Trắc nhiệm bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Địa lý 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nhiệm bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản. Bộ trắc nhiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng em sẽ bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (16 câu)

 

Câu 1. Núi già thường có đỉnh là:

A. Phẳng.

B. Nhọn.

C. Cao.

D. Tròn.

 

Câu 2. Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản:

A. Kim loại màu. 

B. Phi kim loại. 

C. Kim loại

D. Nhiên liệu. 

 

Câu 3. Vùng đất rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao từ 500 m đến 1 000m so với mực nước biển là:

A. Núi.

B. Cao nguyên.

C. Trung du.

D. Bình nguyên.

 

Câu 4. Dựa vào thời gian hình thành, người ta chia ra:

A. Núi trung bình, núi thấp.

B. Núi lửa, núi đá vôi.

C. Núi cao, núi trung bình.

D. Núi già, núi trẻ.

 

Câu 5. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là:

A. Trên 500m.

B. Từ 300 - 400m.        

C. Dưới 300m.

D. Từ 400 - 500m.

 

Câu 6. Núi trẻ là núi có đặc điểm:

A. Đỉnh tròn, sườn dốc.

B. Đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

D. Đỉnh nhọn, sườn thoải.

 

Câu 7. Dựa vào độ cao tuyệt đối, người ta phân núi thành

A. 2 loại. 

B. 3 loại. 

C. 4 loại. 

D. 5 loại.

 

Câu 8. Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?

A. Từ 200 - 300m.

B. Trên 400m.

C. Từ 300 - 400m.

D. Dưới 200m.

 

Câu 9. Núi già là núi có đặc điểm:

A. Đỉnh tròn, sườn thoai thoải.

B. Đỉnh nhọn, sườn thoai thoải.

C. Đỉnh tròn, sườn dốc.

D. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

 

Câu 10. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là:

A. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. Có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

C. Độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

D. A và B đều đúng. 

 

Câu 11. Khoáng sản là gì?

A. Các loại đá chứa nhiều khoáng vật.

B. Nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất.

C. Những tích tụ trong tự nhiên của khoáng sản được con người khai thác và sử dụng. 

D. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật.

 

Câu 12. Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại?

A. Crôm, titan, mangan.

B. Apatit, đồng, vàng.

C. Than đá, dầu mỏ, khí.

D. Đồng, chì, kẽm.

 

Câu 13. Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản nào sau đây?

A. Phi kim loại.

B. Nhiên liệu.

C. Kim loại màu.

D. Kim loại đen.

 

Câu 14. Đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới:

A. 400m.

B. 500m.

C. 200m.

D. 300m.

 

Câu 15. Lớp nào sau đây của Trái Đất chứa các loại kim loại nặng?

A. Lớp vỏ Trái Đất

B. Manti dưới.

C. Manti trên.

D. Nhân Trái Đất.

 

Câu 16. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao:

A. Trên 500m.

B. Từ 300 - 400m.        

C. Dưới 300m.

D. Từ 400 - 500m.

 

2. THÔNG HIỂU (19 câu)

 

Câu 1. Đa số khoáng sản tồn tại trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Dẻo.

 

Câu 2. Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến

A. Mực nước biển.

B. Chân núi.

C. Đáy đại dương.

D. Chỗ thấp nhất của chân núi.

 

Câu 3. Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:

A. Nơi có sườn thoải.

B. Mực nước biển.

C. Đáy đại dương.

D. Chỗ thấp nhất của chân núi.

 

Câu 4. Núi được hình thành bởi:

A. Động đất .

B. Núi lửa.

C. Sự chuyển động của vỏ Trái Đất. 

D. Cả 3 nguyên nhân trên.

 

Câu 5. Loại khoáng sản kim loại gồm?

A. Sắt, kẽm, ti-tan, vàng.

B. Đồng, chì, kẽm, sắt.

C. A-pa-tít, ti-tan, chì, kẽm.

D. Crôm, ti-tan, thạch anh.

 

Câu 6. Hãy cho biết loại khoáng sản nào dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?

A. Kim loại.

B. Phi kim loại.

C. Nhiên liệu.

D. Vật liệu xây dựng.

 

Câu 7. Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?

A. 4 loại.

B. 5 loại.

C. 2 loại. 

D. 3 loại.

 

Câu 8. Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung chủ yếu ở khu vực:

A. Tây Nguyên.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

 

Câu 9. Núi già được hình thành cách đây bao nhiêu năm?

A. Hàng triệu năm

B. Hàng trăm triệu năm

C. Hàng chục triệu năm

D. Vài trăm năm

 

Câu 10. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp là:

A. Núi cao.

B. Núi thấp.

C. Núi già.

D. Núi trẻ.

 

Câu 11. Nguyên nhân hình thành núi trẻ là:

A. Do nội lực

B. Do ngoại lực

C. Do nội lực và ngoại lực

D. Ý kiến khác

 

Câu 12. Đâu không phải là tác động của nội lực?

A. Sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp.

B. Sinh ra động đất và núi lửa.

C. Sinh ra các đồng bằng châu thổ.

D. Làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống.

 

Câu 13. Núi trẻ được hình thành cách đây bao nhiêu năm?

A. Hàng triệu năm.

B. Vài trăm năm.

C. Hàng chục triệu năm.

D. Vài nghìn năm.

 

Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với núi và độ cao của núi?

A. Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.

B. Sườn núi càng thoải thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.

C. Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển.

D. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi.

 

Câu 15. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

 

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Dạng địa hình nhô cao.

B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

 

Câu 17. Ý nào sau đây không đúng khi nói về công dụng của các loại khoáng sản?

A. Khoáng sản năng lượng: nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất,...

B.  Khoáng sản kim loại: nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu (sản xuất gang, thép, đồng,...).

C. Khoáng sản phi kim loại: nguyên liệu sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng,..

D. Tất cả các loại khoáng sản đều tồn tại vĩnh cửu trong lòng đất và không ngừng gia tăng trữ lượng.

 

Câu 18. Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia làm:

A. Núi cao và núi thấp.

B. Núi già và núi trẻ.

C. Núi thấp và núi trẻ.

D. Núi cao và núi già.

 

Câu 19. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là:

A. Độ cao tuyệt đối khoảng 200m.

B. Đỉnh tròn, sườn thoải.

C. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

D. Thích hợp trồng cây công nghiệp.

 

3. VẬN DỤNG (10 câu)

 

Câu 1. Ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” nằm trên lãnh thổ nước ta là:

A. Núi Bạch Mã.

B. Núi Phan-xi-păng.

C. Núi Ngọc Linh.

D. Núi Trường Sơn.

 

Câu 2. Phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản vì:

A. Khoáng sản là tài nguyên quí hiếm

B. Khoáng sản có rất ít nhưng nhiều chủng loại

C. Khoáng sản hình thành trong thời gian dài

D. Khoáng sản đang dần bị cạn kiệt

 

Câu 3. Bắc Cực chứa nhiều tài nguyên nào chưa được khai thác:

A. Vàng.

B. Dầu mỏ.

C. Bạch kim.

D. Than đá.

 

Câu 4. Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc:

A. Núi thấp.

B. Núi già.

C. Núi cao.

D. Núi trẻ.

 

Câu 5. Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Tây Nguyên.

 

Câu 6. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây:

A. Lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. Công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. Công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. Thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

 

Câu 7. Hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng?

A. Sông Thái Bình, sông Đà.

B.  Sông Cả, sông Đà Nẵng.

C. Sông Cửu Long, sông Hồng.

D. Sông Mã, sông Đồng Nai.

 

Câu 8. Động Phong Nha – Kẻ Bàng là:

A. Địa hình cacxtơ.

B. Núi già.

C. Núi trẻ.

D. Hang động.

 

Câu 9. Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là

A. 1100m. 

B. 1150m. 

C. 950m. 

D. 1200m.

 

Câu 10. Vùng núi đá vôi Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh:

A. Thanh Hóa.

B. Nghệ An.

C. Quảng Nam.

D. Quảng Bình.

 

4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)

 

Câu 1. Dãy núi nào trước đây từng là biển?

A. Alps.

B. Andes.

C. Atlas.

D. Hi-ma-lay-a.

 

Câu 2. Độ cao của các đỉnh núi ghi trên bản đồ là:

A. Độ cao tuyệt đối.

B. Độ cao tương đối.

C. Độ cao ước lượng theo vĩ độ.

D. Độ cao phỏng đoán.

 

Câu 3. Đâu không phải là một đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta?

A. Nước ta có cấu trúc địa hình khá đa dạng, trong đó đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.

C. Các dãy núi của nước ta chủ yếu có hình vòng cung.

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

 

Câu 4. Ở các khu vực địa hình khác nhau sẽ có sự phân hóa về kinh tế. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, cho biết nhận định nào sau đây không đúng.

A. Ở những vùng có nhiều đồi núi, cao nguyên, chăn nuôi gia súc lớn và trồng các cây công nghiệp được ưu tiên phát triển

B. Ở những vùng đồng bằng, được bồi tụ bởi phù sa các con sông lớn, thuận lợi để phát triển nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu.

C. Các mỏ khoáng sản của nước ta đa phần được phân bố ở ngoài khơi biển Đông.

D. Ở các tỉnh ven biển, nghề làm muối và đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản phát triển.

 

Câu 5. Trên thế giới, các khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt,… phân bố nhiều ở các quốc gia nào?

A. Các nước Trung Đông

B. Nga, Trung Quốc

C. Mỹ, châu Phi

D. Nga, Mỹ, các quốc gia Trung Đông.

 

Câu 6. Nghỉ hè Nam được ba mẹ cho đi du lịch núi Bà Đen có độ cao tuyệt đối là 

996m. Em hãy cho biết núi Bà Đen thuộc dạng núi nào sau đây?

A. Núi cao.

B. Núi rất cao.

C. Núi thấp.

D. Núi trung bình.

 

Câu 7. Đâu là dãy núi già:

A. Dãy Himalaya.

B. Dãy Anđét.

C. Dãy Uran.

D. Dãy Anpơ.

 

Câu 8. Núi có độ cao lớn nhất thế giới là:

A. Núi Phan-xi-păng.

B. Núi An-đet.

C. Núi Cooc-đi-ê.

D. Núi E-vơ-ret.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay