Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 25: Thường biến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: Thường biến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 25. THƯỜNG BIẾN

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1:  Nguyên nhân gây ra thường biến là?

  1. Tác động trực tiếp của môi trường sống.
  2. Biến đổi đột ngột trên phân tử AND.
  3. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST.
  4. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen.

Câu 2: Thường biến là?

  1. Sự biến đổi xảy ra trên NST .
  2. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.
  3. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.
  4. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Câu 3: Thường biến xảy ra mang tính chất?

  1. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
  2. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.
  3. Riêng lẻ, cá thể và không xác định.
  4. Chỉ đôi lúc mới di truyền.

Câu 4: Ý nghĩa của thường biến là?

  1. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật.
  2. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn.
  3. Cả 3 ý nghĩa đã nêu.
  4. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.

Câu 5: Biến dị nào sau đây không di truyền được? 

  1. Thường biến
  2. Đột biến NST
  3. Đột biến gen
  4. Biến dị tổ hợp

     

Câu 6: Thường biến có thể xảy ra khi?

  1. cơ thể trưởng thành cho đến lúc chết.
  2. cơ thể còn non cho đến lúc chết.
  3. mới là hợp tử.
  4. còn là bào thai.

Câu 7: Một trong những đặc điểm của thường biến là?

  1. Biến đổi kiểu hình không liên quan đến kiểu gen
  2. Biến đổi kiểu hình do đột biến
  3. Biến đổi kiểu gen dẫn đến biến đổi đồng loạt về kiểu hình
  4. Biến đổi kiểu gen dưới tác động của môi trường

Câu 8: Thế nào là mức phản ứng? 

  1. Là khả năng của sinh vật có thể chống chịu được các điều kiện bất lợi trong một giới hạn nào đó
  2. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen (một gen hay nhóm gen) trước các môi trường khác nhau
  3. Là sự biểu hiện kiểu hình của một gen xác định
  4. Cả A và B

Câu 9:  Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

  1. số lượng quả trên cây của một giống cây trồng.
  2. số hạt trên bông của một giống lúa.
  3. số lợn con trong một lứa đẻ của một giống lợn.
  4. tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa.

Câu 10: Kiểu hình là kết quả của?

  1. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
  2. Sự tương tác giữa kiểu hình và môi trường
  3. Sự tương tác giữa môi trường và đất đai
  4. Sự tương tác giữa kĩ thuật và chăm sóc

Câu 11: Mức phản ứng do yếu tố nào quy định?

  1. Kiểu hình của cơ thể
  2. Kiểu gen của cơ thể
  3. Điều kiện môi trường
  4. Thời kì sinh trưởng và phát triển

Câu 12: Thường biến thuộc loại biến dị không di truyền vì?

  1. phát sinh trong đời sống của cá thể.
  2. không biến đổi kiểu gen.
  3. do tác động của môi trường.
  4. không biến đổi các mô, cơ quan.
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến?

  1. Xảy ra đồng loạt và xác định.
  2. Biểu hiên trên cơ thể khi phát sinh.
  3. Kiểu hình của cơ thể thay đổi.
  4. Do tác động của môi trường sống.

Câu 2: Biểu hiện dưới đây là của thường biến?

  1. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21.
  2. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người.
  3. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X.
  4. Sự biến đổi màu hoa theo pH đất

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng? 

  1. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường
  2. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen 
  3. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
  4. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chứ không truyền tính trạng có sẵn

Câu 4: Nội dung nào sau đây không đúng?

  1. Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến.
  2. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.
  3. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.
  4. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 5: Các biến dị nào sau đây không là thường biến?

  1. Cùng 1 giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tăng trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc.
  2. Củ su hào nhỏ do sâu bệnh
  3. Xuất hiện bệnh loạn sắc ở người.
  4. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm.

Câu 6: Những đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến là?

  1. thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định.
  2. thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật.
  3. thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình.
  4. thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được.
  5. thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính.
  6. 1, 2 và 4.    
  7. 1, 2 và 3.   
  8. 2 và 3.   
  9. 1 và 2.

Câu 7: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là?

  1. các biện pháp và kỹ thuật sản xuất.
  2. một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng
  3. năng suất thu được.
  4. điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng.
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Biến dị nào sau đây không phải là thường biến?

  1. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người.
  2. Cây rụng lá vào mùa đông.
  3. Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu.
  4. Lá hoa súng trong điều kiện ngập dưới nước lá nhỏ và nhọn, còn lá nổi trên mặt nước to và tròn.
  5. Bệnh mù màu ở người.
  6. 1, 3 và 5.    
  7. 2 và 3.     
  8. 1 và 5.    
  9. 3.

Câu 2: Đâu là ví dụ cảu thường biến?

  1. A. Cây lúa khi có nhiều nước sẽ lá xanh và cây tăng trưởng, còn khi khô hạn thì thân cây nhỏ, lá dần ngả màu vàng và kém tăng trưởng hơn
  2. B. Cây hoa súng trồng ngập dưới nước nhỏ và nhọn, nổi trên mặt nước lá to và tròn
  3. C. Tất cả đáp án đều đúng
  4. D. Cây rau muống khi trồng ở nơi nhiều nước thì thân cây to, lá xanh mơn mởn, còn khi trồng ở nơi ít nước thì lá cây hơi ngả vàng và thân cây nhỏ

Câu 3: Ví dụ về mức phản ứng là?

  1. Tắc kè hoa trên lá cây da có hoa văn màu xanh lá cây, trên đá có màu của rêu đá.
  2. Nổi da gà khi trời lạnh.
  3. Bệnh mù màu.
  4. Ở thỏ, tại đầu mút cơ thể có màu lông đen, những vị trí khác có màu trắng.

Câu 4: Trong việc tăng suất cây trồng, yếu tố nào là quan trọng hơn?

  1. Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi .
  2. Giống cây trồng và vật nuôi .
  3. Điều kiện khí hậu.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào?

  1. Hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn
  2. Hàm lượng phêninalanin có trong máu
  3. Khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin
  4. Khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não

Câu 6: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào?

  1. nhiệt độ môi trường
  2. cường độ ánh sáng
  3. độ pH của đất
  4. hàm lượng phân bón

Câu 7: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?

  1. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân
  2. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng
  3. Nhiệt độ thấp enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được mêlanin làm lông đen
  4. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Tính chất di truyền của thường biến ở thực vật có thể được khảo sát và đánh giá như thế nào?

  1. Bằng cách xác định các đặc điểm hình thái, sinh lý và di truyền của cây trồng.
  2. Bằng cách phân tích cấu trúc của DNA và RNA của thực vật.
  3. Bằng cách nghiên cứu tần suất và mức độ thường biến trong quá trình sinh sản thực vật.
  4. Bằng cách đo lường sự phát triển và sản xuất của cây trồng trong điều kiện thường biến và điều kiện bình thường.

Câu 2: Tần suất và mức độ thường biến ở thực vật bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gì và cơ chế diễn ra ra sao?

  1. Những yếu tố ảnh hưởng bao gồm độ kiềm, độ axit và cường độ tác nhân gây độc tố. Cơ chế diễn ra là sự thay đổi di truyền do sự lai ghép giữa các loài thực vật khác nhau.
  2. Những yếu tố ảnh hưởng bao gồm độ cao, độ sâu của môi trường sống và các tác nhân gây độc tố. Cơ chế diễn ra là sự thay đổi di truyền do tác động của môi trường.
  3. Những yếu tố ảnh hưởng bao gồm thời gian, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và sự tác động của tác nhân di truyền bên ngoài. Cơ chế diễn ra là sự thay đổi di truyền ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản thực vật.
  4. Những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến tần suất và mức độ thường biến ở thực vật, nhưng cơ chế diễn ra chủ yếu do tác động của môi trường.

Câu 3: Thường biến ở thực vật có thể được sử dụng như một công cụ trong nghiên cứu và ứng dụng đưa ra giải pháp gì?

  1. Nghiên cứu và tạo ra các loại cây trồng mới có khả năng chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  2. Tạo ra các loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng và chất lượng cao hơn.
  3. Tạo ra các loại cây trồng có khả năng chống lại sâu bệnh và các tác nhân gây hại khác.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 4: Trong việc giảm thiểu tần suất và mức độ thường biến ở thực vật, các nhà khoa học thường sử dụng phương pháp nào để chọn lọc những giống cây trồng mới?

  1. Chọn lọc các giống cây có khả năng chịu được các yếu tố môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như sự thiếu nước hoặc đất nghèo dinh dưỡng.
  2. Tất cả đều đúng.
  3. Lựa chọn các giống cây có khả năng chống lại sâu bệnh và các tác nhân gây hại khác.
  4. Sử dụng các kỹ thuật phân tích gen để tìm ra các biến thể gen mới có khả năng tăng cường sự chịu đựng của cây trồng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay