Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều CĐF Bài 4: Sắp xếp nổi bọt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐF_Bài 4_Sắp xếp nổi bọt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 4: SẮP XẾP NỔI BỌT

 

1. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Thuật toán nổi bọt kết thúc khi nào?

A. Khi không còn bất cứ cặp liền kề (ai, ai+1) nào trái thứ tự mong muốn.

B. Khi trong một lượt không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

C. Cả hai ý A và B đều đúng.

D. Cả hai ý A và B đều sai.

 

Câu 2: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, khi nào hai phần tử liền kề được đổi chỗ?

A. Khi một phần tử lớn nhất dãy.

B. Khi đúng thứ tự mong muốn.

C. Khi trái thứ tự mong muốn.

D. Khi một phần tử nhỏ nhất dãy.

Câu 3: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì:

A. Không cần làm gì.

B. Chuyển xuống cuối dãy.

C. Đổi chỗ cho nhau.

D. Tất cả đều sai.

Câu 4: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là gì?

A. Dãy sẽ còn cặp phần tử liền kề mà không đúng thứ tự tăng dần.

B. Dãy sẽ không còn cặp phần tử liền kề mà không đúng thứ tự tăng dần.

C. Dãy sẽ còn cặp phần tử liền kề mà đúng thứ tự tăng dần.

D. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu 5: Trong thuật toán sắp xếp nỗi bọt, khi nào hai phân tử liền kề được đổi chỗ?

A. Khi hai phân tử liên kề nằm đúng với thứ tự mong muốn

B. Khi hai phân tử liền kề nằm chưa đúng với thứ tự mong muốn

C. Khi các phần tử liên kề đã nằm đúng với thứ tự mong muốn

D. Tất cả đều sai

Câu 6: Số lần đổi chỗ của các phần tử liền kề trong thuật toán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào:

A. Số phần tử của dãy.

B. Số cặp phần tử liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn.

C. Số phần tử dương của dãy.

D. Số các phần tử liền kề đã nằm đúng với thứ tự mong muốn.

Câu 7: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi:

A. Dãy chưa sắp xếp xong=sai.

B. Số lần lặp bằng số phần tử của dãy.

C. Các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy

D. Dãy chưa sắp xếp xong=đúng.

Câu 8: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì:

A. Không cần làm gì.

B. Chuyển xuống cuối dãy.

C. Đổi chỗ cho nhau.

D. Tất cả đều sai.

Câu 9: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách nào?

A. Thay thế.

B. Thay đổi.

C. Hoán đổi.

D. Cả A, B và C.

 

Câu 10: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách

A. Chọn phần tử có giá trị bé nhất đặt vào đầu danh sách.

B. Chọn phần tử có giá trị lớn nhất đặt vào đầu danh sách.

C. Hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.

D. Chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo danh sách sắp xếp theo đúng thứ tự.

 

Câu 11:Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi các phần tử liền kề bao nhiêu lần?

A. Một lần.

B. Hai lần.

C. Mười lần.

D. Nhiều lần.

 

Câu 12: Sắp xếp nổi bọt là:

A. Thực hiện bằng cách hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.

B. Thực hiện bằng cách chia đôi dãy để tìm kiếm

C. Thực hiện tìm kiếm từ đầu dãy đến cuối dãy

D. Thực hiện tìm kiếm và chia đôi dãy để tìm kiếm

 

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1: Trong một bài toán, thực hiện so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề nếu chúng đúng với thứ tự. Việc làm này đang sử dụng thuật toán nào?

A. Thuật toán sắp xếp chọn.

B. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.

C. Thuật toán tìm kiếm tuần tự.

D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân.

Câu 2: Làm thế nào để cho máy tính biết một dãy đã có thứ tự tăng dần?

A. Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số không liền kề cho đến khi không còn cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn.

B. Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số liền kề cho đến khi không còn cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn.

C. Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số tùy ý cho đến khi không còn cặp tùy ý nào trái thứ tự mong muốn.

D. Máy tính phải so sánh lần lượt các cặp số định sẵn cho đến khi không còn cặp này nào trái thứ tự mong muốn.

Câu 3: Hoán đổi vị trí hai phần tử liên tiếp khi chúng không đúng thứ tự là cách sắp xếp của thuật toán nào?

A. Nổi bọt.

B. Chọn.

C. Tìm kiếm tuần tự

D. Tìm kiếm nhị phân

Câu 4: Điền vào dấu …trong phát biểu sau: “Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì. Sau đó …..một vị trí để xét cặp tiếp theo, so sánh và đổi chỗ nếu cần.”

A. Dịch sang phải.

B. Dịch sang trái.

C. Chuyển về vị trí đầu tiên.

D. Chuyển đến vị trí cuối cùng.

Câu 5: “Thực hiện một lượt xét các cặp số kề nhau để đổi chỗ” là một bài toán con khi thực hiện sắp xếp nổi bọt. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn những câu đúng:

A. Phải giải 10 bài toán con nói trên.

B. Phải giải 9 bài toán con nói trên.

C. Phải giải 1 bài toán con nói trên.

D. Tùy theo dãy đầu vào mà số lần giải bài toán con khác nhau.

 

Câu 6: Điền vào chỗ chấm (……)

Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện nhiều phép (…...(1)...…) và (…...(2)..…) các cặp phần tử liền kề cho đến khi không còn bất kì cặp phần tử liền kề nào trái (…..(3)..…) mong muốn.

A. (1) thứ tự; (2) đổi chỗ; (3) so sánh

B. (1) đổi chỗ; (2) so sánh; (3) sắp xếp

C. (1) so sánh; (2) đổi chỗ; (3) thứ tự

D. (1) sắp xếp; (2) so sánh; (3) thứ tự

Câu 7: Thao tác “đổi chỗ” là một việc phải làm khi sắp xếp nổi bọt. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng:

A. Phải thực hiện 10 lần đổi chỗ.

B. Phải thực hiện 9 lần đổi chỗ.

C. Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.

D. Không đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.

Câu 8: Khi nào thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt chỉ cần một lượt so sánh các cặp liền kề và đổi chỗ?

A. Khi dãy chỉ có một cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.

B. Khi dãy chỉ có hai cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.

C. Khi dãy chỉ có ba cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.

D. Khi dãy chỉ có bốn cặp liền kề trái thứ tự mong muốn.

Câu 9: Khẳng định nào sau đây là sai về sắp xếp nổi bọt?

A. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt khi có cặp phân tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau trái lại thì không cần làm gì

B. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi: Dãy chưa sắp xếp xong => sai

C. Số lần đổi chỗ của các phân tử liền kề trong thuật toán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào số cặp phân tử liên kề năm trái với thứ tự mong muốn

D. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa

 

Câu 10: Khi nào thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt chỉ cần một lượt so sánh các cặp phân tử liền kề và đổi chỗ?

A. Khi các phần tử liền kề đã nằm đúng với thứ tự mong muốn

B. Không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn

C. Khi dãy số chỉ có một cặp liên kề nằm trái với thứ tự mong muốn và sau đó không còn bất kì lượt đổi chỗ nào nữa

D. Tất cả đều sai

 

Câu 11:Vì sao thuật toán sắp xếp này lại được gọi là sắp xếp nổi bọt?

A picture containing text, calculator, electronics

Description automatically generated

A. Nó không thực hiện phép so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề cho đến khi không còn bất kì cặp phần tử liền kề nào trái thứ tự mong muốn.

B. Nó thực hiện nhiều phép so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề cho đến khi không còn bất kì cặp phần tử liền kề nào trái thứ tự mong muốn.

C. Nó chỉ thực hiện một phép so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề.

D. Nó chỉ thực hiện hai phép so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề.

Câu 12: Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì.

B. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi: Dãy chưa sắp xếp xong=sai.

C. Số lần đổi chỗ của các phần tử liền kề trong thuật toán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào số cặp phần tử liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn

D. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: Cho dãy 3, 6, 4, 9, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 9 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 2: Để sắp xếp dãy 2, 6, 4, 9 theo thứ tự tăng dần bằng thuật toán nổi bọt thì có bao nhiêu lần đổi chỗ hai phần tử liền kề:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 3: Cho dãy 3, 6, 5, 9, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, ở bước đầu tiên hai phần tử đổi chỗ cho nhau là:

A. 6 và 5

B. 3 và 6

C. 9 và 1

D. 3 và 1

Câu 4: Cho dãy 2, 4, 3, 8, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 8 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 5: Cho dãy 2, 4, 3, 8, 9. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 9 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 6: Để sắp xếp dãy 1, 4, 2, 6 theo thứ tự tăng dần bằng thuật toán nổi bọt thì có bao nhiêu lần đổi chỗ hai phân tử liền kề?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 7: Cho dãy 2, 4, 3, 8, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, ở bước đầu tiên hai phần tử đổi chỗ cho nhau là:

A. 4 và 3

B. 2 và 4

C. 8 và 1

D. 2 và 1

Câu 8: Để sắp xếp dãy 4, 3, 2, 1 theo thứ tự giảm dần bằng thuật toán nổi bọt thì có bao nhiêu lần đổi chỗ hai phần tử liền kề :

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 Câu)

Câu 1: Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18.  Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Em hãy chọn phương án mô tả đúng dãy số sắp xếp sau mỗi vòng lặp.

A. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 18, 20 → 10, 15, 18, 20.

B. 15, 20, 10, 18 → 10, 20, 15, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.

C. 15, 20, 10, 18 → 15, 10, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.

D. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.

Câu 2: Em hãy sắp xếp các bước sau đây theo đúng thứ tự để hoàn thành công việc hoán đổi chất lỏng đựng trong hai cốc A và B (sử dụng cốc C không đựng gì là cốc trung gian).

a) Đỗ chất lỏng từ cốc B sang cốc A.

b) Đỗ chất lỏng từ cốc C sang cốc B.

c) Đổ chất lỏng trong cốc A sang cốc C.

A. a → c → b

B. b → c → a

C. c → a → b

D. c → b → a

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay