Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 44. ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Quan hệ sinh vật cùng loài là?

  1. quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau.
  2. quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau.
  3. quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau.
  4. quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau.

Câu 2: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ gì?

  1. Ký sinh.                                      
  2. Cạnh tranh. 
  3. Cộng sinh.                                   
  4. Hội sinh.

Câu 3: Quan hệ cạnh tranh là?

  1. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.
  2. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng.
  3. các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối.
  4. các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.

Câu 4: Quan hệ sinh vật cùng loài là?

  1. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau
  2. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau
  3. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau
  4. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau

Câu 5: Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là?

  1. quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế.
  2. quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.
  3. quan hệ đối địch và quan hệ ức chế.
  4. quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ.

Câu 6: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là?

  1. quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch.
  2. quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
  3. quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.
  4. quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế.

Câu 7: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?

  1. Hội sinh.                                               
  2. Cộng sinh.
  3. Kí sinh.                              
  4. Nửa kí sinh.

Câu 8: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây?

  1. Cộng sinh.                                   
  2. Sinh vật ăn sinh vật khác.
  3. Cạnh tranh.              
  4. Kí sinh.

Câu 9: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ?

  1. Ký sinh
  2. Cạnh tranh  
    C. Cộng sinh
  3. Hội sinh

Câu 10: Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là?

  1. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
  2. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
  3. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế
  4. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ

Câu 11: Quan hệ cộng sinh là?

  1. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia
  2. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi
  3. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau 
  4. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau

Câu 12: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây?

  1. Cộng sinh.
  2. Cạnh tranh
  3. Sinh vật ăn sinh vật khác
  4. Kí sinh
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng "tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì?

  1. Cạnh tranh.                                 
  2. Sinh vật ăn sinh vật khác.
  3. Hỗ trợ.            
  4. Cộng sinh.

Câu 2: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

  1. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
  2. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.
  3. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ
  4. Làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ.

Câu 3: Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?

  1. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào.
  2. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể.
  3. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao.
  4. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau.

Câu 4: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Rận, bét với trâu, bò có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?

  1. Hội sinh.                                               
  2. Kí sinh.
  3. Sinh vật ăn sinh vật khác.                                        
  4. Cạnh tranh.

Câu 5: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là?

  1. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
  2. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
  3. hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể.
  4. tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn.

Câu 6: Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?

  1. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao
  2. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể
  3. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào
  4. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau

Câu 7: Trong mối quan hệ giữa một loài hoa và loài ong hút mật hoa đó thì?

  1. loài ong có lợi còn loài hoa bị hại.
  2. loài ong có lợi còn loài hoa không có lợi cũng không bị hại gì.
  3. cả hai loài đều có lợi.
  4. cả hai loài đều không có lợi cũng không bị hại.
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Ví dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch giữa hai loài?

  1. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y.
  2. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu.
  3. Cáo đuổi bắt gà.
  4. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ.

Câu 2: Trong một hệ sinh thái, sự phân hóa đóng vai trò gì trong việc duy trì sự đa dạng sinh học?

  1. Nó làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài
  2. Nó giúp giảm thiểu sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm tài nguyên
  3. Nó tạo ra nhiều cơ hội cho các loài khác nhau để sinh tồn
  4. Nó làm giảm khả năng xâm nhập của các loài khác

Câu 3: Cho các ví dụ sau

  1. Hoa lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng.
  2. Địa y sống bám trên cành cây.
  3. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.
  4. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu.

Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ biểu hiện quan hệ kí sinh-nửa kí sinh?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.
  2. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
  3. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
  4. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

Câu 5: Trong một mô hình thực nghiệm, loài A ăn loài B, loài C ăn loài A và loài D ăn loài C. Nếu số lượng loài B giảm đi đột ngột, điều gì sẽ xảy ra với mô hình đó?

  1. Số lượng loài A sẽ tăng lên
  2. Số lượng loài C sẽ giảm xuống
  3. Số lượng loài D sẽ tăng lên
  4. Số lượng loài B không liên quan đến số lượng các loài khác.

Câu 6: Trong hệ sinh thái rừng, sự phát triển của loài thực vật rụng lá sớm có ảnh hưởng như thế nào đến các loài thực vật khác trong hệ sinh thái đó?

  1. Nó làm giảm độ sạch của không khí
  2. Nó làm giảm lượng mưa rơi xuống mặt đất
  3. Nó làm tăng mật độ các loài thực vật khác
  4. Nó làm giảm lượng ánh sáng cần thiết cho các loài thực

Câu 7: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

  1. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
  2. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất
  3. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ
  4. Làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ.
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Ở một hệ sinh thái, một loài thực vật mới được giới thiệu và bắt đầu phát triển nhanh chóng. Điều gì có thể xảy ra đối với các loài động vật khác trong hệ sinh thái đó?

  1. Số lượng các loài động vật khác sẽ tăng lên.
  2. Số lượng các loài động vật khác sẽ giảm xuống.
  3. Số lượng các loài động vật khác sẽ không thay đổi.
  4. Các loài động vật khác sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Câu 2: Tính năng quan trọng nào của một loài sinh vật có thể ảnh hưởng đến sự phân bố và số lượng của các loài sinh vật khác trong cùng môi trường?

  1. Khả năng tiết ra độc tố
  2. Khả năng tiêu thụ năng lượng
  3. Khả năng xác định địa vị trong chuỗi thức ăn
  4. Khả năng chuyển hóa dinh dưỡng

Câu 3: Mối quan hệ giữa "sự hợp tác" và "sự cạnh tranh" trong cộng đồng sinh vật như thế nào?

  1. Sự hợp tác và sự cạnh tranh đều là các mối quan hệ tương tác giữa các loài khác nhau
  2. Sự hợp tác và sự cạnh tranh đều không phụ thuộc vào tài nguyên
  3. Sự hợp tác và sự cạnh tranh đều là các quá trình đơn độc của mỗi loài
  4. Sự hợp tác và sự cạnh tranh có thể xảy ra đồng thời và ảnh hưởng đến việc sinh tồn và phát triển của các loài

Câu 4: Sự hiện diện của loài giun đất có thể ảnh hưởng đến độ phân hủy của thức ăn và sự sinh trưởng của cây trồng trong một khu vườn. Điều gì sẽ xảy ra nếu số lượng giun đất tăng lên đáng kể?

  1. Các loài cây trồng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
  2. Sự phân hủy thức ăn sẽ giảm.
  3. Sự phân hủy thức ăn sẽ tăng.
  4. Các loài côn trùng sẽ xuất hiện nhiều hơn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay