Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 16: ngày em vào đội
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: ngày em vào đội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
TUẦN 8
BÀI 16: NGÀY EM VÀO ĐỘI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Bài thơ “Ngày em vào Đội” là của tác giả nào?
A. Trần Đăng Khoa
B. Đỗ Đăng Dương
C. Xuân Quỳnh
D. Nhiều tác giả
Câu 2: Dựa vào khổ đầu bài thơ, câu nào sau đây đúng về tình trạng của hai chị em?
A. Chị đã trở thành Đoàn viên, còn em hôm nay trở thành Đội viên.
B. Chị đã trở thành Đội viên, còn em hôm nay trở thành Đoàn viên.
C. Cả hai chị em cùng trở thành Đội viên.
D. Cả hai chị em cùng trở thành Đoàn viên.
Câu 3: Đâu là cách hiểu đúng của hai câu thơ sau:
Màu khăn tuổi thiếu niên
Suốt đời tươi thắm mãi
A. Chiếc khăn quàng đỏ sẽ mãi giữ màu, không bao giờ phai qua năm tháng.
B. Những năm tháng là Đội viên của em từ đây sẽ là một khoảng thời gian tươi đẹp, còn mãi trong đời.
C. Tuổi thiếu niên em có một chiếc khăn luôn tươi thắm, đó là hình bóng của Đội và sẽ theo em suốt đời.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Từ “vời vợi” trong câu thơ “Như lời ru vời vợi” có nghĩa là gì?
A. Sâu lắng
B. Cao vút
C. Miên man
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Khi mở cửa, những thứ gì đã hiện ra?
A. Trời xanh, cánh buồm, mặt biển, dòng sông
B. Trời âm u, cánh buồm trong bão tố, mặt biển nổi sóng dữ dội, dòng sông cuộn trào.
C. Trời mây mù, cánh buồm nhỏ bé, mặt biển yên lặng, dòng sông lững lờ
D. Cả B và C.
Câu 6: Những từ ngữ như “người đọc, thủ thư, người mượn” chỉ gì?
A. Người
B. Đồ vật
C. Hoạt động
D. Trường lớp
Câu 7: Cho câu văn sau:
“Nhà cậu ấy bừa bộn.”
Hãy chuyển câu này thành câu cảm thán.
A. Nhà cậu ấy bừa bộn quá đi!
B. Nhà cậu ấy bừa bộn quá nhỉ?
C. Nhà cậu ấy: bừa bộn.
D. Không thể chuyển được.
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Màu khăn đỏ trong câu thơ “Màu khăn đỏ dắt em” là biểu trưng cho điều gì?
A. Đội
B. Đoàn
C. Trường học
D. Công đoàn
Câu 2: Đâu là cách hiểu đúng của hai câu thơ sau:
Màu khăn đỏ dắt em
Bước qua thời thơ dại.
A. Đeo khăn quàng đỏ giúp em khôn lớn hơn.
B. Chiếc khăn quàng đỏ đưa em tới những thành công
C. Chiếc khăn quàng đỏ sẽ bóp chết những dại khờ trong em.
D. Em sẽ trưởng thành hơn khi được kết nạp vào Đội.
Câu 3: Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã ví những năm tháng tươi đẹp là Đội viên với điều gì?
A. Những lời ru thấm đượm tình cha mẹ
B. Những lời ru từ thưở ấu thơ còn mãi
C. Con thuyền xa cách
D. Bầu trời trong xanh, cao vút
Câu 4: Những thứ bên ngoài cánh cửa tượng trưng cho điều gì?
A. Rất nhiều điều khó khăn đang chờ em ở phía trước nên việc em trở thành Đội viên là đúng đắn vì nơi đây sẽ giúp em vượt qua được giông bão cuộc đời.
B. Những thứ gian nan, nhưng nếu vượt qua được sẽ trở nên đẹp đẽ vô cùng.
C. Một vài thứ tươi đẹp, mới lạ đang chờ em ở phía trước.
D. Vô vàn những thứ tươi đẹp, nhiều điều mới lạ đang chờ em đến để khám phá.
Câu 5: Khổ cuối có nội dung là gì?
A. Những ngày em sắp đi tới cũng giống y đúc những ngày chị đã đi qua.
B. Đội viên luôn có khát khao cháy bỏng và em cần phải có điều đó.
C. Chị đã từng đi qua những năm tháng tươi đẹp đó, chị hiểu và giờ đây khi em bắt đầu là một Đội viên, chị muốn truyền lại ngọn lửa khát khao đó cho em.
D. Màu khăn quàng đỏ chói chiếu rực lên khát khao trong em.
Câu 6: Nội dung chính của bài thơ là gì?
A. Những điều tốt đẹp nhất mà Đội sẽ mang lại cho học sinh khi họ tham gia vào Đội.
B. Thể hiện niềm vui khi vào Đội; tạo cho Đội viên những khao khát, mơ ước; nhắn nhủ Đội viên hãy học tâp, hoạt động hết mình.
C. Những điều đã trải qua với tư cách là Đội viên của chị kể cho em nghe.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Hai câu sau đây có gì khác nhau?
1. Cậu đến sớm.
2. Cậu đến sớm thế!
A. Câu 2 có thêm từ “thế”, dấu (.) thành dấu (!).
B. Câu 1 thể hiện một sự mô tả, trình bày. Câu 2 thể hiện cảm xúc.
C. Câu 1 có tính chất văn xuôi. Câu 2 có tính chất thực tế.
D. Cả A và B.
Câu 8: Đâu là thứ tự đúng của một bản thông báo?
A. Tiêu đề, nội dung, người viết
B. Nội dung, tiêu đề, người viết
C. Người viết, nội dung, tiêu đề.
D. Tên, cách trình bày, cơ cấu giải thưởng.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Đâu là cách hiểu đúng của hai câu thơ sau:
Nắng vườn trưa mênh mông
Bướm bay như lời hát
A. Một mảnh vườn tươi đẹp vô cùng, có nắng chan hoà, bướm bay rập rờn.
B. Vườn trưa là chỉ nơi nhân vật đang sống, có nắng, có bướm bay.
C. Nắng ở đây là chỉ đất nước, đất nước không chỉ ở nơi em sống mà rộng bao la, mênh mông. Bướm bay được ví như lời hát sẽ đi theo em, cho em thêm vui và thêm động lực.
D. Cả B và C.
Câu 2: Câu thơ nào sau đây có tính liên kết, hô ứng với hai câu thơ sau:
Cánh buồm là tiếng gọi
Mặt biển và dòng sông.
A. Một trời xanh vẫn đợi
B. Con tàu là đất nước
C. Khao khát lại bắt đầu
D. Cánh buồm giương trong gió
Câu 3: Hai câu thơ sau có thể được hiểu như thế nào?
Con tàu là đất nước
Đưa ta tới bến xa
A. Đất nước sẽ giúp em đi đến những chân trời mới, biết được những điều hay, mới lạ, đến những nơi em sẽ đóng góp được cho đất nước.
B. Đất nước ta giống hình con tàu, có thể di chuyển trên mặt biển, có thể đi tới bất cứ đâu trên hành tinh.
C. Con tàu sẽ đưa ta đến một nơi xa. Câu thơ nhằm khẳng định về tính chất của Đoàn Đội.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Hai đoạn thơ 3 và 4 nhắn nhủ chúng ta điều gì?
A. Hãy tìm tòi khám phá, hãy mơ ước và tìm đến những chân trời mới, Đội hay đất nước tươi đẹp sẽ giúp em đến được nơi đó.
B. Hãy rời xa nơi em đang sống và đi tới một nơi khác lạ để học hỏi.
C. Những con sóng xô ngoài kia có thể làm em nản chí nhưng không bao giờ được từ bỏ ước mơ và khát vọng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Giả sử em phải viết một thông báo của lớp về việc đăng kí tham gia cuộc thi bơi lội cấp trường. Phần nào sau đây em không cần thiết phải đưa vào thông báo?
A. Cuộc thi được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
B. Ai được đăng kí tham gia?
C. Thời hạn và cách đăng kí tham gia
D. Các kĩ thuật bơi lội và cách bơi sao cho nhanh nhất.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cách so sánh ở trong khổ thơ thứ hai có gì hay?
A. Việc so sánh màu đỏ không bao giờ phai trên chiếc khăn quàng giống như lời ru của cha mẹ còn mãi trong tâm trí thật đặc biệt. Một cách so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng, làm cho sự tươi thắm càng trở nên thiêng liêng.
B. Cách so sánh thật độc đáo, vừa mang ý nghĩa thực tế, vừa mang ý nghĩa tâm linh.
C. Việc so sánh những gì mà Đội cho mình cũng giống như tình cảm của cha mẹ dành cho mình thể hiện một tình cảm chân thành, bao la và gửi gắm bao điều.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ?
A. Bố cục trong bài thơ chặt chẽ, từ ngữ, ý thơ được sử dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển.
B. Rất nhiều từ ngữ trong bài thơ có hai lớp nghĩa, thể hiện tính hình tượng cao.
C. Việc hạn chế các từ láy trong bài khiến bài thơ nhàm chán, mất tính hồn nhiên cho học sinh tiểu học.
D. Nhân vật trong bài thơ vui khi được kết nạp vào Đội.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 16: Ngày em vào đội