Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 36: Các phương pháp chọn lọc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 36. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là?

  1. Làm nâng cao năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng
  2. Phục hồi các giống đã thoái hóa, tạo ra giống mới hoặc cải tạo giống cũ
  3. Tạo ra giống mới góp phần phát triển chăn nuôi, trồng trọt
  4. Là một biện pháp quan trọng đầu tiên không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp

Câu 2: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là?

  1. Ứng dụng có hiệu quả trên tất cả các đối tượng vật nuôi, cây trồng
  2. Nhanh tạo ra kết quả và kết quả luôn ổn định
  3. Chỉ áp dụng một lần trên mọi đối tượng sinh vật
  4. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi

Câu 3: Kết quả của chọn lọc hàng loạt là?

  1. Kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến mức độ nào đó rồi dừng lại
  2. Kết quả luôn cao và ổn định
  3. Kết quả nhanh xuất hiện và ổn định
  4. Kết quả chậm xuất hiện và ổn định

Câu 4: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là?

  1. Đơn giản, dễ tiến hành và ít tốn kém
  2. Có thể áp dụng rộng rãi
  3. Chỉ cần tiến hành một lần đã tạo ra hiệu quả
  4. Kết hợp được đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen

Câu 5: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là?

  1. Chỉ dựa vào kiểu hình, thiếu kiểm tra kiểu gen
  2. Không có hiệu quả khi áp dụng trên vật nuôi
  3. Không có hiệu quả trên cây tự thụ phấn
  4. Đòi hỏi phải theo dõi công phu và chặt chẽ

   

Câu 6: Chọn lọc cá thể là gì?

  1. Dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống
  2. Chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên riêng rẽ thành từng dòng , kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể, chọn cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống
  3. Chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên riêng rẽ thành từng dòng , không kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể, chọn cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống
  4. Chọn lấy một số ít cá thể tốt, trộn lẫn lộn các hạt giống với nhau rồi gieo trồng vụ sau

Câu 7: Chọn lọc hàng loạt là gì?

  1. Dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống
  2. Dựa trên kiểu hình chọn một số ít cá thể tốt đem kiểm tra kiểu gen để chọn những cá thể phù hợp với mục tiêu chon lọc để làm giống
  3. Dựa trên kiểu gen chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống
  4. Phát hiện và loại bỏ các cá thể có kiểu gen và kiểu hình không phù hợp


Câu 8: Trong chọn lọc hàng loạt, người ta dựa vào đặc điểm nào để chọn các tính trạng đáp ứng mục tiêu chọn giống?

  1. Kiểu hình chọn từ một cá thể
  2. Kiểu hình chọn từ trong một nhóm cá thể
  3. Kiểu gen chọn từ một nhóm cá thể
  4. Kiểu hình và kiểu gen chọn từ một cá thể

Câu 9: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là?

  1. Ứng dụng không có hiệu quả trên cây trồng
  2. Ứng dụng có hiệu quả trên cây trồng nhưng không có hiệu quả trên vật nuôi
  3. Hiệu quả thu được thấp hơn so với chọn lọc hàng loạt
  4. Công phu, tốn kém nên khó áp dụng rộng rãi

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai về đặc điểm của chọn lọc hàng loạt?

  1. Chọn lọc hàng loạt chỉ được áp dụng ở thực vật.
  2. Chọn lọc hàng loạt thường chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.
  3. Chọn lọc hàng loạt có nhược điểm là chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình.
  4. Phương pháp chon lọc hàng loạt đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.

Câu 11: Phương pháp chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng được gọi là gì?

  1. Chọn lọc hàng loạt.
  2. Chọn lọc cá thể.
  3. Chọn lọc chủ định.
  4. Đáp án khác.

Câu 12: Chọn lọc cá thể thích hợp với đối tượng nào?

  1. Động vật ngẫu phối.
  2. Động vật giao phối gần.
  3. Cây tự thụ phấn.
  4. Cả động vật và thực vật.
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống lúa của một số nông dân

- Gieo trồng giống khởi đầu

- Chọn những cây ưu tú để làm giống cho vụ sau

- Hạt của mỗi cây được gieo trồng riêng thành từng dòng

- So sánh năng suất, chất lượng của các dòng với nhau, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn ra dòng tốt nhất

Các thao tác nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

  1. Chọn lọc cá thể
  2. Chọn lọc hàng loạt một lần
  3. Chọn lọc hàng loạt hai lần
  4. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

Câu 2: Trong thực tế chọn giống, người ta thường áp dụng các phương pháp chọn lọc cơ bản nào sau đây?

  1. Chọn lọc tư nhiên, chọn lọc cá thể
  2. Chọn lọc nhân tạo, chọn lọc cá thể
  3. Chọn lọc nhân tạo, chọn lọc hàng loạt
  4. Chọn lọc cá thể, chọn lọc hàng loạt

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không có ở chọn lọc hàng loạt?

  1. Con cháu của các cá thể chọn giữ lại được nhân lên theo từng dòng riêng rẽ
  2. Có thể tiến hành chọn lọc một lần hay nhiều lần
  3. Có sự đánh giá kiểu hình ở đời con
  4. Thực hiện đối với cây tự thụ phấn và cây giao phấn

Câu 4: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống lúa của một số nông dân

- Gieo trồng giống khởi đầu

- Chọn những cây ưu tú và hạt thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau

- Gieo trồng các hạt giống được chọn

- So sánh năng suất và chất lượng của giống được chọn với giống khởi đầu và giống đối chứng

Các thao tác nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

  1. Chọn lọc cá thể
  2. Chọn lọc hàng loạt một lần
  3. Chọn lọc hàng loạt hai lần
  4. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần

Câu 5: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chọn lọc nào có hiệu quả nhất?

  1. Chọn lọc hàng loạt một lần
  2. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần
  3. Chọn lọc cá thể, kiểm tra đực giống qua đời con
  4. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần, chọn lọc cá thể

Câu 6: Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là?

  1. Tất cả các đặc điểm dưới
  2. Chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu.
  3. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.
  4. Chỉ chọn lọc dựa trên kiểu hình.

Câu 7: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống cải củ

- Gieo trồng giống khởi đầu vụ 1

- Chọn hạt của những cây ưu tú để làm giống cho vụ 2

- Gieo trồng các hạt giống được chọn ở vụ 1

- Chọn hạt của những cây ưu tú để làm giống cho vụ 3

- Gieo trồng các hạt giống được chọn ở vụ 2

- So sánh năng suất và chất lượng của giống được chọn ở vụ 2 với giống khởi đầu và giống đối chứng

Các phương pháp nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

  1. Chọn lọc cá thể
  2. Chọn lọc hàng loạt 1 lần
  3. Chọn lọc hàng loạt 2 lần
  4. Chọn lọc hàng loạt 3 lần
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Trong chăn nuôi vịt đẻ trứng, người ta chọn trong đàn những con cái có đặc điểm?

  1. Đầu to, cổ ngắn, phía sau của thân nở
  2. Chân thấp, ăn nhiều, tăng trọng nhanh
  3. Đầu nhỏ, cổ dài, phía sau của thân nở
  4. Cổ dài, đầu to, chân nhỏ, thân ngắn

Câu 2: Ở giống lúa B thuần chủng được tạo ra từ lâu, có sai khác rõ rệt giữa các cá thể về độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng. Hỏi cần áp dụng phương pháp chọn lọc nào để khôi phục lại 2 đặc điểm tốt của giống lúa trên? 

  1. Chọn lọc hàng loạt một lần
  2. Chọn lọc cá thể
  3. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần
  4. Chọn lọc hàng loạt một lần và chọn lọc cá thể

Câu 3: Ở giống lúa A thuần chủng được tạo ra từ lâu, mới bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng. Hỏi cần áp dụng phương pháp chọn lọc nào để khôi phục lại 2 đặc điểm tốt của giống lúa trên?

  1. Chọn lọc hàng loạt một lần
  2. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần
  3. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần và chọn lọc cá thể
  4. Chọn lọc cá thể

Câu 4: Nông dân duy trì chất lượng giống lúa bằng cách chọn các cây tốt có bông và hạt tốt thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau. Đó là phương pháp chọn lọc nào?

  1. Chọn lọc nhân tạo
  2. Chọn lọc tự nhiên
  3. Chọn lọc cá thể
  4. Chọn lọc hàng loạt

Câu 5: Sơ đồ sau thể hiện phương pháp chọn lọc giống nào?

  1. Chọn lọc cá thể một lần.
  2. Chọn lọc hàng loạt hai lần.
  3. Chọn lọc hàng loạt một lần.
  4. Chọn lọc cá thể hai lần.

Câu 6: Phương pháp chọn lọc theo đánh giá của chuyên gia, trong đó các chuyên gia xác định những đặc tính cần thiết cho giống, được gọi là gì?

  1. Chọn lọc bằng cách kiểm tra gen
  2. Chọn lọc bằng cách tạo ra đột biến
  3. Chọn lọc bằng cách đánh giá của chuyên gia
  4. Chọn lọc bằng cách chọn những cá thể tốt nhất

Câu 7: Trong phương pháp chọn lọc giống bằng phương pháp chọn lọc địa lý, người ta tìm kiếm những giống thích nghi với điều kiện môi trường nào?

  1. Môi trường khí hậu khô hạn
  2. Môi trường đầm lầy nước ngọt
  3. Môi trường có độ kiềm cao
  4. Môi trường cao độ
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Trong phương pháp chọn lọc sử dụng máy móc kiểm tra gen để tìm ra những cá thể tốt nhất, điều gì sẽ xảy ra nếu ta chỉ chọn những cá thể có gen giống nhau?

  1. Tích lũy sự đột biến
  2. Giảm độ đa dạng gen
  3. Tăng độ đa dạng gen
  4. Không có ảnh hưởng

Câu 2: Phương pháp chọn lọc giống theo phản ứng của thị trường thường được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nhưng có thể áp dụng được cho ngành công nghiệp nào?

  1. Công nghiệp ô tô
  2. Công nghiệp điện tử
  3. Công nghiệp dược phẩm
  4. Công nghiệp dệt may

Câu 3: Phương pháp chọn lọc theo phản ứng của thị trường, trong đó những giống được yêu cầu nhiều sẽ được sản xuất nhiều hơn, được gọi là gì?

  1. Chọn lọc tự nhiên
  2. Chọn lọc nhân tạo
  3. Chọn lọc địa lý
  4. Chọn lọc theo thị trường

Câu 4: Phương pháp chọn lọc giống bằng cách tạo ra đột biến như thế nào có thể gây hại đến sức khỏe của người sử dụng sản phẩm nông nghiệp?

  1. Tích lũy chất độc trong cây trồng
  2. Gây ra kháng thuốc
  3. Giảm độ chịu đựng của cây trồng
  4. Gây ra dị tật trong cây trồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay