Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt – Bài 7 thơ

Giáo án tiết: Thực hành tiếng việt – Bài 7 thơ sách ngữ văn 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt – Bài 7 thơ

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 7 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:……./…../……

Ngày dạy:……./…../…..

TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

   - HS xác định được nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh.

   - HS phân tích được vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.

   - HS xác định và phân tích chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.

   - HS xác định tác dụng của dấu chấm lửng trong một số cách dùng cụ thể.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định và phân tích nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh, tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ và của dấu chấm lửng.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học thực hành tiếng Việt.
  3. Nội dung: GV kiểm tra lại những kiến thức đã được hình thành về Thực hành tiếng Việt trong phần Kiến thức ngữ văn ở SGK trang 20, 21.
  4. Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức cũ và gợi mở được kiến thức mới.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV kiểm tra lại những kiến thức đã được hình thành về Thực hành tiếng Việt trong phần Kiến thức ngữ văn ở SGK trang 20, 21 của HS:         

+ Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữu cảnh.

+ Dấu chấm lửng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV bốc thăm ngẫu nhiên và gọi một số HS trả lời câu hỏi, HS khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS có sự chuẩn bị bài tốt, từ đó, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta đã nắm được những kiến thức ngữ văn cơ bản về ngữ cảnh, nghĩa của từ trong ngữ cảnh; tác dụng của dấu chấm lửng ở trong tiết học đầu tiên của chủ đề Thơ. Trong bài học Thực hành tiếng Việt ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đi củng cố những nội dung kiến thức trọng tâm này qua việc giải quyết các bài tập luyện tập, vân dụng nhé!

  1. LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về ngữ cảnh và ngữ nghĩa của từ trong ngữ cảnh; biện pháp tu từ ẩn dụ và dấu chấm lửng.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS suy nghĩ, trao đổi để giải quyết các bài tập trong SGK
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định khái niệm ngữ cảnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nêu lại và phân tích một số ví dụ về ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

- Sau đó, GV gợi ý để HS nhắc lại khái niệm ngữ cảnh nêu ở phần Kiến thức ngữ văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩa và thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đại diện lớp tình bày, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức è Ghi lên bảng

Nhiệm vụ 2: Xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn đọc yêu cầu và làm bài tập số 1 trong SGK trang 25: Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của từ “quả” và cụm từ “quả non xanh” trong khổ thơ cuối bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hoàn thành bài tập cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS giơ tay để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức è Ghi lên bảng

Nhiệm vụ 3: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS đọc yêu cầu và làm bài tập số 2 trong SGK trang 26:

+ Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ ở bài Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông. + Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật. .

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hoàn thành bài tập một cách độc lập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày đáp án, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức è Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 3: Phân tích tác dụng của dấn chấm lửng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc yêu cầu và làm bài tập số 3 trong SGK trang 26: Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luạn hoàn thành một trong 4 câu a, b, c, d. Sau khi hoàn thành xong câu của nhóm mình có thể làm sang những câu còn lại.

+ Nhóm 1: câu a

+ Nhóm 2: câu b

+ Nhóm 3: câu c

+ Nhóm 4: câu d

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hoàn thành bài tập theo phân công của từng nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt theo thứ tự lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo câu được phân công, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá HS thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức, kết luận è Ghi lên bảng.

1. Bài tập xác định khái niệm ngữ cảnh

- Ngữ cảnh là những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó, đồng nghĩa với văn cảnh.

- Ngữ cảnh còn là hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm chủ thể, đối tượng; mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp), đồng nghĩa với tình huống, bối cảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bài tập 1: Xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh

- Về nghĩa gốc (nghĩa cụ thể), từ quả vốn biểu thị bộ phận của cây do nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt.

- Tuy nhiên, ở khổ thơ cuối của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm), từ này được dùng với nghĩa chuyển: biểu thị kết quả / thành quả của công việc nhất định (gồm cả thành quả là con người được nuôi dạy, được giáo dục, đào tạo).

è Phù hợp với nghĩa chuyển của từ quả như đã chỉ ra, cụm từ quả non xanh trong khổ thơ trên biểu thị những người con chưa thực sự trưởng thành, chưa hoàn thiện như sự mong chờ, ước muốn của người mẹ.

 

 

 

3. Bài tập 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tư từ

- Ở hai dòng thơ Cha lại dắt con đi trên cát mịn / Ánh nắng cháy đầy vai sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ cảm giác (chuyển đổi cảm giác).

- Cảm giác về ánh nắng không được miêu tả bằng các từ chỉ trạng thái vốn có của nó (soi, chiếu, toả) mà được thể hiện bằng từ chảy vốn chỉ cảm giác về trạng thái di chuyển thành dòng của các chất lỏng.

- Tác dụng: Nhờ đó mà ánh nắng được miêu tả một cách cụ thể, sinh động, đầy ấn tượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Bài tập 3: Phân tích tác dụng của dấu chấm lửng.

a) Dấu chấm lửng dùng để tỏ ý còn nhiều tấm gương chưa được liệt kê hết.

b) Dấu chấm lửng được dùng để thể hiện lời nói bỏ dở.

c) Dấu chấm lửng dùng để làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ biểu thị nội dung bất ngờ: ngợp.

d) Có ba dấu chấm lửng:

- Hai dấu chấm lửng đầu tiên được dùng để thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng vì người nói bất ngờ và không đồng tình trước mệnh lệnh vô lí của cấp trên.

- Dấu chấm lửng thứ ba thể hiện lời nói bị bỏ dở.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

GIÁO ÁN WORD BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

GIÁO ÁN WORD BÀI 7: THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TÙY 

GIÁO ÁN WORD BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT MỞ ĐẦU

Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều tiết: Tìm hiểu chung về hình thức, bố cục và các nội dung của cuốn sách

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

BÀI 2: THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ

Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Văn bản 1 - Mẹ
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Văn bản 2 - Ông đồ
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt - Biện pháp tu từ
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Thực hành đọc hiểu - Tiếng gà trưa
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Trả bài - Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 2: Trao đổi về một vấn đề

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3: TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG

Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 3: Thực hành đọc hiểu - Nhật trình sol 6
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 3: Thực hành tiếng việt - Phó từ, số từ
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 3: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 3: Trả bài - Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 3: Thảo luận nhóm về một vấn đề

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 4: Thiên nhiên và con người trong truyện đất rừng phương nam
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 4: Vẻ đẹp của bài thơ tiếng gà trưa
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 4: Thực hành tiếng việt Mở rộng thành phần chính
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 4: Sức hấp dẫn của tác phẩm hai vạn dặm dưới đáy biển
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 4: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Giáo án điện tử ngữ văn 7 cánh diều bài 4: Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 96

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN

 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay