Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

Đề số 04

Câu 1: Quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm nào?

A. 1786

B. 1788

C. 1789

D. 1792

Câu 2: Câu nào sau đây là câu phủ định?

A. Tôi đã ăn cơm.

B. Tôi chưa ăn cơm.

C. Bạn đã ăn cơm chưa?

D. Hãy ăn cơm đi.

Câu 3: Câu nào dưới đây là câu kể?

A. Bạn đã ăn cơm chưa?

B. Tôi đã hoàn thành bài tập.

C. Bạn có thể giúp tôi không?

D. Đừng làm như vậy!

Câu 4:Đặt một câu phủ định thể hiện sự từ chối một cách lịch sự.

A. Tôi không đồng ý với bạn.

B. Xin lỗi, tôi e rằng tôi không thể giúp bạn lúc này.

C. Tôi không làm được.

D. Không!

Câu 5: Tình huống trớ trêu nào được Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ?

A. Bạn đến chơi nhưng chủ nhà không có gì để tiếp đãi

B. Bạn đến chơi nhưng chủ nhà lại vắng nhà

C. Bạn đến chơi nhưng chủ nhà lại bận việc khác

D. Bạn đến chơi nhưng quên đường về

Câu 6: Ý nào nói đúng nhất về nội dung hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí?

A. Ca ngợi hình tượng anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.

B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.

C. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí nói về sự kiện nào?

A. Quang Trung đại phá quân Thanh.

B. Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên.

C. Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán.

D. Lê Lợi đại phá quân Minh.

Câu 8: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?

A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.

B. Trí tuệ sáng suốt, điều binh khiển tướng tài tình.

C. Tài thao lược, lãnh đạo phi thường.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Nhân vật Chiêu Thành Vương trong tác phẩm là ai?

A. Chú của Hoài Văn.

B. Anh em kết nghĩa của Hoài Văn.

C. Tướng dưới trướng của Hoài Văn.

D. Tướng quân Nguyên.

Câu 10: Đoàn quân của Hoài Văn được khắc họa như thế nào?

A. Lực lượng hùng mạnh, tinh thần quả cảm, sẵn sàng tiến lên chiến đấu.

B. Lực lượng non trẻ, ít ỏi nhưng có tinh thần dũng cảm chiến đấu.

C. Lực lượng đông đảo nhưng non trẻ, ít kinh nghiệm chiến đấu.

D. Lực lượng non trẻ, ít ỏi nhưng có tinh thần quả cảm, đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 11:

          Lúc ấy đã quá trưa sang chiều. Mây mù phủ trên các chòm cây mỏm núi. Nấp trong rừng, Hoài Văn nhìn quân giặc đang lọt thỏm vào thế trận của mình. Bạt ngàn san dã những người và ngựa. Áo xanh, áo đỏ, áo tím, áo đen lốc nhốc. Chúng đều đi hia da thú dữ, đội mũ lông vằn vèo như lông cáo, lông cầy. Những ngọn giáo rất dài nhấp nhô theo vó ngựa. Những bao tên lắc lư trên vai, tua tủa những mũi tên bịt sắt. Chúng lồng lộn tiến, đầu ngựa sau húc vào mông ngựa trước. Hoài Văn nín thở nhìn quân giặc, người chàng run bắn lên. Chàng nghiến chặt răng cố lấy lại bình tĩnh.

Câu 11: Những chi tiết miêu tả quân giặc đang tiến đến trong đoạn trích trên khiến em có hình dung như thế nào về quân giặc?

A. Thưa thớt, ít ỏi nhưng đầy đủ vũ khí.

B. Đông đảo, hùng mạnh, hoàn toàn lấn át quân ta.

C. Đông đảo, hung hăng, dữ tợn, đầy đủ vũ khí.

D. Hoàn toàn yếu thế so với quân ta.

Câu 12: Câu sau là kiểu câu gì và có dấu hiệu nhận biết nào?

Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!

(Mắt sói, Đa-ni-en Pen-nắc)

A. Câu cảm vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.

B. Câu khiến vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.

C. Câu hỏi vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.

D. Câu kể vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.

Câu 13: Câu nào sau đây không phải câu phủ định?

A. Tôi không muốn tham gia vào hoạt động tập thể.

B. Chú chó ấy chẳng những đáng yêu mà còn thông minh nữa.

C. Loài hoa này không có mùi hương.

D. Câu chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì.

Câu 14: Đoạn văn sau có mấy câu kể?

          Tôi cũng hay nói những dự định của tôi. Ước muốn nhiều. Nhưng tôi cũng không rõ chọn cái gì là chủ yếu. Trở thành kĩ sư kiến trúc? Rất hay! Thuyết minh trong rạp chiếu bóng của thiếu nhi, lái xe gấu ở cảng, hay là hát trong đội đồng ca trên một công trường xây dựng…! Tất cả, đều là hạnh phúc. Tôi sẽ hăng say và sáng tạo, như những ngày này, trên cao điểm của chúng tôi, nơi ra đời những ước mơ và khao khát.

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

A. 5 câu.

B. 6 câu.

C. 4 câu.

D. 3 câu.

Câu 15: Một bố cục thông thường của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì?

A. 4 phần: đề, thực, luận, kết.

B. 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp.

C. 2 phần: 4 câu đầu, 4 câu cuối.

D. Tùy ý lí giải của người đọc.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay