Trắc nhiệm bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất

Địa lý 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nhiệm bài 9: Cấu tạo của Trái đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất. Bộ trắc nhiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng em sẽ bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (18 câu)

 

Câu 1. Vành đai lửa lớn nhất thế giới hiện nay là:

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

 

Câu 2. Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm:

A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.

B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.

C. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.

D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân .

 

Câu 3. Trạng thái các lớp của Trái đất (kể từ vỏ vào là):

A. Quánh dẻo - lỏng -lỏng, rắn - rắn chắc.

B. Lỏng, rắn - quánh dẻo, lỏng -rắn chắc.

C. Rắn, quánh dẻo - lỏng, lỏng - rắn (ở trong).

D. lỏng, quánh dẻo - rắn, lỏng - rắn chắc.

 

Câu 4. Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là:

A. 1 000oC.

B. 5 000oC.

C. 7 000oC.

D. 3 000oC.

 

Câu 5. Lõi Trái Đất có độ dày:

A. Trên 3000km.

B. 1000 km.

C. 1500 km.

D. 2000 km.

 

Câu 6. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào:

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Quánh dẻo.

D. Khí.

 

Câu 7. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

A. 9.

B. 6.

C. 8.

D. 7.

 

Câu 8. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm:

A. Di chuyển và tập trung ở nửa cầu Bắc.

B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào nhau hay tách xa nhau.

C. Cố định vị trí tại một chỗ.

D. Mảng lục địa di chuyển, mảng đại dương cố định.

 

Câu 9. Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?

A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.

B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.

C. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.

 

Câu 10. Nhiệt độ cao nhất của Trái Đất tập trung ở đâu?

A. Vỏ Trái Đất.

B. Lớp trung gian.

C. Thạch quyển.

D. Lõi Trái Đất.

 

Câu 11. Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

A. Man-ti.

B. Vỏ Trái Đất.

C. Nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa.

 

Câu 12. Thạch quyển là:

A. Lớp vỏ đá của Trái đất, gồm có vỏ Trái đất và phần trên cùng của man-ti.

B. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất.

C. Cá loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới dâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại.

D. Lớp vỏ đá được chia tách bới các đứt gãy sâu, tạo thành các mảng. 

 

Câu 13. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là:

A. Cẩm thạch.

B. Ba-dan.

C. Mác-ma.

D. Trầm tích.

 

Câu 14. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 70 - 80km.

B. Dưới 70km.

C. 80 - 90km.

D. Trên 90km.

 

Câu 15. Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái gì?

A. Rắn chắc.

B. Quánh dẻo.

C. Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.

D. Quánh dẻo đến lỏng.

 

Câu 16. Núi ngầm dưới đại dương hình thành khi nào?

A. Hai địa mảng xô vào nhau.

B. Hai địa mảng được nâng lên cao.

C. Hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.

D. Hai địa mảng tách xa nhau.

 

Câu 17. Động đất nhẹ mấy độ rich-te?

A. 5 - 5,9 độ.

B. 4 - 4,9 độ.

C. 6 - 6,9 độ.

D. trên 7 độ.

 

Câu 18. Động đất mạnh nhất mấy độ rich-te?

A. Dưới 6 độ.

B. 7 - 7,9 độ.

C. Dưới 7 độ.

D. Trên 8 độ.

 

2. THÔNG HIỂU (17 câu)

 

Câu 1. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

 

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất:

A. Là lớp trong cùng của Trái Đất.

B. Có độ dày lớn nhất.

C. Nhiệt độ cao nhất.

D. Vật chất ở trạng thái rắn.

 

Câu 3. Sự di chuyển các địa mảng tác động như thế nào đến việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?

A. Khi các địa mảng xô vào nhau sẽ hình thành các dãy núi 

B. Khi các địa mảng tách xa nhau sẽ hình thành các vực sâu

C. Khi các địa mảng trượt lên nhau sẽ tạo ra các vết nứt gãy

D. Cả A, B, C 

 

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vành đai lửa Thái Bình Dương?

A. Có dạng tương tự vành móng ngựa và trải dài trong khoảng 40000km.

B. Là cách gọi một khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương.

C. Không phải hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng.

D. Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn thế giới xảy ra dọc theo khu vực này.

 

Câu 5. Cho biết địa mảng nào tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây?

A. Mảng Bắc Mĩ.

B. Mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Thái Bình Dương.

D. Mảng Phi.

 

Câu 6. Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở:

A. Trên các lục địa.

B. Giữa các đại dương.

C. Các vùng gần cực.

D. Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

 

Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?

A. Tách rời nhau.

B. Xô vào nhau.

C. Hút chờm lên nhau.

D. Gắn kết với nhau.

 

Câu 8. Việc các địa mảng di chuyển là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. Bão, dông lốc.

B. Lũ lụt, hạn hán.

C. Núi lửa, động đất.

D. Lũ quét, sạt lở đất

 

Câu 9. Lớp có vai trò quan trọng đối với đời sống các loài sinh vật trên trái đất là:

A. Lớp vỏ.

B. Lớp trung gian.

C. Lớp lõi.

D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 10. Đâu là mảng đại dương của lớp vỏ Trái Đất:

A. Mảng Bắc Mĩ. 

B. Mảng Phi. 

C. Mảng Á – Âu.

D. Mảng Thái Bình Dương.

 

Câu 11. Thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành?

A. Các dãy núi ngầm.

B. Các dãy núi trẻ cao.

C. Đồng bằng.

D. Cao nguyên.

 

Câu 12. Phần lớn lớp man-ti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào sau đây?

A. Sóng thần, biển tiến. 

B. Động đất, núi lửa.

C. Núi lửa, sóng thần. 

D. Động đất, hẻm vực.

 

Câu 13. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.

B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.

C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.

D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.

 

Câu 14. Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì?

A. Khí hậu ấm áp

B. Nhiều hồ nước

C. Đất đai màu mỡ.

D. Giàu thủy sản.

 

Câu 15. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là:

A. Mực nước giếng thay đổi.

B. cây cối nghiêng hướng Tây.

C. động vật tìm chỗ trú ẩn.

D. mặt nước có nổi bong bóng.

 

Câu 16. Các dạng núi lửa chính trên Trái Đất là:

A. Núi lửa lớn và núi lửa nhỏ.

B. Núi lửa tắt và núi lửa hoạt động.

C. Núi lửa tắt và núi lửa gần tắt.

D. Núi lửa đang hoạt động và núi lửa sắp hoạt động.

 

Câu 17. Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin, mảng Ấn Độ - Australia.

B. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

C. Mảng Âu – Á mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia.

D. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia.

 

3. VẬN DỤNG (11 câu)

 

Câu 1. Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

A. Lập trạm dự báo động đất.

B. Xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.

C. Sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.

D. Xây dựng các hệ thống đê điều.

 

Câu 2. Biện pháp nào sau đây không phải để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?

A. Xây nhà chịu chấn động lớn.

B. Lập trạm dự báo

C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân.

D. Chuyển đến vùng có nguy cơ động đất

 

Câu 3. Quốc gia nào thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Nhật Bản.

D. Anh.

 

Câu 4. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

 

Câu 5. Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?

A. Bắc Mĩ.

B. Á - Âu.

C. Nam Mĩ.

D. Nam Cực.

 

Câu 6. Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới. Cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc với những mảng nào?

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Australia.

B. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi.

C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

D. Mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Philippin.

 

Câu 7. Dựa vào bản đồ, cho biết đại dương lớn nhất là đại dương nào?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Bắc Băng Dương.

D. Ấn Độ Dương.

 

Câu 8. Đại dương nhỏ nhất là đại dương nào?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Bắc Băng Dương.

D. Ấn Độ Dương.

 

Câu 9. Trên Trái Đất lục địa lớn nhất là:

A. Lục địa Nam Mĩ.

B. Lục địa Phi.

C. Lục địa Bắc Mĩ.

D. Lục địa Á – Âu.

 

Câu 10. Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất trong các lục địa:

A. Lục địa Phi.

B. Lục địa Nam Cực.

C. Lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. Lục địa Bắc Mỹ.

 

Câu 11. Một quốc gia được biết đến là nơi thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa là

A. Việt Nam.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Thái Lan.

 

 

4. VẬN DỤNG CAO (8 câu)

 

Câu 1. Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

A. Sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.

B. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. Sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

D. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

 

Câu 2. Dựa vào trạng thái cấu tạo bên trong của Trái Đất và sự vận động tự quay của Trái Đất. Hãy giải thích vì sao Trái Đất hình khối cầu lại có 2 đầu hơi dẹt (bản kính ở Xích đạo 6378 km, ở cực là 6358 km, hay chu vi ở Xích đạo là 40075 km, ở cực là 40008 km).

A. Do Trái Đất cấu tạo từ các mảng gần kề nhau (lớp đất đá mềm) dưới áp lực của khí quyền tác dụng nên nó tạo nên hình dạng hoàn chỉnh là hình cầu.

B. Do quá trình kiến tạo của các lớp địa chất, các địa mảng xô vào nhau làm Trái Đất bị nén ở phần Cực và phình ra ở Xích Đạo.

C. Do ảnh hưởng của vận tốc tự quay của Trái Đất ở xích đạo có đường kính lớn hơn so với đường kính đi qua hai cực làm Trái Đất phình ra ở Xích đạo.

D. A và C đều đúng. 

 

Câu 3. Cho biết ở chỗ tiếp xúc giữa 2 địa mảng khi nào hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, khi nào hình thành núi?

A. Nếu hai mảng địa hình tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

B. Nếu hai mảng địa hình xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc giữa chúng, đá sẽ bị nén ép, nhô lên thành.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai. 

 

Câu 4. Tại sao các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu,… lại được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên?

A. Do địa hình ở Tây Nguyên chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, thuận lợi để trồng cây công nghiệp.

B. Do ở khu vực Tây Nguyên từng có núi lửa hoạt động, loại đất chủ yếu ở khu vực này là đất đỏ ba dan, thích hợp trồng cây công nghiệp.

C. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên thường mưa nhiều, khí hậu quanh năm mát mẻ nên phù hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển.

D. Cả A, B, C 

 

Câu 5. Tại sao các núi lửa đều có dạng hình nón cụt?

A. Núi lửa được tạo thành ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng mac-ma theo các khe nứt phun trào lên trên mặt đất.

B. Các dòng dung nham có nhiệt độ trên 1000oC khi phun trào lên sẽ tạo thành miệng hố lớn ở phía trên.

C. Do tác động của nội lực trong lòng Trái Đất

D. Kết hợp cả 3 yếu tố nêu trên.

 

Câu 6. Các trận động đất ở Việt Nam thường xảy ra với cường độ như thế nào?

A. Cao trên 9 độ richter và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

B. Ở mức độ nhẹ, từ 3-4 độ richter, phải để ý kỹ mới cảm nhận được sự rung lắc.

C. Thường rơi vào khoảng 5-6,5 độ richter nhưng không gây hậu quả quá nghiêm trọng.

D. Không xảy ra động đất.

 

Câu 7. Khu vực nào trên thế giới được coi là “cái rốn” của núi lửa và động đất?

A. Dải động đất vòng Thái Bình Dương.

B. Dải động đất Hy-ma-lay-a.

C. Quần đảo Hawai.

D. A và B.

 

Câu 8. Dựa vào các kiến thức đã biết, theo em, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Núi lửa cao nhất trong đất liền nằm trên dãy Andes vùng Nam Mỹ, tuy nhiên, núi lửa lớn nhất lại nằm trong lòng Thái Bình Dương, tạo thành quần đảo Hawaii.

B. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần.

C. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa.

D. Tại các khu vực có núi lửa hoạt động, sự sống không thể tồn tại.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay