Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 10: Giảm phân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10: Giảm phân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10. GIẢM PHÂN

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

  1. Tế bào sinh dưỡng
    B. Tế bào sinh dục chín
    C. Tế bào giao tử
    D. Hợp tử

Câu 2: Trong giảm phân, các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở?

  1. kì giữa I và kì sau I
    B. kì giữa II và kì sau II
    C. cả A và C
    D. kì giữa I và kì giữa II

Câu 3: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân?

  1. kì giữa I
    B. kì đầu I
    C. kì đầu II
    D. kì giữa II

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?

  1. Phân li các NST đơn
    B. Phân li các NST kép, không tách tâm động
    C. Tách tâm động rồi mới phân li
    D. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào

Câu 5: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

  1. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào
    B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào
    C. Mỗi chiếc về một cực tế bào
    D. Đều nằm ở giữa tế bào

         

Câu 6: NST tồn tại trong tế bào ở những kỳ nào trong quá trình giảm phân?

  1. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ cuối I.
  2. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ giữa II.
  3. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ sau I.
  4. Từ kỳ trung gian đến cuối kỳ cuối II.

Câu 7: Trong giảm phân, NST nhân đôi?

  1. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I và 2 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.
  2. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào II.
  3. ở kỳ trung gian của cả 2 lần phân bào.
  4. 1 lần ở kỳ trung gian của lần phân bào I.

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST ở kỳ sau I?

  1. Không đồng đều.
  2. Đồng đều.
  3. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc.
  4. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng.

Câu 9: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có

  1. n NST đơn, dãn xoắn
    B. n NST kép, dãn xoắn
    C. 2n NST đơn, co xoắn
    D. n NST đơn, co xoắn

Câu 10: Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây?

  1. Trao đổi chéo
    B. Tiếp hợp
    C. Nhân đôi
    D. Co xoắn

Câu 11: Hiện tượng tiếp hợp và có thể dẫn tới trao đổi chéo giữa các crô-ma-tít trong cặp NST tương đồng được diễn ra vào giai đoạn?

  1. kì đầu của giảm phân 2
    B. kì đầu của giảm phân 1
    C. ki sau của giảm phân 2
    D. kì sau của giảm phân 1

Câu 12: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là?

  1. Tương tự như quá trình nguyên phân
    B. Thể hiện bản chất giảm phân
    C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì
    D. Có xảy ra tiếp hợp NST
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

  1. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo
    B. Có sự phân chia của tế bào chất
    C. Có sự phân chia nhân
    D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép

Câu 2: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là?

  1. Các NST đều ở trạng thái đơn
    B. Các NST đều ở trạng thái kép
    C. Có sự dãn xoắn của các NST
    D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào

Câu 3: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số NST trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là?

  1. 20.    
  2. 10.    
  3. 40.    
  4. 5.

Câu 4: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

  1. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II
    B. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II
    C. Kì đầu II, kì giữa II
    D. Tất cả các kì

Câu 5: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là

  1. Làm tăng số lượng NST trong tế bào
    B. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học
    C. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
    D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST

Câu 6: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?

(1) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I
(2) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian
(3) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ
(4) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc

Những phương án trả lời đúng là?

  1. (1), (3)
    B. (1), (2)
    C. (1), (2), (3)
  2. (3)

Câu 7: Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là gì?

  1. Đều là hình thức phân bào có thoi phân bào.
  2. Kết quả đều tạo ra 2 tế bào có bộ NST 2n.
  3. Kết quả đều tạo ra 4 tế bào có bộ NST 2n.
  4. Đều là hình thức phân bào của tế bào sinh dưỡng.
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số cromatit trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là?

  1. 5.    
  2. 10.    
  3. 20.    
  4. 40.

Câu 2: Có x tế bào chín sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành?

  1. x
    B. 2x
    C. 4x
    D. 3x

Câu 3: Một loài (2n), khi giảm phân có tối đa bao nhiêu cách sắp xếp NST trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa I?

  1. 2n-1
    B. 2n+k
    C. 2n
    D. 2

Câu 4: Một loài có bộ NST 2n = 16. 5 tế bào đều trải qua giảm phân. Số cromatit trong tế bào ở kỳ sau của giảm phân II là?

  1. 0.    
  2. 32.    
  3. 80.    
  4. 160

Câu 5: Một loài (2n), giảm phân không có trao đổi chéo, tối đa cho bao nhiêu loại giao tử?

  1. 4n
    B. 2n
    C. 3n
    D. 2

Câu 6: Một loài (2n), khi giảm phân có k cặp NST xảy ra trao đổi chéo đơn tại 1 điểm, số loại giao tử tối đa thu được là?

A.2n
B. 2n-k
C. 2n+k
D. 2

Câu 7: Một loài có bộ NST 2n = 42. 2 tế bào đều trải qua giảm phân. Số NST trong tế bào ở kỳ đầu của giảm phân II là?

  1. 42.    
  2. 168.    
  3. 84.    
  4. 160.
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 322 NST đơn?

  1. 2n = 48, tinh tinh
  2. 2n = 46, người
  3. 2n = 24, lúa nước
  4. 2n = 8, ruồi giấm

Câu 2: Bộ NST lưỡng bội của gà là 2n = 78. Tổng số tế bào sinh tinh và sinh trứng là 66. Số lượng NST đơn có trong các tinh trùng được tạo ra nhiều hơn số lượng NST đơn có trong các trứng là 9906. Các trứng sinh ra đều được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu các tế bào sinh tinh và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ 1 tế bào mầm đực và 1 tế bào mầm cái thì mỗi tế bào dã trải qua mấy đợt nguyên phân?

  1. 4 và 2
  2. 5 và 4
  3. 6 và 1
  4. 7 và 3

Câu 3: Sau quá trình kết hợp giữa các giao tử ta thu được 8 hợp tử (giả sử các giao tử đều tham gia thụ tinh). Số noãn bào và tinh bào tham gia giảm phân là?

  1. 8;8
  2. 8, 4
  3. 4; 2
  4. 8; 2

Câu 4: Trong ống dẫn sinh dục có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2480 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2560 NST đơn. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% đã hình thành nên 128 hợp tử. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?

  1. 10
  2. 8
  3. 14
  4. 24

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay