Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
Đề số 05
Câu 1: Bài thơ “Nam quốc Sơn Hà” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
D. Lục bát
Câu 2:Bài thơ "Qua đèo ngang" được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Bà Huyện Thanh Quan trên đường đi công tác.
B. Bà Huyện Thanh Quan khi về thăm quê.
C. Bà Huyện Thanh Quan khi đi du lịch.
D. Bà Huyện Thanh Quan khi sống ẩn dật.
Câu 3: Trong câu thơ "Rừng xanh núi đỏ, hoa vàng" sử dụng biện pháp đảo ngữ nào?
A. Đảo ngữ chủ ngữ
B. Đảo ngữ vị ngữ
C. Đảo ngữ trạng ngữ
D. Đảo ngữ bổ ngữ
Câu 4: Bộ phim "Mẹ vắng nhà" lấy bối cảnh nào?
A. Chiến tranh Việt Nam
B. Chiến tranh thế giới thứ hai
C. Chiến tranh Triều Tiên
D. Chiến tranh Trung Quốc - Nhật Bản
Câu 5: Thành phần biệt lập là gì?
A. Là thành phần không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp của câu.
B. Là thành phần chính của câu.
C. Là thành phần phụ của câu.
D. Là thành phần bổ sung ý nghĩa cho câu.
Câu 6: Nội dung nào không xuất hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà?
A. Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt.
B. Khẳng định ranh giới lãnh thổ.
C. Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 7: Tuyên ngôn độc lập của một quốc gia có thể hiểu là gì?
A. Là lời khẳng định về bờ cõi quốc gia.
B. Là lời tuyên bố về sự độc lập, không phụ thuộc vào một quốc gia nào khác.
C. Là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm.
D. Là sự khẳng định sức mạnh quân sự, kinh tế, văn hóa của một quốc gia.
Câu 8: Tác phẩm nào sau đây không phải của Bà Huyện Thanh Quan?
A. Thăng Long thành hoài cổ.
B. Qua chùa Trấn Bắc.
C. Chiều hôm nhớ nhà.
D. Long thành cầm giả ca.
Câu 9: Câu thơ sau sử dụng kiểu hoán dụ nào?
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Việt Bắc, Tố Hữu)
A. Lấy bộ phận gọi toàn thể.
B. Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
C. Lấy dấu hiệu của sự vật gọi sự vật.
D. Lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
Câu 10: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
A. Nhân hoá, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.
B. Nhân hóa, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.
C. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.
D. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.
Câu 11: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng ở đâu, hoán dụ cho cái gì và là loại hoán dụ nào?
Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.
(Gửi miền Bắc, Lê Anh Xuân)
A. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
B. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy bộ phận chỉ toàn thể.
C. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.
D. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật.
Câu 12: Ngày hôm sau khi cậu bé Hoài ra đồng để nhìn chú chim bồng chanh thì điều gì đã xảy ra?
A. Nhìn thấy cả nhà chú chim bồng chanh trong tổ.
B. Gặp lại chú chim bồng chanh hôm qua bắt được.
C. Không còn thấy chú chim bồng chanh ở đó nữa.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 13:
Cái lò gạch ở cuối cánh đồng đang phun lửa sáng rực và ánh đèn ô tô ngoài đường cái quét lên nền trời những luồng ánh sáng xanh biếc. Lúc về đường bao giờ cũng ngắn hơn lúc đi, người ta nói thế mà đúng, chỉ một loáng anh em tôi đã đến cổng làng. Từ sân phơi của hợp tác dội đến những âm thanh nghe vui như một đàn ong đang xây tổ. Tôi nghĩ bụng, biết thế này ở nhà mà lăn ra nằm tán dóc với mấy thằng bạn dưới chân một đống rơm nào đó lại hơn. Chuyện lạ đời, thả con bồng chanh đã bắt được ra! Liệu lát nữa kể lại chuyện này chúng nó có tin không? Thế nào cũng có đứa bảo mình là nói điêu cho mà xem. Càng nghĩ tôi càng thấy giận anh Hiền. Ông ấy vẫn có vẻ thanh thản lắm, chẳng bù cho ban nãy, cứ lom khom lom khom, lại còn “xì” cảnh cáo tôi khi tôi trót làm động nữa! Được rồi, đêm mai tôi sẽ có cách, tôi sẽ rủ thêm mấy thằng bạn ra đó, những đứa không làm hỏng việc, mà cũng có thể tôi đi một mình, như thế hành động sẽ mau lẹ hơn!
Câu 13: Câu Từ sân phơi của hợp tác dội đến những âm thanh nghe vui như một đàn ong đang xây tổ sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Điệp ngữ.
Câu 14: Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài dành cho vợ chồng bồng chanh đỏ ở cuối truyện gợi cho chúng ta suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với loài vật?
A. Hãy để chúng sống ở đúng nơi chúng thuộc về.
B. Hãy đưa chúng về nhà nuôi theo ý của mình.
C. Hãy cung cấp cho chúng một môi trường sống đầy đủ.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng-sốt khi gặp bác Phi-líp?
A. Lạnh lùng, căm ghét Phi-líp.
B. Bối rối, lạnh lùng.
C. Chua xót, tê tái.
D. Quằn quại vì hổ thẹn.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................