Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
Đề số 01
Câu 1: Câu nào sau đây là câu khẳng định?
A. Tôi thích đọc sách.
B. Tôi không thích đọc sách.
C. Bạn có thích đọc sách không?
D. Hãy đọc sách đi.
Câu 2: Theo bạn, thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm qua truyện "Viên Tướng Trẻ và Con Ngựa Trắng" là gì?
A. Khích lệ tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của thế hệ trẻ.
B. Ca ngợi tài năng và đức độ của các bậc anh hùng dân tộc.
C. Giáo dục lòng tự hào về lịch sử hào hùng của đất nước.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: "Trời hôm nay thật đẹp!"
A. Câu cảm thán, biểu cảm cảm xúc.
B. Câu kể, miêu tả sự vật.
C. Câu hỏi, tìm hiểu thông tin.
D. Câu khiến, ra lệnh.
Câu 4:Vì sao Nguyễn Khuyến lại viết bài thơ "Bạn Đến Chơi Nhà"?
A. Để bày tỏ nỗi nhớ mong bạn bè.
B. Để ghi lại kỷ niệm về một lần bạn đến chơi nhà.
C. Để thể hiện tình cảm chân thành, quý mến dành cho bạn bè.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Từ bài học lịch sử trong “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, em rút ra bài học gì về việc bảo vệ chủ quyền dân tộc ngày nay?
A. Cần phát triển kinh tế để tránh chiến tranh.
B. Cần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù và phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc.
C. Chỉ cần quân đội mạnh là có thể bảo vệ đất nước.
D. Không cần đối ngoại, chỉ cần lo phòng thủ trong nước.
Câu 6: Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí thuộc hồi thứ bao nhiêu?
A. Hồi thứ 12.
B. Một phần hồi thứ 14.
C. Hồi thứ 16.
D. A, B đúng.
Câu 7: Nội dung của Hoàng Lê nhất thống chí là gì?
A. Bức tranh xã hội Việt Nam trong thế kỉ XVIII.
B. Bức tranh xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XIX.
C. Bức tranh xã hội Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX.
D. Bức tranh xã hội Việt Nam cuối những năm của thế kỉ XVII và đầu những năm của thế kỉ XVIII.
Câu 8: Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí có ý nghĩa gì?
A. Vua Lê định thống nhất đất nước.
B. Ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê.
C. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
D. Quyết tâm thống nhất đất nước của vua Lê.
Câu 9: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng được lấy cảm hứng từ sự kiện nào?
A. Cuộc kháng chiến chống quân Minh.
B. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba.
C. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ nhất.
D. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.
Câu 10: Đoạn văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
Lá cờ đại phồng lên như ra lệnh, nổi rõ sáu chữ kiêu kì. Tiếng trống trên núi vang lên, rung cả bầu trời. Cả cánh đồng ầm ầm như vỡ chợ. Viên tướng quay ngựa chạy ra, và quân giặc cũng giạt lại đằng sau. Ầm, ầm, ầm, ầm, cả ngọn núi cao như ập đổ xuống đầu giặc. Những tảng đá lăn trên núi xuống đè bẹp gí những hàng đầu người ngựa. Quân giặc tranh nhau chạy. Ngựa xô vào nhau ngã lổng chổng. Ngựa giẫm lên những tên giặc nằm sóng soài. Ngựa kéo lê những thằng lúng túng chưa gỡ được chân ra khỏi vòng kiềng.
A. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
B. So sánh, điệp ngữ, liệt kê.
C. Điệp ngữ, liệt kê, ẩn dụ.
D. Điệp ngữ, nhân hóa, hoán dụ.
Câu 11: Phân theo mục đích nói thì có những kiểu câu nào?
A. Câu kể, câu hỏi, câu phủ định, câu cảm.
B. Câu hỏi, câu khiến, câu kể, câu cảm.
C. Câu cảm, câu khẳng định, câu khiến, câu hỏi.
D. Câu khiến, câu kể, câu phủ định, câu cảm.
Câu 12: Câu cảm dùng để làm gì?
A. Kể về một hiện tượng, sự việc.
B. Đưa ra yêu cầu đối với một đối tượng cụ thể.
C. Nêu ra thắc mắc nhờ giải đáp.
D. Nêu cảm xúc của người viết.
Câu 13: Những từ ngữ nào thường xuất hiện trong câu phủ định?
A. Chẳng, chưa, không, chả.
B. À, ơi, nhé, nhỉ.
C. Gì, sao, nào, đâu.
D. Đừng, hãy, chớ, nên.
Câu 14: Sự đối lập trong bài thơ Bạn đến chơi nhà được thể hiện như thế nào?
A. Không có người tiếp đón bạn từ xa đến chơi >< Có tình cảm chân thành, sâu sắc.
B. Không có tình cảm, lòng nhiệt thành đón khách >< Có đầy đủ vật chất.
C. A, B đúng.
D. Không có vật chất >< Có tình cảm chân thành, tấm lòng hiếu khách.
Câu 15: Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là?
A. Thơ chữ Hán, câu đối.
B. Thơ về làng quê, thơ trào phúng.
C. Văn xuôi chữ Nôm.
D. Thơ trào phúng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................