Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 63. ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là?

  1. động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh.
  2. động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt.
  3. động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt.
  4. động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt.

Câu 2: Hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng là?

  1. Đất bị xói mòn và thoái hoá do thiếu rễ cây giữ đất
  2. Thiếu rễ cây giữ nước, nước ngầm bị tụt sâu hơn và đất bị khô cằn
  3. Thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản
  4. Cả A, B và C đều đúng

Câu 3: Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây?

  1. Thời kì nguyên thuỷ
  2. Xã hội công nghiệp
  3. Xã hội nông nghiệp
  4. Khai thác khoáng sản và đốt rừng

Câu 4: Rừng có ý nghĩa gì đối với tự nhiên và con người?

  1. Cung cấp gỗ, củi đốt, nguồn thực phẩm thú rừng cho người
  2. Điều hoà khí hậu và góp phần cân bằng sinh thái
  3. Giữ nước ngầm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là?

  1. quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch.
  2. quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
  3. quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.
  4. quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế

Câu 6: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên?

  1. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông.
  2. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi.
  3. Các con sói trong một khu rừng.
  4. Các con ong mật trong tổ.

Câu 7: Ô nhiễm môi trường là gì?

  1. Tất cả đều đúng
  2. Là hiện tượng thay đổi tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường
  3. Là hiện tượng gây tác động xấu đến môi trường, do đó gây tác hại tới đời sống của sinh vật và con người
  4. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị làm bẩn

Câu 8: Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là?

  1. từ 15 đến dưới 20 tuổi.              
  2. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.
  3. từ sơ sinh đến dưới 25 tuổi.      
  4. từ sơ sinh đến dưới 20 tuổi.

Câu 9: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  1. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất
  2. Sự suy giảm sức khoẻ và mức sống của con người
  3. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dữ trữ
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây?

  1. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
  2. Tài nguyên không tái sinh.
  3. Tài nguyên tái sinh và tái nguyên không tái sinh.
  4. Tài nguyên tái sinh.

Câu 11: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là?

  1. tập hợp nhiều quần thể sinh vật.
  2. tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
  3. gồm các sinh vật trong cùng một loài.
  4. gồm các sinh vật khác loài.

Câu 12: Có mấy dạng tài nguyên thiên nhiên?

  1. Có một dạng tài nguyên thiên nhiên đó là tài nguyên không tái sinh.
  2. Có hai dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh.
  3. Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
  4. Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật.
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Yếu tố gây ô nhiễm môi trường nào dưới đây là do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người tạo ra?

  1. Các khí độc hại như NO2, SO2, CO2....
  2. Các chất hoá học trên đồng ruộng  
  3. Chất thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, phân động vật.  
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

  1. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
  2. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.
  3. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ
  4. Làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ.

Câu 3: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

  1. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
  2. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
  3. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
  4. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

Câu 4: Quần xã nào sau đây có độ đa dạng cao nhất?

  1. Quần xã sinh vật rừng thông phương Bắc.     
  2. Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới.
  3. Quần xã sinh vật savan.                                  
  4. Quần xã sinh vật rừng lá rộng ôn đới.

Câu 5: Sự gia tăng dân số quá nhanh gây ra những hậu quả gì?

  1. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn.
  2. Trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn.
  3. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện.
  4. Nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn.

Câu 6: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật Bảo vệ môi trường quy định như thế nào?

  1. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
  2. Có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này sang nơi khác.
  3. Có thể đưa trực tiếp ra môi trường.
  4. Chôn vào đất.

Câu 7:  Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là?

  1. mật độ.              
  2. tỉ lệ giới tính.                
  3. độ đa dạng loài.
  4. cấu trúc tuổi.               
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có?

  1. tháp dân số tương đối ổn định.
  2. tháp dân số giảm sút.
  3. tháp dân số phát triển.
  4. tháp dân số ổn định.

Câu 2: Làm thế nào để khôi phục các khu rừng bị phá hủy và đảm bảo sự phát triển bền vững của chúng?

  1. Trồng lại các cây trồng ban đầu và giám sát sự phát triển của chúng.
  2. Đưa ra các chính sách quản lý rừng hiệu quả để ngăn chặn sự phá hủy rừng.
  3. Tất cả đáp án đều đúng
  4. Tái thiết kế khu rừng với các loại cây trồng mới và phù hợp với điều kiện địa phương.

Câu 3: Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự?

  1. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ.                                          
  2. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu.      
  3. tảo đỏ, tảo nâu, tảo lục.                                           
  4. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ.

Câu 4: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.
  2. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
  3. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.
  4. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

Câu 5: Làm thế nào để giảm thiểu tác động của rác thải đến môi trường và sức khỏe con người?

  1. Xây dựng các bãi chôn lấp rác thải mới.
  2. Tái chế và tái sử dụng rác thải.
  3. Tăng cường giám sát và quản lý chất thải độc hại.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 6:  Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo an toàn thực phẩm trong bối cảnh biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của người tiêu dùng? Và có những giải pháp ứng phó nào để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên ngành nông nghiệp?

  1. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học để tăng năng suất sản xuất nông nghiệp
  2. Sử dụng các loại hạt giống tiết kiệm nước và chịu được nhiệt độ cao
  3. Áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững, sử dụng các phương pháp trồng trọt thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
  4. Tăng cường chế độ dinh dưỡng và giám sát sức khỏe cho người tiêu dùng

Câu 7: Hãy mô tả các hậu quả pháp lý mà một doanh nghiệp có thể phải đối mặt nếu vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường, cũng như các biện pháp trừng phạt được áp dụng trong trường hợp này, theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam?

  1. Chỉ bị phạt tiền và/hoặc tịch thu tài sản của doanh nghiệp
  2. Bị cấm hoạt động tạm thời hoặc vĩnh viễn
  3. Tự nguyện thực hiện bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường và/hoặc cộng đồng
  4. Các biện pháp trên đều đúng
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và gây ra đói nghèo ở các khu vực nông thôn. Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng các giải pháp bền vững để giảm thiểu tác động của thay đổi khí hậu và đảm bảo đa dạng sinh học và an ninh lương thực?

  1. Sử dụng các sản phẩm hữu cơ và tăng cường sản xuất nông nghiệp theo phương thức bền vững.
  2. Tăng cường sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.
  3. Bảo vệ các loài thực vật và động vật bị đe dọa bằng cách xây dựng các vùng đất dự trữ sinh quyển.
  4. Tăng cường giáo dục và tăng cường ý thức về tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và an ninh lương thực.

Câu 2: Trong một hệ sinh thái, nếu loài thú săn mồi không bị kiểm soát, số lượng chúng sẽ tăng lên nhanh chóng, dẫn đến thiếu hụt nguồn thức ăn và giảm số lượng thú săn mồi. Điều này dẫn đến gì xảy ra với các loài thực vật trong hệ sinh thái đó?

  1. Số lượng thực vật tăng lên do thiếu người ăn cỏ
  2. Số lượng thực vật giảm do bị trùng loài ăn hết
  3. Số lượng thực vật giảm do bị thú săn mồi ăn hết
  4. Số lượng thực vật giảm do bị vi khuẩn và nấm tấn công.

Câu 3: Một công ty đưa ra kế hoạch sản xuất mới có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, nhưng công ty này khẳng định rằng họ đã tuân thủ tất cả các quy định của luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một số nhà hoạt động bảo vệ môi trường lo ngại về tác động tiềm năng của dự án này và đề nghị chính quyền cần phải xem xét lại kế hoạch. Trong trường hợp này, chính quyền địa phương nên?

  1. Cho phép công ty tiếp tục triển khai kế hoạch sản xuất mới.
  2. Không cho phép công ty tiếp tục triển khai kế hoạch sản xuất mới.
  3. Yêu cầu công ty đưa ra bằng chứng bảo đảm kế hoạch sản xuất mới không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  4. Yêu cầu công ty chỉnh sửa kế hoạch sản xuất mới để giảm thiểu tác động tiềm năng đến môi trường.

Câu 4: Trong trường hợp một công ty sản xuất gây ô nhiễm môi trường và vi phạm luật bảo vệ môi trường, tuy nhiên công ty này cung cấp nhiều việc làm cho người dân địa phương. Chính quyền địa phương có nên tha thứ cho công ty và không áp dụng hình phạt theo luật?

  1. Có, vì công ty đó đem lại lợi ích cho địa phương.
  2. Không, vì luật phải được tuân thủ và áp dụng đối với tất cả.
  3. Tùy thuộc vào quyết định của chính quyền địa phương.
  4. Không chắc chắn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay