Trắc nhiệm bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ

Địa lý 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nhiệm bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ. Bộ trắc nhiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng em sẽ bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

 

Câu 1. Bản đồ là:

A.Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái đất.

B. Hình vẽ thực tế của một khu vực.

C. Hình vẽ của một quốc gia được thu nhỏ lại.

D. HÌnh vẽ sơ sài về một khu vực.

 

Câu 2. Với mỗi phép chiếu bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm:

A. Giống nhau.

B. Khác nhau.

C. Hoàn toàn giống nhau.

D. Tương đối khác nhau.

 

Câu 3. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

A.Các đường kinh, vĩ tuyến.

B. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.

C. Mép bên trái tờ bản đồ.

D. Các mũi tên chỉ hướng.

 

Câu 4. Hiện nay, bản đồ được sử dụng trong:

A. Cuộc sống hàng ngày.

B. Điều hành công việc của các công ty.

C. Quản lí xã hội của các quốc gia.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 5. Dựa trên yếu tố nào để các chuyên gia lựa chọn phép chiếu trên bản đồ phù hợp:

A. Vị trí lãnh thổ.

B. Theo yêu cầu, mục đích của việc xây dựng bản đồ.

C. Quy mô và hình dạng lãnh thổ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 6. Kí hiệu bản đồ không chưa đựng nội dung phản ánh về:

A. Vị trí, phân bố trong không gian.

B. Số lượng trong không gian.

C. Mức độ thu nhỏ khoảng cách trong không gian.

D. Sự phát triển trong không gian.

 

Câu 7. Người ra dùng các kí hiệu để thể hiện:

A. Đối tượng địa lý.

B. Đối tượng.

C. Sự vật.

D. Hiện tượng.

 

Câu 8. Theo phân loại kí hiệu bản đồ có bao nhiêu loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

Câu 9. Kí hiệu bản đồ có bao nhiêu dạng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

Câu 10. Tỉ lệ bản đồ là:

A. Yếu tố để xác định mức độ phóng to khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.

B. Yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.

C. Yếu tố dùng để thể hiện chi tiết một khu vực như làng, xã huyện.

D. Yếu tố dùng để xây dựng bản đồ quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu.

 

Câu 11. Có mấy cách thể hiện tỉ lệ bản đồ?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

 

Câu 12. Cách đơn giản nhất để tính được khoảng cách thực tế giữa hai điểm trên bản đồ ta dùng:

A. Tỉ lệ thước.

B. Tỉ lệ số.

C. Tỉ lệ chữ.

D. Cả A, B, C đều sai.

 

Câu 13. Để tính khoảng cách theo đường thẳng (đường chim bay) giữa hai địa điểm ta dùng:

A. Com-pa.

B. Mảnh giấy có cạnh thẳng.

C. Thước kẻ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 14. Để xác định phương hướng trên bản đồ, ta dựa vào:

A. Mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ.

B. Mũi tên chỉ hướng đông trong bản đồ.

C. Mũi tên chỉ hướng nam trong bản đồ.

D. Mũi tên chỉ hướng tây trong bản đồ.

 

Câu 15. Có mấy cách xác định phương hướng chính trên bản đồ:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 

Câu 16. Có mấy hướng chính trên bản đồ?

A. 4.

B. 8.

C. 10.

D. 2.

 

Câu 17. Người ta chia bản đồ ra làm mấy nhóm:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

 

Câu 18. Nhóm bản đồ địa lí chung thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể trên bề mặt đất là:

A. Ranh giới hành chính.

B. Các vùng sản xuất.

C. Sinh vật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 19. Đường đồng mức là đường nối những điểm:

A. Xung quanh chúng.

B. Có cùng một độ cao.

C. Ở gần nhau với nhau.

D. Cao nhất bề mặt đất.

 

Câu 20. Bảng chú giải thường được đặt ở vị trí nào trên bản đồ?

A. Phía trên cùng bên trái.

B. Phía trên cùng bên phải.

C. Ở giữa bản đồ.

D. Ở phía dưới hoặc những khu vực trống trên bản đồ.

 

2. THÔNG HIỂU (22 câu)

 

Câu 1. Đâu không phải là yếu tố cơ bản của bản đồ:

A. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ.

B. Phương hướng trên bản đồ.

C. Tỉ lệ bản đồ.                                 

D. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

 

Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới:

A. Khi vẽ bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái đất sang mặt phẳng.

B. Khi chuyển bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng, các lãnh thổ thể hiện trên bản đồ đều bị biến dạng nhất định so với hình dạng thực trên bề mặt Trái đất.

C. Các vùng đất được biểu hiện trên bản đồ luôn đúng về diện tích nhưng có thể đúng hoặc sai về hình dạng.

D. Khu vực càng xa trung tâm hình chiếu thì sự biến dạng càng rõ rệt.

 

Câu 3. Với cùng một vị trí địa lí trên Trái Đất nhưng lại có các bản đồ khác nhau là do:

A. Cách vẽ của từng tác giả.

B. Có kinh vĩ tuyến khác nhau.

C. Mặt phẳng giấy khác nhau.

D. Các phép chiếu khác nhau.

 

Câu 4. Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được:

A. Kết quả đúng tương đối.

B. Kết quả tuyệt đối.

C. Kết quả bị sai số.

D. A, B đúng.

 

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ:

A. Đối với bản đồ đen trắng, người ta dùng sắc độ đậm nhạt, các nét kẻ hoặc các cách thể hiện khác nhau để thay thế.

B. Hệ thống kí hiệu trên bản đồ được coi là ngôn ngữ đặc biệt của bản đồ.

C. Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

D. Cần xem hình thức của bản đồ trước khi đọc nội dung bản đồ.

 

Câu 6. Đối tượng địa lí nào dưới đây không dùng kí hiệu điểm:

A. Đường ô tô, số đường.

B. Sân bay.

C. Cảng biển.

D. Thành phố.

 

Câu 7. Kí hiệu hình học thể hiện đối tượng địa là nào dưới đây?

A. Mỏ ni-ken.

B. Mỏ sắt.

C. Mỏ a-pa-tít.

D. Mỏ bô-xít.

 

Câu 8. Đối tượng địa lí nào dưới đây không dùng kí hiệu diện tích:

A. Hoang mạc.

B. Đầm lầy.

C. Sông, suối.

D. Vùng cây công nghiệp.

 

Câu 9. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chú giải bản đồ:

A. Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.

B. Cần đọc bảng chú giải và hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu trước khi đọc nội dung bản đồ.

C. Người ta sử dụng đường đồng mức hoặc thang màu để thể hiện địa hình trên bề mặt Trái đất.

D. Đối với bản đồ địa lí thành phố Hà Nội, người ta tập trung làm nổi bật một số yếu tố về địa giới tỉnh, thành phố, khu dân cư, cầu cảng, bến xe,…thông qua chú giải bản đồ.

 

Câu 10. Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa gì?

A. Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

B. Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.

C. A, B đều đúng.

D. A, B đều sai.

 

Câu 11. Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1 000.000 là bản đồ có tỉ lệ:

A. Nhỏ.

B. Trung bình.

C. Lớn.

D. Rất lớn.

 

Câu 12. Bản đồ có tỉ lệ từ 1 : 200 000 đến 1 : 1 000 000 là bản đồ có tỉ lệ:

A. Rất lớn.

B. Lớn.

C. Trung bình.

D. Rất nhỏ.

 

Câu 13. Bản đồ có tỉ lệ lớn hơn 1 : 200 000 là:

A. Rất nhỏ.

B. Trung bình.

C. Lớn.

D. Rất lớn.

 

Câu 14. Thường được dùng để xây dựng bản đồ địa phương như cấp tỉnh Việt Nam là:

A. Bản đồ tỉ lệ lớn.

B. Bản đồ tỉ lệ trung bình.

C. Bản đồ tỉ lệ nhỏ.

D. Bản đồ tỉ lệ rất nhỏ.

 

Câu 15. Riêng bản đồ khu vực Bắc Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng:

A. Nam.

B. Bắc.

C. Đông.

D. Tây.

 

Câu 16. Riêng bản đồ khu vực Nam Cực, các đường kinh tuyến đều chỉ hướng:

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

 

Câu 17. Trong các cách ghi sau, cách ghi đúng để ghi tỉ lệ bản đồ là:

A. 1/1000.

B. 1-1000.

C. 1x1000.

D. 1:1000.

 

Câu 18. Khoảng cách được mô tả trên bản đồ có mối quan hệ như thế nào với khoảng cách ngoài thực tế:

A. Luôn nhỏ hơn.

B. Có thể giống hoặc khác khoảng cách ngoài thực tế.

C. Được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định.

D. Không có mối liên hệ gì.

 

Câu 19. Ý nào sau đây không đúng:

A. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

B. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

C. Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.

D. Bản đồ dùng tỉ lệ số hay tỉ lệ thước đều không làm sai lệch tỉ lệ chung của bản đồ.

 

Câu 20. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng:

A. Rất nhỏ.

B. Nhỏ.

C. Trung bình.

D. Lớn.

 

Câu 21. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là:

A. Đọc bảng chú giải.

B. Tìm phương hướng.

C. Xem tỉ lệ bản đồ.

D. Đọc đường đồng mức.

 

Câu 22. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Tượng hình.

B. Tượng thanh.

C. Hình học.

D. Chữ.

 

3. VẬN DỤNG (22 câu)

 

Câu 1. Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là

A. Hệ thống radar.

B. Ống nhòm.

C. La bàn.

D. Địa chấn kế.

 

Câu 2. Muốn tính các khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỷ lệ?

A. Tỷ lệ số.

B. Tỷ lệ thước.

C. Cả tỷ lệ thước và tỷ lệ số.

D. Chỉ cần đo trên bản đồ.

 

Câu 3. So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng:

A. Đông.

B. Bắc.

C. Nam.

D. Tây.

 

Câu 4. Người ta chia bản đồ ra làm hai nhóm nào sau đây?

A.Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.

B. Bản đồ địa lí thế giới và bản đồ địa lí các khu vực.

C. Bản đồ địa lí giáo khoa và tập bản đồ Atlat địa lí.

D. Bản đồ địa lí chuyên đề và bản đồ địa lí Việt Nam.

 

Câu 5. Bằng phương pháp chiếu đồ các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là 2 đường thẳng song song nên càng về 2 cực sẽ:

A. Càng ít sai lệch.

B. Sai số.

C. Đúng như ban đầu.

D.Sai lệch càng lớn.

 

Câu 6. Bản đồ có các đường kinh tuyến chụm về 2 cực thì đường kinh tuyến ở 0o sẽ là đường:

A. Cong

B.Thẳng

C. Xiên

D. Zích zắc

 

Câu 7. Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?

A. Ảnh nghệ thuật đường phố.
B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.
C. Ảnh vệ tinh, hàng không.  
D. Ảnh hàng hải, viễn thông.

 

Câu 8.Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người sử dụng thấy được đặc điểm nào sau đây?

A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.
B. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.
C. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.
D. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian.

 

Câu 9. Quan sát bản đồ thế giới và cho biết, nếu muốn bay từ Việt Nam tới Sing-ga-po thì cần bay theo hướng nào?

A. Hướng Tây.

B. Hướng Đông Bắc.

C.Hướng Đông Nam.

D. Hướng Tây Nam.

 

Câu 10. Máy bay đi từ Hà Nội đến Băng Cốc (Thái Lan), bay theo hướng nào sau đây?

A. Hướng Nam.

B. Hướng Tây.

C. Hướng Bắc.

D.Hướng Tây Nam.

 

Câu 11. Cho biết bản đồ A có tỉ lệ: 1 : 500.000, bản đồ B có tỉ lệ 1 : 20.000.000. So sánh tỉ lệ và mức độ thể hiện các đối tượng địa lí giữa bản đồ A với bản đồ B ?

A. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.

B. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.

C. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.

D. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.

 

Câu 12. Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy đủ nhất trong các bản đồ sau?

A. Bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000

B. Bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000

C. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000

D. Bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000

 

Câu 13. Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

A. 1: 7.500

B. 1: 15.000

C. 1: 200.000

D.1: 1.000.000

 

Câu 14. Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?

A.1: 7.500

B. 1: 15.000

C. 1: 200.000

D. 1: 1.000.000

 

Câu 15. Bản đồ có tỉ lệ nhỏ nhất là:

A. 1 : 900.000

B. 1 : 100.000

C.1 : 3 000.000

D. 1 : 1 000.000

 

Câu 16. Bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, cho biết 4 cm trên bản đồ ứng với:

A.150 km trên thực địa.

B. 200 km trên thực địa.

C. 250 km trên thực địa.

D. 300 km trên thực địa.

 

Câu 17. Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:

A. 10km.

B. 12km.

C. 16km.

D. 20km.

 

Câu 18. Dùng tỉ lệ cho biết đối với bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, 8cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:

A. 200km.

B. 300km.

C. 400km.

D. 500km.

 

Câu 19. Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là:

A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.

B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.

C. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.

D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

 

Câu 20. Đâu là bản đồ có tỉ lệ trung bình?

A. 1 : 500.000

B. 1 : 150.000

C. 1 : 100.000

D. 1 : 2000.000

 

Câu 21. Quãng đường từ Hà Nội đến thành phố Nam Định là 90km. Trên bản đồ tỉ lệ 1:1 000 000 quãng đường đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

A. 9cm.

B. 90cm.

C. 900cm.

D. 9000cm.

 

Câu 22. Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:

A. 1:600.000

B. 1:700.000

C. 1:500.000

D. 1:400.000

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

 

Câu 1. Đâu không phải là một phép chiếu đồ cơ bản trong địa lí?

A. Phép chiều hình trụ.

B. Phép chiếu hình nón.

C.Phép chiếu hình thang.

D. Phép chiếu phương vị.

 

Câu 2. Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến, khi xác định phương hướng chúng ta dựa vào:

A. Màu sắc trên bản đồ.

B. Kí hiệu trên bản đồ.

C. Hướng Bắc.

D. Hướng Tây.

 

Câu 3. Các nhà hàng hải sử dụng bản đồ có đường kinh vĩ tuyến là:

A. Đường cong.

B.Đường thẳng.

C. A, B đều đúng.

D. A, B đều sai.

 

Câu 4. Xác định khu vực chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão sau, biết cơn bão số 1 có vị trí ở khoảng 111° kinh Đông và 17° vĩ Bắc, cơn bão số 2 ở khoảng 107° kinh Đông và 19° vĩ Bắc. 

A. Gần khu vực miền Nam Việt Nam

B.Gần khu vực miền Trung và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

C. Cơn bão số 1 ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc), cơn bão số 2 đang ở ngoài Biển Đông.

D. Cả 3 phương án trên đều sai.

 

Câu 5. Sân trường của trường tiểu học Kim Đồng dạng hình chữ nhật có chiều dài 75m, chiều rộng 45m được vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1∶1500. Vậy trên bản đồ, chu vi của sân trường đó là:

A. 16cm.

B. 17cm.

C. 18cm.

D. 19cm.

 

Câu 6. Một mảnh đất được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1: 2000 có chiều dài là 5cm, chiều rộng là 3cm. Diện tích thực tế của mảnh đất đó là:

A. 3 0000 cm².

B. 600 0000 cm².

C. 3 000 m².

 

D. 6 000 m².

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay