Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 42. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?

  1. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.
  2. Làm thay đổi những đặc điềm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.
  3. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.
  4. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.

Câu 2: Hoạt động nào dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng?

  1. Hô hấp.                                       
  2. Quang hợp.
  3. Thoát hơi nước.
  4. Cả 3 hoạt động trên.

Câu 3: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?

  1. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.
  2. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt.
  3. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm.
  4. Phiến lá hẹp. mòng, màu xanh sẫm.

Câu 4: Loài thực vật nào dưới đây thuộc nhóm ưa sáng?

  1. Cây lúa.
  2. Cây ngô.
  3. Cây phi lao.
  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5: Đâu là vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật?

  1. Nhận biết các vật.
  2. Định hướng di chuyển trong không gian.
  3. Kiếm mồi.
  4. Sinh sản.

Câu 6: Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng thành 2 nhóm động vật là?

  1. nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối.
  2. nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối.
  3. nhóm động vật ưa sáng và nhóm kị tối.
  4. nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối.

Câu 7: Các loài thú nào sau đây hoạt động vào ban đêm?

  1. Dơi, chồn, sóc.
  2. Trâu, bò, dơi.
  3. Cáo, sóc, dê.                                
  4. Chồn, dê, cừu.                             


Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về chim cú mèo?

  1. Là loài động vật biến nhiệt.
  2. Tìm mồi vào ban đêm.
  3. Chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng.
  4. Tìm mồi vào buổi sáng sớm.

Câu 9: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm 2 nhóm là?

  1. nhóm kị sáng và nhóm kị bóng.
  2. nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng.
  3. nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng.
  4. nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng.

Câu 10: Động vật nào sau đây là động vật ưa sáng?

  1. Thằn lằn.                                              
  2. Muỗi.
  3. Dơi.                                             
  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 11: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

  1. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
  2. Nơi quang đãng
  3. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình
  4.  Nơi khô hạn. 

Câu 12: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

  1. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.
  2. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.
  3. Nơi quang đãng.
  4.  Nơi khô hạn.
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Loài thực vật dưới đây thuộc nhóm ưa sáng là?

  1. Tất cả đều đúng
  2. Cây ngô
  3. Cây phi lao
  4. Cây lúa

Câu 2: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?

  1. Cây vẫn mọc thẳng.
  2. Cây luôn quay về phía mặt trời.
  3. Ngọn cây rũ xuống.
  4. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.

Câu 3: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là do nguyên nhân nào?

  1. Các cành chết do bị tổn thương.
  2. Các cành quá dài nên bị gãy.
  3. Các cành không tiếp xúc được với ánh sáng, không quang hợp được.
  4. Cây mọc dày quá, làm một số cây bị yếu và chết đi.

Câu 4: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

  1. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
  2. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
  3. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
  4. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

Câu 5: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?

  1. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm.
  2. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt.
  3. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.
  4. Phiến lá hẹp. mòng, màu xanh sẫm  

Câu 6: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một 
thời gian cây mọc như thế nào? 

  1. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng. 
  2. Cây luôn quay về phía mặt trời.
  3. Ngọn cây rũ xuống.
  4. Cây vẫn mọc thẳng.

Câu 7: Hãy lựa chọn phát biểu đúng?

  1. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá dày, thân cao hơn so với cây sống trong bóng râm.
  2. Các cây sống ở nơi quang đãng có kích thước, hình dạng của lá và thân không đổi so với cây sống trong bóng râm.
  3. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá mỏng, thân thấp, có nhiều cành, tán rộng hơn so với cây sống trong bóng râm.
  4. Các cây sống ở nơi quang đãng có lá to, dày hơn so với cây sống trong bóng râm
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây thông mọc xen nhau trong rừng vì

  1. ánh sáng mặt trời tập trung chiếu vào cành cây phía trên.
  2. cây có nhiều chất dinh dưỡng.
  3. ánh sáng mặt trời chiếu được đến các phía của cây.
  4. cây có nhiều chất dinh dưỡng và phần ngọn của cây nhận nhiều ánh sáng.

Câu 2: Khi chuyển những cây đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng mạnh thì khả năng sống của chúng như thế nào?

  1. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
  2. Khả năng sống tăng mạnh.
  3. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.
  4. Không thể sống được.

Câu 3: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự như thế nào?

  1. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.
  2. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.
  3. Trồng đồng thời nhiều loại cây.
  4. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.

Câu 4: Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây 
thông mọc xen nhau trong rừng vì?

  1. Ánh sáng mặt trời tập trung chiếu vào cành cây phía trên
  2. Cây có nhiều chất dinh dưỡng.
  3. Cây có nhiều chất dinh dưỡng và phần ngọn của cây nhận nhiều ánh sáng. 
  4. Ánh sáng mặt trời chiếu được đến các phía của cây

Câu 5: Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự?

  1. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu.      
  2. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ.                                          
  3. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục.                                           
  4. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ.

Câu 6: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây sẽ nhanh chóng phát triển là

  1. cây gỗ chịu bóng.            
  2. cây gỗ ưa sáng.            
  3. cây thân cỏ ưa sáng.        
  4. cây gỗ ưa bóng.

Câu 7: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật

  1. ưa bóng và chịu hạn.           
  2. ưa sáng.                 
  3. chịu nóng.
  4. ưa bóng.                    
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Cho các phát biểu sau

  1. Cây bạch đàn có thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá nhạt, mọc ở nơi quang đãng thuộc nhóm cây ưa bóng.
  2. Tùy theo sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng, người ta chia động vật thành hai nhóm là nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa bóng.
  3. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới hoạt động quang hợp ở thực vật.
  4. Cây lá lốt thuộc nhóm cây ưa bóng.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Trong đóng góp của ánh sáng đối với cuộc sống sinh vật, các tia cực tím có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất vitamin D, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người và động vật. Tuy nhiên, ánh sáng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất vitamin D như thế nào?

  1. Ánh sáng mờ có thể giảm sản xuất vitamin D
  2. Ánh sáng quá sáng có thể tăng sản xuất vitamin D
  3. Ánh sáng quá sáng có thể giảm sản xuất vitamin D
  4. Ánh sáng mờ có thể tăng sản xuất vitamin D

Câu 3: Trong đóng góp của ánh sáng đối với sinh vật, ánh sáng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của các loài động vật. Trong các loài sau đây, loài nào có thể phân biệt được mùa đẻ bằng cách theo dõi sự thay đổi ánh sáng trong ngày?

  1. Hải cẩu
  2. Cá sấu
  3. Thỏ
  4. Chim cánh cụt

Câu 4: Trong các loài sau đây, loài nào có khả năng sinh sản theo chu kỳ ánh sáng?

  1. Cá vược
  2. Chim yến
  3. Chim chích bông
  4. Chim cút

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay