đảo ngữ?

A. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe

B. Gió về từng trận, gió bay đi…

C. Lúa thì con gái mượt như nhung

D. Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Câu 4: Câu nào không nói đúng về thời tiết trong bài thơ?

A. Có gió đông thổi từng trận

B. Mây âm u, dày kín trời

C. Mưa tạnh

D. Nắng hoe

Câu 5: Đâu không phải một vẻ đẹp của mùa xuân ở khổ thơ thứ ba?

A. Người dân nghỉ việc đồng

B. Lúa đang thì con gái

C. Hoa bưởi hoa cam rụng đầy vườn

D. Hương bay ngào ngạt

Câu 6: Xét theo nghĩa đen, câu thơ nào ở đoạn 4 không đúng với thực tế?

A. Trên đường cát min, một đôi cô / Yếm đỏ, khăm thâm, trẩy hội chùa

B. Gậy trúc dắt bà già tóc bạc

C. Tay lần tràng hạt miệng nam vô.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Chủ thể ẩn

B. Cô gái chưa chồng

C. Một đôi cô gái đi trẩy hội chùa

D. Mùa xuân

Câu 2: Câu nào không nói đúng về câu thơ “Lá nõn, ngành non ai tráng bạc?”?

A. Đây là một câu hỏi tu từ

B. Lá nõn, ngành non trắng muốt

C. Tác giả ngụ ý muốn nói về sự thuần khiết của mùa xuân

D. Thể hiện sự ngạc nhiên, cảm xúc mạnh của tác giả trước các sự vật “lá nõn, ngành non”.

Câu 3: Kết của bài thơ là một cái kết:

A. Đóng

B. Mở

C. Vừa mở vừa đóng

D. Không thực sự là kết

Câu 4: Chủ đề của bài thơ là gì?

A. Lòng yêu mến cảnh vật của một vùng miền đất nước

B. Sự giao hoà giữa con người và sự thay đổi của tự nhiên.

C. Tương lai của mùa xuân khi những giá trị truyền thống đang mai một

D. Cả A và B.

Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Tinh thần nhân đạo tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

B. Cách nhìn nhận về mùa xuân của một người chuyên về văn hoá.

C. Sự ngợi ca và yêu thương con người, yêu thương cảnh vật, nhất là cảnh vật ở nông thôn.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho đoạn phân tích về điểm hay trong khổ thơ 1:

“(1) Tác giả đã kết hợp miêu tả xuân về với hình ảnh “gái chưa chồng”. (2) Đây là một cái nhìn tinh tế của nhà thơ. (3) “Gái chưa chồng” là cô gái đang ở độ tuổi thanh xuân của mình, một độ tuổi tràn đầy sức sống, tràn đầy niềm vui và là độ tuổi đẹp nhất trong đời. (4) Qua đó, ta có thể thấy rằng, mùa xuân về với những điều đẹp đẽ, tươi mới.”

Câu nào trong đoạn trên là không đúng?

A. (1), (3)

B. (2), (3)

C. (4)

D. Không có câu nào.

Câu 2: Nội dung chính của bài thơ là gì?

A. Mùa xuân đẹp, tràn đầy sức sống

B. Vẻ đẹp của mùa xuân trong thực tế và của các cô gái ở độ tuổi xuân

C. Những nét điển hình của cảnh tượng xuân về

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay