Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 7_thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

BÀI 7: THƠ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ngữ cảnh là gì?

A. Là ngôn ngữ trong một hoàn cảnh đang nói đến.

B. Là toàn bộ nói chung những đơn vị đứng trước và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá trị cụ thể của đơn vị ngôn ngữ đó trong chuỗi lời nói.

C. Là các yếu tố chỉ sự vật nhằm làm nổi bật nghĩa của từ đặt ở trung tâm.

D. Cả A và C.

Câu 2: Ngữ cảnh của một từ là gì?

A. Là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó.

B. Là những quan điểm trọng yếu trong cách vận dụng ngôn từ.

C. Là việc một tình cảnh áp đặt người nói phải sử dụng một yếu tố ngôn ngữ nào đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Ngữ cảnh của một từ có thể là ……………

A. Một tình huống

B. Một tình huống, một đoạn văn

C. Một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ

D. Một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ.

Câu 4: Ngữ cảnh có vai trò gì?

A. Hỗ trợ xây dựng cấu trúc câu, làm cho cấu trúc câu trở nên chuẩn chỉnh hơn.

B. Mở rộng thành phần câu, làm rõ ý nghĩa của câu.

C. Có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng gì?

A. Kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó.

B. Xây dựng các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó.

C. Làm nền cho các yếu tố khác, qua đó bộc lộ một ý tưởng xác định nào đó.

D. Tất cả các đáp án trên, qua đó bộc lộ một ý tưởng xác định nào đó.

Câu 6: Dấu chấm lửng được dùng làm gì trong câu sau:

“Thứ tự các bộ phận vùng biển nước ta là nội thủy… lãnh hải… tiếp giáp lãnh hải… đặc quyền kinh tế… thềm lục địa, các bộ phận vùng biển có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước.”

A. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Dấu chấm lửng không thích hợp dùng trong trường hợp này.

Câu 7: Dấu chấm lửng được dùng làm gì trong câu sau:

“Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…”

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào đâu để xác định nghĩa của từ?

A. Ngữ cảnh

B. Cấu trúc đoạn văn

C. Danh từ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý điều gì?

A. Cách tổ chức câu văn, đoạn văn, và các yếu tố khác có liên quan.

B. Xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường hay được dùng với nghĩa khác.

C. Xu hướng chính của thời đại.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:

“Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ

Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.

Trên đường làng huyết phượng nở thành bông

Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.”

Sự xuất hiện của từ “phượng” bên cạnh từ “huyết” trong đoạn thơ trên có làm thay đổi cách hiểu thông thường về từ “huyết” không?

A. Có. Do có từ “phượng” bên cạnh.

B. Có. Do nằm trong một câu có cấu trúc đặc biệt.

C. Không. Do từ “huyết” không bao giờ được dùng với nghĩa khác.

D. Không. Do có từ “trên” đảm bảo nghĩa.

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau:

“Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ

Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.

Trên đường làng huyết phượng nở thành bông

Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.”

Xác định nghĩa của từ “huyết” trong đoạn thơ trên.

A. Máu

B. Tiết

C. Chỉ màu đỏ rực của hoa phượng.

D. Chỉ việc hoa phượng nhuốm máu.

Câu 5: Đọc đoạn thơ sau:

“Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát

Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo.”

Xác định nghĩa của từ “ca hát” trong đoạn thơ trên.

A. Hát hò

B. Chỉ trạng thái tinh thần vui sướng.

C. Thăng thiên

D. Chỉ trạng thái ca hát.

Câu 6: Đâu không phải là một công dụng của dấu chấm lửng?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

Câu 7: Dấu chấm lửng được dùng để làm gì trong câu “Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.”?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

Câu 8: Dấu chấm lửng được dùng làm gì trong câu sau:

“Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

          - Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

D. Phân tách các mệnh đề trong một câu, hoặc giữa các bộ phận tương đương.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau:

“Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát

Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo.”

Dựa vào đâu để ta có thể xác định được đúng nghĩa của từ “ca hát”?

A. Ngữ cảnh xung quanh, đặc biệt là từ “nghe” song hành với động từ “ca hát”.

B. Ngữ cảnh xung quanh, cấu trúc câu.

C. Ngữ cảnh xung quanh, đặc biệt là từ “trái tim” đi cùng với động từ “ca hát”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau:

“Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng

Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu

Trải tâm tư dưới trời trăng sáng

Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!”

Dựa vào ngữ cảnh hãy xác định nghĩa của từ “cháy bỏng”.

A. Chỉ ý “dũng cảm”

B. Chỉ ý “mãnh liệt”.

C. Chỉ ý “bốc cháy”

D. Chỉ ý “cháy làm cho bỏng”.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:

“Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng

Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu

Trải tâm tư dưới trời trăng sáng

Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!”

Câu nào sau đây mà từ “cháy bỏng” của nó có nghĩa giống với từ “cháy bỏng” ở đoạn thơ trên?

A. Cùng với khát khao cháy bỏng của tuổi trẻ, anh quyết tâm tới ABC.

B. Anh ta đi vào đó và làm cháy bỏng cả tay.

C. Tôi không thể hình dung sức mạnh ở đâu ra mà anh ta có thể làm được chuyện điên rồ như vậy, anh ta thật cháy bỏng.

D. Mùi hương cháy bỏng toả ra khắp phòng.

Câu 4: Dấu chấm lửng trong câu nào sau đây được dùng với mục đích “Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết”?

A. Có nhiều nguyên tố hoá học, ví dụ như Na, Cl, K, F,…

B. Hay là… tôi sang nước ngoài làm nhỉ?

C. Thế thì té ra là… con chó nó bị kẹp chết.

D. Hôm nay trời nắng nên tôi đến trường sớm hơn…

Câu 5: Dấu chấm lửng trong câu nào sau đây được dùng với mục đích “Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng”?

A. Cơm, áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y.

B. Anh ấy nói với cánh truyền thông: …Tôi đã làm điều đó suốt bao năm qua…

C. Tôi còn phải về nhà nữa, ở nhà nào là giặt giũ quần áo, quét nhà,…

D.      – Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

          - Dạ, bẩm…

          - Đuổi cổ nó ra!

Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu nào sau đây được dùng với mục đích “Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm”?

A. Văn mẫu cho học sinh kiểu: “Trong tất cả loại lòng em có, ví dụ như lòng mề, lòng lợn, lòng dạ,… thì em thích nhất là lòng tốt.”.

B. Cuộc đời về cơ bản là buồn, đến vui còn buồn… cười nữa là.

C. Trong suốt sự nghiệp lừng lẫy của mình, Ronaldo đã đạt được nhiều danh hiệu như Cầu thủ xuất sắc nhất, Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất,…

D. Cả B và C.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau:

“Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng.

Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.”

Mẹ đã bế ai vào nhà?

A. Nỗi đợi vẫn nằm mơ

B. Bố

C. Em bé đang ngủ mơ

D. Không gian quanh em bé.

Câu 2: Đọc đoạn thơ sau:

“Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ

Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng.

Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.”

Vì sao ta có thể biết được người mà mẹ bế vào?

A. Nhờ vào nỗi nhớ da diết của người mẹ đối với em bé.

B. Dựa vào biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đó.

C. Nhờ vào ngữ cảnh của đoạn thơ và các câu mô tả em bé đang chờ mẹ trong đêm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Dấu chấm lửng được dùng trong câu nào sau đây là không phù hợp?

A. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn…

B. Từ đó tôi kết luận rằng… chúng ta đã thoát chết.

C. Tất cả mọi người trên thuyền đều cho đó là một …con cá… khổng lồ vì họ luôn nghĩ chiếc tàu mà họ đang đi là nhanh nhất, mạnh nhất.

D. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần Apollo đến thánh đường Athena, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,… bên bờ suối Castalic.

=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt – Bài 7 thơ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay