Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Sinh học 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 24. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tiếp theo)
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (12 câu)
Câu 1: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có?
- Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
- Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
- Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó
- Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó
Câu 2: Thể đa bội không tìm thấy ở?
- Đậu Hà Lan
- Cà độc dược
- Rau muống
- Người
Câu 3: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện thể đa bội là?
- Do rối loạn cơ chế phân li của tất cả các cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.
- Do NST nhân đôi không bình thường.
- Do sự phá huỷ thoi vô sắc trong phân bào.
- Do sự rối loạn phân chia tế bào chất.
Câu 4: Đột biến đa bội là dạng đột biến?
- NST thay đổi về cấu trúc.
- Bộ NST thiếu 1 vài NST.
- Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n.
- Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n.
Câu 5: Thể tam bội thường bất thụ vì?
- xác suất để tạo ra giao tử hữu thụ là rất thấp.
- khi giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác.
- xác suất để tạo ra giao tử hữu thụ là rất thấp.
- thiếu các cơ quan sinh sản.
Câu 6: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?
- Sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh
- Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính
- Năng suất cao, phẩm chất tốt
- Rất ít gặp ở động vật
Câu 7: Tự đa bội là?
- là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài, gồm các thể đa bội lẻ 3n, 5n, 7n...và các thể đa bội chẵn 4n, 6n, 8n...
- là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài, gồm các thể đa bội lẻ 3n, 5n, 7n
- là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài, gồm các thể đa bội chẵn 4n, 6n, 8n...
- không có đáp án đúng
Câu 8: Dị đa bội là?
- là hiện tượng cả hai bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào
- là hiện tượng cả hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào
- là hiện tượng cả ba bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào
- là hiện tượng cả ba bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào
Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng?
- Thể tam bội có bộ NST chứa các cặp tương đồng.
- Số lượng ADN trong thể tam không thay đổi.
- Số lượng NST tăng dẫn tới sự tăng kích thước tế bào, cơ quan.
- Cả A và B.
Câu 10: Thể song nhị bội là?
- cơ thể mà trong tế bào có 2 bộ NST 2n của 2 loài khác nhau, hình thành từ lai xa và đã qua đa bội hoá hoặc lai tế bào sinh dưỡng khác loài.
- cơ thể mà trong tế bào có 1 bộ NST 2n của 2 loài khác nhau, hình thành từ lai xa và đã qua đa bội hoá hoặc lai tế bào sinh dưỡng khác loài.
- cơ thể mà trong tế bào có 3 bộ NST 2n của 2 loài khác nhau, hình thành từ lai xa và đã qua đa bội hoá hoặc lai tế bào sinh dưỡng khác loài.
- cơ thể mà trong tế bào có 2 bộ NST 2n của 1 loài khác nhau, hình thành từ lai xa và đã qua đa bội hoá hoặc lai tế bào sinh dưỡng khác loài.
Câu 11: Đột biến đa bội cho số lượng NST nhiều hơn bộ NST bình thường của loài. Đúng hay sai?
- Sai, bằng nhau
- Đúng
- Sai, ít hơn
- Không kết luận được
Câu 12: Nguyên nhân khiến quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ?
- Tế bào của thể nhị bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội
- Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội
- Tế bào của thể đa bội có hàm lượng protein tăng gấp bội
- Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN giảm gấp bội
- THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào?
- tạo giống cây trồng cho cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt.
- bảo tồn nguồn gen quý.
- tạo giống cây thu hoạch được sớm.
- gây chết hàng loạt các loài có hại.
Câu 2: Thể đa bội có thể nhận biết bằng phương pháp nào?
- Đếm số lượng NST trong tế bào trên tiêu bản dưới kính hiển vi.
- Nhận biết bằng mắt thường.
- Tách chiết ADN.
- Cả A và B.
Câu 3: Chọn các nhận định không đúng khi nói về sự thay đổi số lượng NST của đột biến đa bội?
- Số NST trong tế bào sinh dưỡng gấp 1,5 lần so với bộ NST lượng bội.
- Số NST trong tế bào sinh dưỡng thêm n – 1 NST.
- Số NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội số của n.
- Số NST trong tế bào sinh dưỡng là 3n.
- 1 và 2.
- 1, 2 và 4.
- 1 và 4.
- 1, 3 và 4.
Câu 4: Số lượng NST trong tế bào của thể 3n ở đậu Hà Lan là?
- 14
- 21
- 28
- 35
Câu 5: Ngô có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng?
- Thể 3 nhiễm của Ngô có 19 NST
- Thể 1 nhiễm của Ngô có 21 NST
- Thể 3n của Ngô có 30 NST
- Thể 4n của Ngô có 38 NST
Câu 6: Đặc điểm của thực vật đa bội là?
- Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội
- Tốc độ phát triển chậm
- Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu
- Ở cây trồng thường làm giảm năng suất
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm của thể tứ bội là?
- Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng thêm 2 NST.
- Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng số lượng NST gấp ba.
- Tế bào và các bộ phận to hơn, sinh trưởng tốt, chống chịu được với điều kiện bất lợi.
- Sinh sản nhanh.
- 1, 2 và 4.
- 2, 3 và 4.
- 1 và 3.
- 2 và 4.
- VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Hoá chất sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng là?
- Axit phôtphoric
- Axit sunfuric
- Cônsixin
D.Cả 3 loại hoá chất trên
Câu 2: Sự không phân ly của bộ NST 2n trong tế bào ở đỉnh sinh trưởng có thể tạo nên?
- A. Cành đa bội lệch
- B. thể bốn nhiễm
- C. cành tứ bội trên cây lưỡng bội
- D. thể tứ bội
Câu 3: Cây ba nhiễm (thể ba) có kiểu gen AaaBb giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết, tỷ lệ giao tử có kiểu gen AB là?
- A. 1/12
- B. 1/4
- C. 1/8
- D. 1/6
Câu 4: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quả vàng. Khi cho các cây dị hợp Aa giao phấn với nhau, muốn trong quần thể xuất hiện kiểu gen AAaa người ta có thể sử dụng phương pháp nào?
- Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.
- Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.
- Giao phấn với cây có kiểu gen AA và aa.
- Cả A và B.
Câu 5: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể?
- 3 nhiễm
- Tam bội (3n)
- Tứ bội (4n)
- Dị bội (2n -1)
Câu 6: Con người có thể tạo ra thể tứ bội bằng cách nào trong các cách dưới đây?
- Cho các cá thể tứ bội sinh sản dinh dưỡng hay sinh sản hữu tính.
- Giao phối giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội.
- Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.
- Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.
Số phương án đúng là?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 7: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ?
- A. 1/4
- B. 1/8
- C. 2/9
- D. 1/2
- VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa x AAAa.
(2) Aaaa x Aaaa.
(3) AAaa x AAAa.
(4) AAaa x Aaaa.
Đáp án đúng là?
- A. (3), (4).
- B. (1), (2)
- C. (2), (3)
- D. (1), (4).
Câu 2: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là?
- A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
- B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
- C. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
- D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
Câu 3: Bộ NST 2n ở ruồi giấm được kí hiệu AaBbDdXY.Viết kí hiệu bộ NST của các tế bào con có thể được tạo thành nếu xảy ra sự rối loạn phân li ở cặp Dd trong quá trình nguyên phân?
- A.
- B. AaBbDDddXY, AaBbXY hoặc AaBbDDXY, AaBbddXY.
- C. AaBbDDdXY, AaBbdXY hoặc AaBbDddXY, AaBbDXY
- D. tất cả các đáp án
Câu 4: Ở lúa, cho lai giữa hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa đời F. xuất hiện một cây có kiểu gen AAa. Kết quả phân tích hóa sinh cho thấy hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng của cây này gấp. Muốn tạo giống lúa có năng suất cao, liệu chúng ta có thể sử dụng chất côsixin là tác nhân gây đột biến được không? Vì sao?
1,5 lần so với tế bào sinh dưỡng ở cây lưỡng bội 2n.
- A. Có thể dùng cônsixin để gây đột biến thể đa bội ở lúa, vì cônsixin là tác nhân gây đột biến thể đa bội. Lúa là cây lấy hạt nên dễ dàng có thể tạo giống đa bội.
- B. Không thể dùng cônsixin để gây đột biến thể đa bội ở lúa, vì cônsixin là tác nhân gây đột biến thể đa bội. Lúa là cây lấy hạt nên không thể tạo giống đa bội, vì cây đa bội thường giảm khả năng sinh sản hoặc bất thụ nhất là thể tam bội quả không cho hạt.
- C. Không thể dùng cônsixin để gây đột biến thể đa bội ở lúa, vì cônsixin là tác nhân gây đột biến thể đa bội. Lúa là cây lấy hạt nên có thể tạo giống tam bội, vì cây đa bội thường giảm khả năng sinh sản hoặc bất thụ nhất là thể tam bội quả
không cho hạt.
- D. Tất cả đều sai