Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 50: Hệ sinh thái. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 50. HỆ SINH THÁI

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là?

  1. tập hợp quần xã.
  2. hệ sinh thái.
  3. hệ quần thể.
  4. sinh cảnh.

Câu 2: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây?

  1. Các chất vô cơ: Nước, khí cacbonic, khí oxi,..., các loài virut, vi khuẩn,...
  2. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.
  3. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,..., các loại nấm, mốc.
  4. Đất, đá, nước, khí cacbonic, khí oxi, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

Câu 3: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là?

  1. thành phần vô sinh và hữu sinh.
  2. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
  3. thành phần vô cơ và hữu cơ.
  4. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

Câu 4: Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn?

  1. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất.
  2. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải.
  3. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ.
  4. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải.

Câu 5: Sinh vật tiêu thụ chủ yếu bao gồm?

  1. vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ.
  2. động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
  3. động vật ăn thịt và cây xanh.
  4. vi khuẩn và cây xanh.

Câu 6: Trong chuỗi thức ăn, sinh vật sản xuất là loài sinh vật nào sau đây?

  1. Nấm và vi khuẩn.
  2. Thực vật.
  3. Động vật ăn thực vật.
  4. Các động vật kí sinh.

Câu 7: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất?

  1. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.
  2. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
  3. Phân giải xác động vật và thực vật.
  4. Không tự tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 8: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là?

  1. Sinh vật phân giải
  2. Sinh vật sản xuất
  3. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ
  4. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất

Câu 9: Năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?

  1. Từ môi trường không khí.
  2. Từ nước.
  3. Từ chất dinh dưỡng trong đất.
  4. Từ năng lượng mặt trời.

Câu 10: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là?

  1. chuỗi thức ăn
  2. bậc dinh dưỡng
  3. lưới thức ăn
  4. mắt xích

Câu 11: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau?

  1. các thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
  2. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
  3. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
  4. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

Câu 12: Lưới thức ăn gồm?

  1. một chuỗi thức ăn.
  2. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
  3. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
  4. ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên.
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây?

  1. Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật với nhau.
  2. Mối quan hệ cạnh tranh giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
  3. Mối quan hệ hợp tác giữa động vật ăn thịt và con mồi.
  4. Mối quan hệ cộng sinh giữa thực vật với động vật.

Câu 2: Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?

  1. Cây xanh và động vật ăn thịt.
  2. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ.
  3. Động vật ăn thịt, vi khuẩn và nấm.
  4. Cây xanh, vi khuẩn và nấm.

Câu 3: Hệ sinh thái cạn có độ đa dạng cao nhất là?

  1. savan.
  2. taiga.
  3. rừng nhiệt đới.
  4. rừng ngập mặn.

Câu 4: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
  2. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
  3. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
  4. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

Câu 5: Trong một hệ sinh thái, cây xanh đóng vai trò là?

  1. sinh vật phân giải.
  2. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ.
  3. sinh vật sản xuất.
  4. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất.

Câu 6: Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Hươu → Hổ, thì cỏ là?

  1. sinh vật sản xuất.
  2. sinh vật ăn cỏ.
  3. sinh vật tiêu thụ.
  4. sinh vật phân giải.

Câu 7: Cho sơ đồ lưới thức ăn dưới đây

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn trên?

  1. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn.
  2. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn.
  3. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích.
  4. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn.
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề gì?

  1. Giảm thiểu rủi ro thiên tai.
  2. Giải quyết vấn đề về năng lượng và khí hậu.
  3. Giải quyết vấn đề về bảo vệ động vật hoang dã.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Tại sao hệ sinh thái quan trọng đối với sự phát triển bền vững?

  1. Vì hệ sinh thái cung cấp nguồn lực cho con người.
  2. Vì hệ sinh thái là nơi sinh sống của các loài sinh vật.
  3. Vì hệ sinh thái là nơi tương tác giữa các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
  4. Vì hệ sinh thái cung cấp thực phẩm và nước cho con người.

Câu 3: Ví dụ nào sau đây có thể minh họa cho một hệ sinh thái?

  1. Một hồ với rong, tảo, động vật, vi khuẩn,... cùng mọi vật chất và yếu tố khí hậu liên quan.
  2. Một khu rừng có thảm cỏ, cây, sâu bọ, chim chóc và thú, nấm, vi sinh vật,... ở đó.
  3. Một cái hồ nhưng không tính các sinh vật, chỉ kể các nhân tố vô cơ (nước, khoáng, khí, nhiệt độ,...).
  4. Sinh vật và môi trường sống, miễn là chúng tạo thành một thể thống nhất.

Câu 4: Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày- đêm?

  1. Sự di trú của chim khi mùa đông về
  2. Cây phượng vĩ ra hoa
  3. Gấu ngủ đông
  4. Lá của các cây họ đậu khép lại vào luác hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng

Câu 5: Sơ đồ chuỗi thức ăn nào sau đây đúng?

  1. Diều hâu → Rắn → Cóc → Châu chấu → Lúa.
  2. Lúa → Châu chấu → Cóc → Rắn → Diều hâu.
  3. Châu chấu → Cóc → Rắn → Diều hâu → Lúa.
  4. Cóc → Châu chấu → Lúa → Rắn → Diều hâu.

Câu 6: Hệ sinh thái nào đang gặp nguy cơ suy thoái nghiêm trọng?

  1. Rừng nhiệt đới ẩm ướt.
  2. Đồng cỏ khô.
  3. Đại dương.
  4. Khu rừng thông.

Câu 7: Hoạt động nào có chu kì mùa?

  1. Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng
  2. Hoa phù dung sớm nở tối tàn
  3. Dời tổ tìm mồi lúc chiều tối
  4. Chim én di cư về phương Nam
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Các mối quan hệ thức ăn trong hệ sinh thái có ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu cộng đồng của hệ sinh thái?

  1. Quyết định sự phân bố địa lý của các loài trong hệ sinh thái.
  2. Quyết định sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái.
  3. Quyết định sự chuyển đổi của nguồn năng lượng và vật chất trong hệ sinh thái.
  4. Quyết định sự thay đổi của các biến thể di truyền trong hệ sinh thái.

Câu 2: Tại sao việc sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành trong nghiên cứu hệ sinh thái là quan trọng?

  1. Vì các thuật ngữ chuyên ngành giúp giảm thiểu sự hiểu nhầm và sự mất thông tin trong quá trình truyền đạt kiến thức về hệ sinh thái.
  2. Vì các thuật ngữ chuyên ngành giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian trong quá trình nghiên cứu hệ sinh thái.
  3. Vì các thuật ngữ chuyên ngành giúp tăng tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu về hệ sinh thái.
  4. Vì các thuật ngữ chuyên ngành giúp thu hút sự quan tâm của công chúng và các nhà tài trợ trong việc nghiên cứu và bảo vệ hệ sinh thái.

Câu 3: Tại sao sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái?

  1. Vì các sinh vật trong hệ sinh thái có sự phân bố và tương tác với nhau theo một quy luật nhất định.
  2. Vì sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ có thể gây ra các tác động dây chuyền đến các tầng của hệ sinh thái.
  3. Vì sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ có thể làm thay đổi sự cạnh tranh giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái.
  4. Vì sự thay đổi nhỏ về nhiệt độ có thể làm thay đổi các quá trình sinh học, hóa học và vật lý trong hệ sinh thái, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của các sinh vật trong hệ sinh thái.

Câu 4: Mối quan hệ nào giữa sự thay đổi khí hậu toàn cầu và mật độ dân số của loài cá hồi đại dương?

  1. Sự gia tăng nhiệt độ làm giảm mật độ dân số của loài cá hồi đại dương
  2. Sự giảm băng trôi ảnh hưởng đến tình trạng ăn uống của loài cá hồi đại dương
  3. Sự gia tăng mưa và lũ lụt ảnh hưởng đến độ ẩm của đất, gây ảnh hưởng đến tình trạng sinh sản của loài cá hồi đại dương
  4. Sự thay đổi khí hậu không có ảnh hưởng đến mật độ dân số của loài cá hồi đại dương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay