Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
Đề số 02
Câu 1: Bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống” mang sắc thái gì?
A. Châm biếm sâu cay.
B. Bi ai và tiếc nuối.
C. Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên.
D. Thể hiện lòng kính trọng.
Câu 2: Câu nào sau đây là câu kể?
A. Hôm nay trời nắng đẹp.
B. Bạn đi đâu đấy?
C. Tôi không đi đâu cả.
D. Hãy đến nhà tôi chơi.
Câu 3: Từ "nồng nhiệt" và "ấm áp" khác nhau về sắc thái nghĩa như thế nào?
A. "Nồng nhiệt" thể hiện mức độ mạnh hơn "ấm áp"
B. "Nồng nhiệt" dùng cho thời tiết, "ấm áp" dùng cho cảm xúc
C. "Nồng nhiệt" là từ tiêu cực, "ấm áp" là từ tích cực
D. Hai từ có nghĩa giống hệt nhau
Câu 4:Trong tác phẩm "Viên tướng trẻ và con ngựa trắng", viên tướng trẻ là ai?
A. Trần Quốc Toản.
B. Trần Bình Trọng.
C. Trần Quang Khải.
D. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Câu 5: Vì sao Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ?
A. Vì ông 3 lần đi thi Hương đều đỗ đầu.
B. Vì ông 3 lần đi thi Đình đều không đỗ.
C. Vì ông đỗ đầu 3 kì thi Hương, Hội, Đình.
D. Vì ông đỗ 3 lần đi thi Hội đều đỗ đầu.
Câu 6: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng Chạp nhằm mục đích gì?
A. Cổ vũ, động viên tinh thần quân sĩ.
B. Để quân sĩ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận.
C. Củng cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Sự hèn nhát, thảm hại của Tôn Sĩ Nghị được miêu tả như thế nào?
A. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy.
B. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, phải nhờ thổ dân dẫn qua đường tắt chạy tháo thân.
C. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, giẫm đạt lên quân chạy thoát thân.
D. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, khi chuồn qua cầu phao thì cầu phao đứt, chết dưới sông.
Câu 8: Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén của Nguyễn Huệ được thể hiện qua những điều gì?
A. Phân tích tình hình thời cuộc.
B. Phân tích tương quan lực lượng giữa ta và địch.
C. Xét đoán người và dùng người.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Nhân vật chính trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là ai?
A. Chiêu Thành Vương.
B. Hoài Văn Hầu.
C. Thiệu Bảo.
D. Chiêu Hoàng.
Câu 10: Nội dung chính tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là gì?
A. Tái hiện hình ảnh người thiếu niên Trần Quốc Toản với lòng yêu nước to lớn nhưng mang tính cách lỗ mãng.
B. Tái hiện lại hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai.
C. Tái hiện hình ảnh người thiếu niên anh hùng Hoài Văn Hầu tuy còn trẻ nhưng lại có tinh thần yêu nước to lớn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
D. Tái hiện lại hình ảnh quân đội nhà Trần hùng mạnh trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
Câu 11: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng được viết theo thể loại gì?
A. Truyền thuyết.
B. Truyện cổ tích.
C. Truyện ngắn.
D. Tiểu thuyết lịch sử.
Câu 12: Câu khiến là câu như thế nào?
A. Hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu; có động từ chỉ điều đối tượng cần thực hiện; kết thúc câu bằng dấu chấm than.
B. Hướng về một đối tượng cụ thể đặt ra thắc mắc; có động từ để hỏi; kết thúc câu bằng dấu chấm than.
C. Nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm than.
D. Kể về một hiện tượng, sự việc; kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu 13: Câu nào dưới đây là câu khiến?
A. U nó không được thế. (Ngô Tất Tố).
B. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài).
C. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu).
D. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố).
Câu 14: Câu sau là kiểu câu gì và có ý nghĩa gì?
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(Nhớ rừng, Thế Lữ)
A. Câu khiến thể hiện cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
B. Câu hỏi thể hiện cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
C. Câu kể về cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
D. Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
Câu 15: Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là gì?
A. So sánh, đối lập.
B. Nhân hóa, đối lập.
C. Liệt kê, đối lập.
D. Liệt kê, ẩn dụ.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................