Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Nguyên phân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9. NGUYÊN PHÂN

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Cơ thể lớn lên nhờ quá trình

  1. hấp thụ chất dinh dưỡng.
  2. phân bào.
  3. trao đối chất và năng lượng.
  4. vận động.

Câu 2: NST kép là?

  1. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc.
  2. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
  3. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ.
  4. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động.

Câu 3: Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?

  1. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
  2. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.
  3. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.
  4. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.

Câu 4: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ?

  1. Sự nhân đôi của tế bào chất.
  2. Sự nhân đôi của NST đơn.
  3. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.
  4. Sự nhân đôi của ADN.

Câu 5: Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là?

  1. n (kép)
  2. 2n (kép).
  3. 2n (đơn).
  4. n (đơn).

         

Câu 6: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân?

  1. Kì đầu
  2. Kì sau
  3. Kì giữa
  4. Kì cuối

Câu 7: Trong quá trình nguyên phân. sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào?

  1. Kỳ trung gian
  2. Kỳ đầu
  3. Kỳ giữa
  4. Kỳ sau

Câu 8: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là?

  1. Lưỡng bội ở trạng thái kép
  2. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
  3. Đơn bội ở trạng thái đơn
  4. Đơn bội ở trạng thái kép

Câu 9: Quá trình nguyên phân xảy ra ở đâu?

  1. Tế bào sinh dục sơ khai
  2. Tế bào sinh dưỡng
  3. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 10: Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

  1. 1 hàng
  2. 2 hàng
  3. 3 hàng
  4. 4 hàng

Câu 11: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?

  1. Đóng xoắn cực đại
  2. Dãn xoắn
  3. Bắt đầu đóng xoắn
  4. Bắt đầu tháo xoắn

Câu 12: Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân, có bộ NST như thế nào sao với tế bào mẹ?

  1. Giống hoàn toàn mẹ
  2. Giảm đi một nửa so với mẹ
  3. Gấp đôi so với mẹ
  4. Gấp ba lần so với mẹ
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?

  1. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.
  2. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
  3. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.
  4. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.

Câu 2: Cơ chế nào đã đảm bảo tính ổn định của bộ NST trong quá trình nguyên phân?

  1. Sự tự nhân đôi của NST xảy ra trong nhân ở kỳ trung gian.
  2. Sự phân li đồng đều của các NST đơn trong từng NST kép về hai tế bào con.
  3. Sự phân li đồng đều của các NST kép về hai tế bào con.
  4. Cả A và B.

Câu 3: Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào?

  1. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối.
  2. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.
  3. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối.
  4. NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa.

Câu 4: Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là?

  1. 14.
  2. 28.
  3. 7.
  4. 42.

Câu 5: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?

  1. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.
  2. Kỳ trung gian, kỳ đầu.
  3. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.
  4. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.

Câu 6: Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?

  1. Nguyên phân.
  2. Giảm phân.
  3. Thụ tinh.
  4. Phát sinh giao tử.

Câu 7: Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc

điểm gì?

  1. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
  2. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
  3. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
  4. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Một tế bào soma ở ruồi giấm 2n = 8 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST, số cromatit và số tâm động có trong tế bào vào kỳ sau lần lượt là?

  1. 8, 0 và 16.
  2. 8, 8 và 8.
  3. 16, 0 và 16.
  4. 16, 16 và 16.

Câu 2: Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 cromatit. Loài đó có tên là?

  1. Người
  2. Đậu Hà Lan
  3. Ruồi giấm
  4. Lúa nước

Câu 3: 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là?

  1. 96.
  2. 16.
  3. 64.
  4. 896.

Câu 4: Có 5 tế bào nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu?
A. 186 tế bào

  1. 180 tế bào
  2. 200 tế bào
  3. 160 tế bào

Câu 5: 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số NST đơn môi trường cung cấp?

  1. 42.
  2. 756.
  3. 1728.
  4. 18.

Câu 6: Một tế bào sinh dưỡng có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp. Tính số tế bào con được tạo ra khi kết thúc quá trình là ?

  1. 24 tế bào
  2. 36 tế bào
  3. 32 tế bào
  4. 28 tế bào

Câu 7: Có 7 hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần. Tính số tế bào con được tạo ra ?

  1. 61 tế bào
  2. 21 tế bào
  3. 66 tế bào
  4. 56 tế bào
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm (2n = 8) tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên?

  1. 3 đợt
  2. 6 đợt
  3. 5 đợt
  4. 4 đợt

Câu 2: Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đòi hỏi môi trường cung cấp 240 NST đơn. Số NST đơn trong 1 giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. Xác định bộ NST 2n của loài?

  1. 2n = 24
  2. 2n = 32
  3. 2n = 16
  4. 2n = 12

Câu 3: Xét 5 tế bào của một loài có bộ NST 2n = 6 đều nguyên phân với số lần bằng nhau đã cần môi trường nội bào cung cấp 30 690 NST đơn. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào nói trên?

  1. 12.
  2. 20.
  3. 15.
  4. 10.

Câu 4: Xét 3 tế bào cùng loài đều nguyên phân bốn đợt bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp 720 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài trên bằng bao nhiêu?

  1. 8.
  2. 16.
  3. 32.
  4. 4

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay