Trắc nhiệm bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái đất

Địa lý 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nhiệm bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái đất. Bộ trắc nhiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng em sẽ bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

 

Câu 1. Nước trên Trái đất không nằm yên tại chỗ mà luôn vận động từ nơi này đến nơi khác tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín, gọi là:

A. Vòng tuần hoàn địa chất.

B. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước.

C. Vòng tuần hoàn của sinh vật.

D. Vòng tuần hoàn lớn của nước.

 

Câu 2. Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?

A. Vòng tuần hoàn của sinh vật.

B. Vòng tuần hoàn của nước. 

C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng. 

D. Vòng tuần hoàn địa chất.

 

Câu 3. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở:

A. Biển và đại dương.

B. Các dòng sông lớn.

C. Ao, hồ, vũng vịnh.

D. Băng hà, khí quyển.

 

Câu 4. Nước trên Trái đất chứa trong:

A. Khí quyển

B. Các lỗ hổng của đất, lỗ hổng và khe nứt của đá. 

C. Sông hồ và băng hà. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Lượng nước ngọt chiếm khoảng:

A. 0.8%

B. 1,8 %.

C. 2,8%.

D. 8,2%. 

 

Câu 6. Nguồn cung cấp hơi nước lớn nhất cho tuần hoàn nước là:

A. Đại dương thế giới.

B. Sông hồ.

C. Băng hà.

D. Khí quyển. 

 

Câu 7. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành:

A. Nước.

B. Sấm.

C. Mưa.

D. Mây.

 

Câu 8. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có:

A. Nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.

B. Nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.

C. Nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.

D. Nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

 

Câu 9. Trên Trái Đất nước chiếm khoảng bao nhiêu % số lượng nước của thủy quyển:

A. 30,1%.

B. 2,5%.

C. 97,2%.

D. 68,7%.

 

Câu 10. Nước luôn di chuyển giữa:

A. Đại dương, các biển và lục địa.

B. Đại dương, lục địa và không khí.

C. Lục địa, biển, sông và khí quyển.

D. Lục địa, đại dương và các ao, hồ.

 

Câu 11. Đâu là vòng tuần hoàn quá trình hình thành mưa?

A. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước.

B. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Tiếp đó hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

C. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp gió thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

D. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

 

Câu 12. Hầu hết trong vòng tuần hoàn, nước trên Trái đất lại theo sông và nước ngầm đổ trở lại vào:

A. Đại dương.

B. Sông, hồ. 

C. Sinh vật. 

D. Khe nứt của đá. 

 

Câu 13. Chiếm tỉ lệ rất ít và phân bố không đều trên lục địa nhưng có vai trò hết sức quan trọng là:

A. Nước ngọt.

B. Nước mặt.

C. Nước ngầm.

D. Băng.

 

2. THÔNG HIỂU (11 câu)  

 

Câu 1. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là

A. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.

B. Năng lượng địa nhiệt.

C. Năng lượng thuỷ triều.

D. Năng lượng của gió.

 

Câu 2. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?

A. Bốc hơi và nước rơi.

B. Bốc hơi và dòng chảy.

C. Thấm và nước rơi.

D. Nước rơi và dòng chảy.

 

Câu 3. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm:

A. 1/2.

B. 3/4.

C. 2/3.

D. 4/5.

 

Câu 4. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất không tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn.

B. Quánh dẻo.

C. Hơi.

D. Lỏng.

 

Câu 5. Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm:

A. Nước biển.

B. Nước sông hồ.

C. Nước lọc.

D. Nước ngầm.

 

Câu 6. Nước ngọt trên Trái Đất không bao gồm có:

A. Nước mặt.

B. Băng.

C. Nước biển.

D. Nước ngầm.

 

Câu 7. Vì sao không khí có độ ẩm?

A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm

B. Do mưa rơi xuyên qua không khí

C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định

D. Do không khí chứa nhiều mây

 

Câu 8. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về tác động của nhiệt độ đến sự vòng tuần hoàn nước?

A. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao.

B. Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.

C. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.

D. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.

 

Câu 9. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì dẫn đến?

A. Hiện tượng mưa.

B. Sự ngưng tụ.

C. Tạo thành các đám mây.

D. Hình thành độ ẩm tuyệt đối.

 

Câu 10. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí như thế nào?

A. Càng thấp.

B. Càng cao.

C. Trung bình.

D. Bằng 00.

 

Câu 11. Đâu không phải là dạng tồn tại tự nhiên của nước ngọt?

A. Nước ngầm.

B. Băng.

C. Nước cất.

D. Nước mặn.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Sau khi bỏ nước đá vào trong cốc đựng nước, ta thấy có những giọt nước bám bên ngoài thành cốc là do:

A. Nhiệt độ của nước thấp hơn thành ly.

B. Thành ly có nhiệt độ thấp hơn không khí.

C. Nước từ cốc rỉ ra ngoài.

D. Nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ thành ly.

 

Câu 2. Ngày nào sau đây được lấy là ngày nước thế giới?

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 22/3.

C. Ngày 22/9.

D. Ngày 22/12.

 

Câu 3. Ý nào sau đây thể hiện vai trò của nước ngọt đối với đời sống sinh hoạt của con người?

A. Cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu.

B. Duy trì sự sống.

C. Phục vụ các hoạt động hàng ngày như vệ sinh cá nhân, sơ chế thực phẩm,…

D. B và C đều đúng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1. Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt?

A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

B. Lũ lụt, nhiễm mặn.

C. Khói bụi.

D. Quá trình đô thị hóa.

 

Câu 2. Hậu quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam là:

A. Ô nhiễm nước ở các sông, hồ trong thành phố khiến chất lượng cuộc sống của người dân bị suy giảm

B. Làm mất mỹ quan đô thị

C. Gây ra các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người

D. Tác động tiêu cực đến sự phát triển của hệ động, thực vật

 

Câu 3. Tình trạng nguồn nước ngọt ở Việt Nam:

A. Việt Nam có nguồn nước mặt, nước ngầm tương đối tốt, trữ lượng dồi dào, đủ để chúng ta có thể thoải mái khai thác và sử dụng.

B. Nguồn nước ngọt ở Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu.

C. Do mưa nhiều, nguồn nước ngầm đang ngày một gia tăng trữ lượng.

D. Nguồn nước ngọt đang ngày càng bị ô nhiễm do các hoạt động xả thải của con người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay