Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 47: Quần thể sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 47: Quần thể sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 47. QUẦN THỂ SINH VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?

  1. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
  2. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi.
  3. Các con sói trong một khu rừng.
  4. Các con ong mật trong tổ.

Câu 2: Quần thể là?

  1. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo; có thể giao phối tự do với nhau.
  2. tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố.
  3. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
  4. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong một ổ sinh thái, tại một thời điểm nhất định.

Câu 3: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là?

  1. 50/50.   
  2. 70/30.       
  3. 75/25.        
  4. 40/60.

Câu 4: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự 
phát triển của quần thể?

  1. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản
  2. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản
  3. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản
  4. Nhóm tuổi sau sinh sản

Câu 5: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

  1. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.
  2. Tiềm năng sinh sản của loài.
  3. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn.
  4. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.

Câu 6: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là?

  1. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành
  2. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản
  3. Trẻ, trưởng thành và già
  4. Trước giao phối và sau giao phối

Câu 7: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo yếu tố nào?

  1. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
  2. Nguồn thức ăn của quần thể.
  3. Khu vực sinh sống.
  4. Cường độ chiếu sáng.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

  1. Đáy tháp rộng.
  2. Số lượng cá thể trong quần thể ổn định.
  3. Số lượng cá thể trong quần thể tăng mạnh.
  4. Tỉ lệ sinh cao.

Câu 9: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở?

  1. một khu vực nhất định.
  2. một khoảng không gian rộng lớn.
  3. một đơn vị diện tích.
  4. một đơn vị diện tích hay thể tích

Câu 10: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?

  1. Nhóm tuổi sau sinh sản.
  2. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản.
  3. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản.
  4. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản.

Câu 11: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là?

  1. không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể.
  2. có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
  3. làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể.
  4. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.

Câu 12: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là?

  1. ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành.
  2. trẻ, trưởng thành và già.
  3. trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản.
  4. trước giao phối và sau giao phối.
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là?

  1. độ đa dạng loài.
  2. tỉ lệ giới tính.                
  3. cấu trúc tuổi.               
  4. mật độ.              

Câu 2: Quần thể không có đặc điểm là?

  1. tồn tại trong một giai đoạn lịch sử xác định.
  2. mỗi quần thể có khu phân bố xác định.
  3. có thể không có sự giao phối với quần thể khác dù cùng loài.
  4. luôn luôn xảy ra giao phối tự do.

Câu 3: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hoà mật độ quần thể là?

  1. di cư, nhập cư.         
  2. dịch bệnh.             
  3. tỉ lệ sinh - tử.
  4. điều kiện thời tiết bất thường.        

Câu 4: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thề ở các nhóm tuổi như sau

Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ha

Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha

Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

  1. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
  2. Dạng phát triển.
  3. Dạng giảm sút.
  4. Dạng ổn định.

Câu 5: Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào quan trọng nhất?

  1. tỉ lệ đực - cái.          
  2. thành phần cấu trúc tuổi.       
  3. mật độ.                
  4. tỉ lệ sinh sản - tử vong.

Câu 6: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi nào?

  1. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi.
  2. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể.
  3. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống.
  4. Dịch bệnh lan tràn.

Câu 7: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

  1. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường.
  2. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
  3. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi.
  4. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Nghiên cứu thành phần nhóm tuổi của quần thể có ý nghĩa là?

  1. hiểu được sự phát triển hay diệt vong của quần thể.
  2. chủ động cung cấp nguồn sống cho quần thể.
  3. bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên hoang dã.
  4. điều chỉnh số lượng đực cái, phù hợp đảm bảo sự phát triển của quần thể.

Câu 2: Quần thể cá lóc trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con có thể do?

  1. chúng cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở.       
  2. có sự cố bất thường. bão, lũ,...                         
  3. gặp điều kiện bất lợi, thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm.
  4. dịch bệnh phát sinh

Câu 3: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên?

  1. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
  2. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.         
  3. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.             
  4. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Câu 4: Cho các phát biểu sau

  1. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/cái là 40/60.
  2. Quần thể được đặc trưng bởi: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể.
  3. Số lượng cá thể trong quần thể không bị thay đổi trước các điều kiện của môi trường.
  4. Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là?

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 5: Trong quần thể sinh vật, cơ chế nào giúp cho các cá thể khỏe mạnh sống sót và tiếp tục truyền gen cho thế hệ kế tiếp?

  1. Sự biến dịch gen di truyền
  2. Sự chọn lọc tự nhiên
  3. Sự chuyển đổi sinh thái
  4. Sự đa dạng sinh học

Câu 6: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số ít cá thể sống sót thì sẽ có khả năng xảy ra nhiều nhất là?

  1. sinh sản với tốc độ nhanh.          
  2. hồi phục.          
  3. diệt vong.             
  4. ổn định.

Câu 7: Quần thể sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một yếu tố môi trường nào đó, dẫn đến giảm sút đáng kể số lượng cá thể trong quần thể. Hiện tượng này được gọi là gì?

  1. Hiện tượng tàn sát
  2. Hiện tượng kết thúc đời tự nhiên
  3. Hiện tượng dịch bệnh
  4. Hiện tượng suy giảm trữ lượng
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Trong quần thể sinh vật, đặc điểm nào của một loài có thể gây ra đa dạng sinh học cao hơn và giúp cho loài đó thích nghi tốt hơn với môi trường sống?

  1. Sự phát triển tâm lý
  2. Sự đa dạng di truyền
  3. Sự phân bố địa lý
  4. Sự thích ứng hành vi

Câu 2: Quá trình di truyền trong quần thể sinh vật diễn ra như thế nào?

  1. Sự trao đổi gen giữa các loài khác nhau trong một môi trường
  2. Sự thay đổi di truyền trong thời gian đời của một cá thể
  3. Sự phân bố ngẫu nhiên các gen của cha mẹ cho con cái
  4. Sự biến đổi tự do của các gen trong quần thể

Câu 3: Trong quần thể sinh vật, hiện tượng gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều cá thể cùng loài cạnh tranh với nhau để tìm nguồn thức ăn, nước uống, hoặc chỗ ở?

  1. Sự tăng trưởng dân số
  2. Sự giảm độ bền vững của môi trường
  3. Sự giảm sút độc đáo của quần thể
  4. Sự giảm số lượng cá thể trong quần thể

Câu 4: Trong quần thể sinh vật, hiện tượng gì xảy ra khi một loài mới được giới thiệu vào một môi trường sinh thái mới mà không có kẻ thù tự nhiên?

  1. Loài mới sẽ trở thành thực phẩm cho các loài khác
  2. Loài mới sẽ phát triển mạnh và chiếm đóng toàn bộ môi trường
  3. Loài mới sẽ trở thành kẻ thù của các loài khác trong môi trường đó
  4. Loài mới sẽ không thể sinh tồn trong môi trường đó

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay