Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 49: Quần xã sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 49: Quần xã sinh vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 49. QUẦN XÃ SINH VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Quần xã sinh vật là?

  1. tập hợp các sinh vật cùng loài.
  2. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
  3. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.
  4. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên.

Câu 2: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?

  1. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một khu rừng.
  2. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một hồ tự nhiên.
  3. Tập hợp những con cá sống trong một ao cá.
  4. Tập hợp những con chuột trong một đàn chuột đồng.

Câu 3: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở?

  1. mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã.
  2. tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống.
  3. khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên.
  4. mức độ di cư của các cá thể trong quần xã.

Câu 4: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện ở chỉ số nào sau đây?

  1. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung.
  2. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung.
  3. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung.
  4. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là?

  1. tập hợp nhiều quần thể sinh vật.
  2. tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
  3. gồm các sinh vật trong cùng một loài.
  4. gồm các sinh vật khác loài.

Câu 6: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở?

  1. mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã.
  2. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
  3. sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã.
  4. biến động về mật độ cá thể trong quần xã.

Câu 7: Trong quần xã loài ưu thế là loài?

  1. có vai trò quan trọng trong quần xã.
  2. có số lượng nhiều trong quần xã.
  3. phân bố nhiều nơi trong quần xã.
  4. có số lượng ít nhất trong quần xã.

Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?

  1. Làm cho quần xã không phát triển được.
  2. Đảm bảo cân bằng sinh thái.
  3. Làm mất cân bằng sinh thái.
  4. Đảm bảo khả năng tồn tại của quần xã

Câu 9: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

  1. Số lượng các loài trong quần xã.
  2. Thành phần loài trong quần xã.
  3. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã.
  4. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.

Câu 10: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là?

  1. sự cân bằng sinh học trong quần xã.
  2. sự phát triển của quần xã.
  3. sự giảm sút của quần xã.
  4. sự bất biến của quần xã.

Câu 11: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây?

  1. Cạnh tranh giữa các loài.
  2. Khống chế sinh học.
  3. Hỗ trợ giữa các loài.
  4. Hội sinh giữa các loài.

Câu 12: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là?

  1. độ đa dạng.
  2. độ nhiều.
  3. độ thường gặp.
  4. độ tập trung.
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?

  1. Cây sống trong một khu vườn.
  2. Cá rô phi sống trong một cái ao.
  3. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.
  4. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

Câu 2: Hãy lựa chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau?   

  1. Độ đa dạng của quần xã thể hiện bởi mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
  2. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh.
  3. Số lượng loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dang, độ nhiều, độ thường gặp.
  4. Quần xã có cấu trúc không ổn định, luôn thay đổi.

Câu 3: Đặc điểm nào có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật?

  1. Có số cá thể cùng một loài.
  2. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định.
  3. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật.
  4. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản.

Câu 4: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

  1. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh.
  2. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
  3. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
  4. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 5: “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về

  1. diễn thế sinh thái.
  2. cân bằng quần thể.
  3. cân bằng sinh học.
  4. giới hạn sinh thái.

Câu 6: Cho các hoạt động sau:

  1. Cây rụng lá vào mùa đông.
  2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông.
  3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm.
  4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối.

Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là?

  1. 1, 2
  2. 3, 4
  3. 1, 2, 3, 4
  4. 1, 2, 4

Câu 7: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

  1. Loài đặc trưng là loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
  2. Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
  3. Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần loài các sinh vật.
  4. Tập hợp cá rô phi trong ao tạo thành một quần xã
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Trong quần xã rừng U Minh, cây tràm được coi là loài?

  1. ưu thế.
  2. tiên phong.
  3. đặc trưng.
  4. ổn định.

Câu 2: Quần xã nào sau đây có độ đa dạng cao nhất?

  1. Quần xã sinh vật rừng thông phương Bắc.
  2. Quần xã sinh vật savan.
  3. Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới.
  4. Quần xã sinh vật rừng lá rộng ôn đới.

Câu 3: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

  1. giới thực vật.
  2. giới động vật.
  3. giới nấm.
  4. giới nhân sơ (vi khuẩn).

Câu 4: Trong quần xã ao nuôi cá, người ta thường thả nhiều loài cá trong ao nhằm?

  1. để chúng cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống chung.
  2. để dễ quan sát và tiện việc chăm sóc.
  3. để tránh sự cạnh tranh về thức ăn trong ao.
  4. tận dụng diện tích ao hồ và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong ao.

Câu 5: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là?

  1. cây cọ
  2. cá cóc
  3. cây sim
  4. bọ que

Câu 6: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây?

  1. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
  2. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào.
  3. Quần thể gà và quần thể châu chấu.
  4. Quần thể cá chép và quần thể cá rô.

Câu 7: Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm mạnh đi. Sự hạn chế số lượng sâu là hiện tượng?

  1. cơ chế điều hòa mật độ.
  2. sự cân bằng sinh học.
  3. trạng thái cân bằng.
  4. khống chế sinh học.
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Vùng đất nào trên Trái Đất được biết đến với số lượng loài động vật và thực vật đa dạng nhất trên thế giới?

  1. Rừng phòng hộ Congo
  2. Rừng mưa Amazon
  3. Rạn san hô Great Barrier
  4. Khu bảo tồn Sinharaja ở Sri Lanka

Câu 2: Tại sao sự thay đổi nhanh chóng của nồng độ oxy hòa tan và độ mặn trong môi trường biển ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật?

  1. Vì sự thay đổi nồng độ oxy hòa tan và độ mặn tạo ra các tác nhân độc hại cho các loài sinh vật.
  2. Vì sự thay đổi nồng độ oxy hòa tan và độ mặn tạo ra điều kiện sống kém cho các loài sinh vật.
  3. Vì sự thay đổi nồng độ oxy hòa tan và độ mặn làm thay đổi pH của môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến việc hấp thụ dinh dưỡng của sinh vật.
  4. Vì sự thay đổi nồng độ oxy hòa tan và độ mặn ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài sinh vật.

Câu 3: Sự phát triển của loài thực vật nào đã ảnh hưởng đến sự tiêu thụ nước của khu vực Tây Nguyên của Việt Nam?

  1. Cây thông
  2. Cây cao su
  3. Cây cà phê
  4. Cây điều

Câu 4: Mối quan hệ nào giữa sự thay đổi khí hậu toàn cầu và mật độ dân số của loài cá hồi đại dương?

  1. Sự gia tăng nhiệt độ làm giảm mật độ dân số của loài cá hồi đại dương
  2. Sự giảm băng trôi ảnh hưởng đến tình trạng ăn uống của loài cá hồi đại dương
  3. Sự gia tăng mưa và lũ lụt ảnh hưởng đến độ ẩm của đất, gây ảnh hưởng đến tình trạng sinh sản của loài cá hồi đại dương
  4. Sự thay đổi khí hậu không có ảnh hưởng đến mật độ dân số của loài cá hồi đại dương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay