Trắc nghiệm sinh học 9 Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 66. TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP (tiếp theo)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: AND là gì?

  1. ADN là vật liệu di truyền ở chỉ ở người. Gần như mọi tế bào trong cơ thể người có cùng một kiểu ADN.
  2. ADN là vật liệu di truyền ở người và hầu hết các sinh vật khác. Gần như mọi tế bào trong cơ thể người có cùng một kiểu ADN.
  3. ADN là vật liệu di truyền ở người và hầu hết các sinh vật khác. Tế bào trong cơ thể người không có cùng một kiểu ADN.
  4. Cả A và C đúng.

Câu 2: Nhiễm sắc thể (NST) là gì?

  1. Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị mất màu do chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi dài và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.
  2. Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi cực dài và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.
  3. Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị mất màu do chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.
  4. Nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.

Câu 3: Quy luật phân ly có nội dung là?

  1. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
    B. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng F1.
  2. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về hai giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
  3. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về hai giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng F1.

Câu 4: Quy luật phân ly độc lập có nội dung là?

  1. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thì F1 có tí lệ kiểu hình bằng tổng tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
  2. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thì F2 có tí lệ kiểu hình bằng tổng tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
  3. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thì F1 có tí lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
  4. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thì F2 có tí lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

Câu 5: ARN là gì?

  1. ARN (axit ribônuclêic) là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, P
  2. Cả 3 đáp án đều đúng
  3. ARN là phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân của ARN là các Nuclêôtit thuộc các loại A, U, G, X. Từ 4 loại đơn phân này tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ARN.
  4. là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen.

Câu 6: Quần thể là gì?

  1. Quần thể là tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một sinh cảnh, cùng một thời gian xác định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tạo ra thế hệ mới.
  2. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một sinh cảnh, cùng một thời gian xác định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tạo ra thế hệ mới.
  3. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, nhưng không cùng sinh sống trong một sinh cảnh, cùng một thời gian xác định, các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tạo ra thế hệ mới.
  4. Một đáp án khác.

Câu 7: Quần xã là gì?

  1. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sinh sống với nhau trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định.
  2. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sinh sống với nhau trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian không nhất định.
  3. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài, cùng sinh sống với nhau trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định.
  4. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài, cùng sinh sống với nhau trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian bất định.

Câu 8: Đột biến gen là gì?

  1. Đột biến gen là sự thay đổi vĩnh viễn trong trình tự nucleoxom tạo nên một protein, khiến cho trình tự này khác với những gì được tìm thấy ở hầu hết sinh vật.
  2. Đột biến gen là sự thay đổi vĩnh viễn trong trình tự DNA tạo nên một gen, khiến cho trình tự này khác với những gì được tìm thấy ở hầu hết sinh vật.
  3. Đột biến gen là sự thay đổi nhất thời trong trình tự DNA tạo nên một gen, khiến cho trình tự này khác với những gì được tìm thấy ở hầu hết sinh vật.
  4. Đột biến gen là sự thay đổi tạm thời trong trình tự DNA tạo nên nhiều gen, khiến cho trình tự này khác với những gì được tìm thấy ở hầu hết sinh vật.

Câu 9: Di truyền liên kết là gì?

  1. Di truyền liên kết là hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên nhiều NST cùng phân li trong quá trình phân bào, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
  2. Di truyền liên kết là hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng kém tốt luôn đi kèm với nhau.
  3. Di truyền liên kết là hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền không cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
  4. Di truyền liên kết là hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.

Câu 10: Môi trường là gì?

  1. Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.
  2. Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên trong của một hệ thống hoặc một cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.
  3. Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng không tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.
  4. Môi trường là một tổ hợp của một và chỉ một yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.

Câu 11: Hệ sinh thái là gì?

  1. Hệ sinh thái là một hệ thống mở không hoàn toàn gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần vô sinh như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh)
  2. Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần vô sinh như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh)
  3. Hệ sinh thái là một hệ thống mở chưa hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần vô sinh như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh)
  4. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 12: Thường biến là gì?

  1. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, do sự biến đổi trong kiểu gen (có liên quan đến cơ sở di truyền)
  2. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, do sự biến đổi trong kiểu gen (không liên quan đến cơ sở di truyền)
  3. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen (không liên quan đến cơ sở di truyền)
  4. A và B đúng
  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

  1. ADN mang thông tin di truyền và có khả năng tự sao chép đúng khuôn mẫu.
  2. ADN có trình tự các nuclêôtit đặc trưng cho loài.
  3. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh.
  4. ADN nằm trong bộ NST đặc trưng và ổn định của mỗi loài sinh vật.

Câu 2: Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do?

  1. kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ.
  2. ADN của con giống với ADN của bố mẹ.
  3. mARN của con giống với mARN của bố mẹ.
  4. prôtêin của con giống với prôtêin của bố mẹ.

Câu 3: Chức năng nào sau đây không phải của prôtêin? 

(1) Xúc tác các phản ứng trao đổi chất. 

(2) Giúp bảo vệ cơ thể. 

(3) Điều hoà trao đổi chất. 

(4) Chỉ huy việc tổng hợp NST. 

(5) Cung cấp nguyên liệu tạo năng lượng. 

(6) Quy định các tính trạng của cơ thể. 

Phương án đúng là?

  1. (2).                  
  2. (3), (4).           
  3. (4).                  
  4. (1), (5).

Câu 4: Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng?

  1. A + G = T + X 
  2. A + T = G + X 
  3. A = T; G = X 
  4. A + T + G = A + X + T 
  5. A + X + T = G + X + T
  6. 1, 2, 3.            
  7. 1, 3, 4.            
  8. 2, 3, 4.            
  9. 3, 4, 5.

Câu 5: Thể tam bội 3n chỉ có thể được hình thành do rối loạn phân bào trong…?

  1. nguyên phân.                                                              
  2. thụ tinh.
  3. giảm phân.
  4. nguyên phân và giảm phân.

Câu 6: Làm thế nào ánh sáng ảnh hưởng đến màu sắc của sinh vật?

  1. Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sắc tố trong cơ thể sinh vật.
  2. Ánh sáng có thể làm thay đổi cấu trúc của một số loại sắc tố trong cơ thể sinh vật.
  3. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật, từ đó làm thay đổi màu sắc của chúng.
  4. Ánh sáng không có tác động nào đến màu sắc của sinh vật.

Câu 7:  Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây?

  1. Mối quan hệ cạnh tranh giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
  2. Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật với nhau.
  3. Mối quan hệ hợp tác giữa động vật ăn thịt và con mồi.
  4. Mối quan hệ cộng sinh giữa thực vật với động vật.
  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6 nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit. Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?

  1. 200
  2. 180
  3. 150
  4. 300

Câu 2: Ở người, mất đoạn NST số 21 hoặc 22 sẽ mắc bệnh gì?

  1. Hồng cầu lưỡi liềm.
  2. Bệnh Down.
  3. Ung thư máu.
  4. Hội chứng Tơcnơ.

Câu 3: Đặc điểm của đồng sinh cùng trứng là?

  1. Có kiểu gen giống nhau.
  2. Nhiều trứng thụ tinh với nhiều tinh trùng có kiểu gen giống nhau.
  3. Giới tính luôn giống nhau.
  4. Xuất phát từ cùng một hợp tử.
  5. Kiểu hình giống nhau nhưng kiểu gen khác nhau.
  6. 1, 3 và 4.    
  7. 1, 2 và 3.    
  8. 2, 4 và 5.    
  9. 2 và 3.

Câu 4: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang (5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh?

  1. (3), (5), (6), (8)
  2. (1), (2), (4), (5), (6)
  3. (1), (2), (5), (6)    
  4. (1), (2), (4), (7)    

Câu 5: Một mARN có số lượng ribonucleotit loại A là 213 và chiếm 30%. Chiều dài của mARN là?

  1. 710Å.    
  2. 2 414Å.    
  3. 1 400Å.    
  4. 2 400Å.

Câu 6: Một chuỗi polypeptit hoành chỉnh có 200 axit amin. Hãy xác định số nucleotit trên gen quy định để tổng hợp protein đó?

  1. 1200.    
  2. 440.    
  3. 1212.   
  4. 606.

Câu 7: Một gen sau quá trình nhân đôi tạo ra 128 mạch đơn. Số lần nhân đôi của gen là?

  1. 3.   
  2. 4.    
  3. 5.    
  4. 6.
  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Giả sử cặp nhiễm sắc thể 21 ở một người mang cặp gen Bb. Gen B có chiều dài bằng 0,408 µm và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen b có khối lượng phân tử bằng 9x105 đvC và số lượng bốn loại nuclêôtit bằng nhau. (Biết khối lượng phân tử trung bình của mỗi nuclêôtit bằng 300 đvC). Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.

  1. TB = AB = 700; GB = XB = 500 (nu); Ab = Tb = Gb = Xb = 750 (nu)
  2. TB = AB = 720; GB = XB = 480 (nu); Ab = Tb = Gb = Xb = 750 (nu)
  3. TB = AB = 750; GB = XB = 450 (nu); Ab = Tb = Gb = Xb = 750 (nu)
  4. TB = AB = 690; GB = XB = 510 (nu); Ab = Tb = Gb = Xb = 750 (nu)

Câu 2: Trong một khu rừng, năng lượng mặt trời được chuyển đổi thành năng lượng thực vật xanh lá cây. Sinh vật A ăn thực vật để sinh tồn và tiêu thụ năng lượng từ thực vật. Năng lượng tiêu thụ này sau đó được chuyển đổi thành năng lượng cho sinh vật B ăn. Nếu sinh vật A tiêu thụ 5000kJ năng lượng từ thực vật, bao nhiêu năng lượng sẽ được chuyển đổi cho sinh vật B nếu tỉ lệ chuyển đổi năng lượng từ sinh vật A sang sinh vật B là 10%?

  1. 100kJ
  2. 400kJ
  3. 500kJ
  4. 350kJ

Câu 3: Các đột biến gen trong quần xã sinh vật có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái bằng cách?

  1. Tăng cường khả năng sống sót của các loài động vật, giúp quần xã sinh vật phát triển mạnh hơn.
  2. Tăng cường sự phát triển của các loài cây, làm tăng năng lượng tiêu thụ và giảm mật độ của các loài động vật khác.
  3. Làm giảm tốc độ sinh sản của các loài, gây giảm sút số lượng các loài trong quần xã.
  4. Tạo ra các loài mới có đặc tính kém phù hợp với môi trường sống, làm giảm đa dạng sinh học.

Câu 4: Các đột biến gen trong quần xã sinh vật có thể gây ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái bằng cách?

  1. Giúp các loài cây sản xuất ra năng lượng tiêu thụ ít hơn, giảm thiểu tác động của cây đến môi trường sống.
  2. Tạo ra các loài mới có khả năng phát triển mạnh trong môi trường mới, giúp tăng đa dạng sinh học.
  3. Giúp các loài động vật tăng cường khả năng săn mồi, giúp giảm sút số lượng các loài thực vật khác.
  4. Tăng cường sự phát triển của các loài, giúp giảm tác động của môi trường đến quần xã sinh vật.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay