Trắc nhiệm bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

Địa lý 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nhiệm bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển. Bộ trắc nhiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng em sẽ bổ sung thêm các câu hỏi.

 

1. NHẬN BIẾT (16 câu)

 

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do

A. Gió thổi.

B. Núi lửa.

C. Thủy triều.

D. Động đất.

 

Câu 2. Lượng nước ngọt ở châu Nam Cực chủ yếu tồn tại ở dạng?

A. Nước ngầm.

B. Băng.

C. Giếng trời.

D. Cả A, B, C đều đúng.  

 

Câu 3. Đại dương nào chiếm tới 1/3 tổng diện tích bề mặt địa cầu là:

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương.

C. Nam Đại Dương.

D. Ấn Độ Dương.

 

Câu 4. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

 

Câu 5. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng khuyết và không trăng.

C. Trăng tròn và trăng khuyết.

D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

 

Câu 6. Độ muối trung bình của đại dương là

A. 32‰.

B. 34‰.

C. 35‰.

D. 33‰.

 

Câu 7. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.

C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.

D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

 

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do?

A. Động đất ngầm dưới đáy biển.

B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.

C. Chuyển động của dòng khí xoáy.

D. Bão, lốc xoáy.

 

Câu 9. Hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì do lực hấp dẫn cua Mặt trăng và Mặt trời là:

A. Dòng biển.

B. Sóng ngầm.

C. Sóng biển.

D. Thủy triều.

 

Câu 10. Sóng biển được sinh ra từ đâu:

A. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.

B. Gió.

C. Các thiên thể chuyển động xung quanh.D. Chuyển động dòng khí xoáy.

 

Câu 11. Những dòng biển nóng trên Trái Đất thường chảy từ:

A. Xích đạo lên các vĩ độ cao.

B. Vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp.

C. Vùng vĩ độ ôn hòa về cực.

D. Các vùng vĩ độ cao về xích đạo.

 

Câu 12. Những dòng biển lạnh trong các đại dương trên thế giới thường chảy từ:

A. Vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp.

B. Xích đạo lên các vĩ độ cao.

C. Vùng vĩ độ ôn hòa về cực.

D. Vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

 

Câu 13. Dòng biển được hình thành chủ yếu do

A. Núi lửa phun, động đất ngầm dưới đáy biển.

B. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

C. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.

D. Các thiên thể chuyển động xung quanh Trái Đất.

 

Câu 14. Có mấy đại dương chính trên thế giới:

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6. 

 

Câu 15. Từ năm 2000, các nhà hải dương học thừa nhận có thêm đại dương:

A. Đại Tây Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Nam Băng Dương.

D. Ấn Độ Dương. 

 

Câu 16. Ở Bắc Băng Dương, nhiệt độ nước biển có thể xuống:

A. 100C.

B. 30C.

C. -100C.

D. -1,80C.

 

2. THÔNG HIỂU (11 câu)

 

Câu 1. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

A. Động đất.

B. Bão.

C. Dòng biển.

D. Gió thổi.

 

Câu 2. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Châu Nam Cực.

 

Câu 3. Độ muối của nước biển và đại dương là do:

A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.

B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.

C. Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.

D. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

 

Câu 4. Dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của những vùng đất ven biển mà chúng chảy qua vì dòng biển có

A. Độ ẩm.

B. Nhiệt độ.

C. Hướng chảy.

D. Áp suất.

 

Câu 5. Nước biển và đại dương có vị mặn (độ muối) là do

A. Hoạt động sống các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra.

B. Các hoạt động vận động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

C. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

D. Các trận động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển, đại dương tạo ra.

 

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do:

A. Tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở vùng vĩ độ thấp, trung bình.

B. Sư chuyển động tự quay của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất.

C. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng ngày càng lớn dần vào đầu, cuối tháng.

D. Sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong biển, đại dương.

 

Câu 7. Biển và đại dương có vai trò quan trọng nhất nào đối với khí quyển của Trái Đất?

A. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.

B. Cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn của nước.

C. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.

D. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.

 

Câu 8. Điểm khác nhau giữa sóng và dòng biển là:

A. Sóng có cường độ mạnh hơn dòng biển.

B. Sóng được hình thành do gió, còn dòng biển được hình thành do lực hút của Trái đất với Mặt Trăng.

C. Dòng biển là những dòng chảy có nhiệt độ cao hoặc thấp hơn vùng nước xung quanh..

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 9. Đâu không phải dấu hiệu sắp có sóng thần?

A.  Nước biển nổi bong bóng, có mùi khó chịu.

B. Chim chóc hoảng loạn bay ra biển.

C. Mực nước biển hạ nhanh đột ngột.

D. Biển lặng bất thường.

 

Câu 10. Các tàu viễn dương có thể đi vòng quanh thế giới vì:

A. Đại dương thế giới nối liền từ bán cầu Bắc đến bán cầu Nam.

B. Đại dương thế giới nối liền từ bán cầu Tây đến bán cầu Đông.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai. 

 

Câu 11. Nhiệt độ của lớp nước trên mặt biển và đại dương thay đổi theo.

A. Vĩ độ.

B. Vĩ tuyến.

C. Kinh độ.

D. Kinh tuyến. 

 

3. VẬN DỤNG (11 câu)

 

Câu 1. Loài vật chiếm số lượng nhiều nhất ở châu Nam Cực?

A. Cá voi.

B. Chim cánh cụt.

C. Chim mồng biển.

D. Chim hải âu.

 

Câu 2. Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

A. Dòng biển Bra-xin.

B. Dòng biển Gơn-xtrim.

C. Dòng biển Grơn-len.

D. Dòng biển Đông Úc.

 

Câu 3. Độ muối của biển nước ta là bao nhiêu:

A. 31‰

B. 32‰

C. 33‰

D. 34‰

 

Câu 4. Biển Ban - Tích có độ muối rất thấp là do:

A. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.

B. Nhiều sông đổ vào, độ bốc hơi rất lớn.

C. Biển đóng băng quanh năm.

D. Biển rất ít mưa độ bốc hơi lớn.

 

Câu 5. Biển Hồng Hải có độ muối cao là do:

A. Biển có độ bốc hơi lớn và có nhiều sông đổ vào.

B. Biển rất ít mưa, độ bốc hơi lớn.

C. Biển có ít sông chảy vào, độ bốc hơi lớn.

D. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.

 

Câu 6. Tác động của thủy triều đối với người dân ven biển là gì?

A. Người dân có thể khai thác thủy sản theo sự lên xuống của thủy triều.

B. Thủy triểu khiến lũ thoát chậm, gây ngập úng.

C. Thau chua rửa mặn, xổ phèn cho đất.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 7. Nơi có dòng biển nóng chảy qua sẽ có sự biến đổi như thế nào về khí hậu?

A. Nhiệt đô không khí ven bờ tăng.

B. Hình thành mây, mưa.

C. Tăng nguy cơ xảy ra sóng thần.

D. A và B đều đúng.

 

Câu 8. Dòng biển lạnh có ảnh hưởng như thế nào tới vùng biển mà chúng chảy qua?

A. Giảm nhiệt độ ven bờ.

B. Hình thành hoan mạc ở vùng ven bờ và sương mù ngoài biển.

C. A và B đều đúng.

D. A đúng, B sai

 

Câu 9. Sóng, thủy triều và dòng biển tác động đến cuộc sống con người theo hướng nào?

A. Cả tích cực và tiêu cực.

B. Tác động tích cực.

C. Tác động tiêu cực.

D. Không ảnh hưởng nhiều đến đời sống.

 

Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Thái Bình Dương tiếp xúc với Châu Á, châu Úc ở phía Tây.

B. Đại Tây Dương được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Đông, châu Âu và châu Phi về phía Nam.

C. Ấn Độ Dương tiếp giáp với Châu Đại Dương ở phía đông, Châu Phi ở phí. tây

D. Bắc Băng Dương tiếp xúc với Châu Á, Châu Âu, Châu Phi.

 

Câu 11. Độ muối của biển Hồng Hải lên tới:

A. 33‰

B. 35‰

C. 41‰

D. 47‰

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

 

Câu 1. Vì sao người ngã xuống Biển Chết không chìm?

A. Do hàm lượng muối trong nước Biển Chết quá cao. Tỷ trọng nước biển lớn hơn tỷ trọng người.

B. Nước Biển Chết không mang tính chất như nước biển thông thường vì thực chất Biển Chết chỉ là một cái hồ.

C. Đây vẫn còn là một hiện tượng đang được nghiên cứu và chưa có lời giải đáp.

D. Biển chết nằm ở vùng biên giới phía Tây Jordan, là vùng rất hanh khô, ít mưa, nước bốc hơi mạnh nên bị biến đổi tính chất.

 

Câu 2. Vùng biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do:

A. Vùng biển ấm, mưa nhiều.

B. Có diện tích rộng, tương đối kín.

C. Nước biển sạch, nguồn thức ăn đa dạng.

D. Là nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh. 

 

Câu 3. Tên một vịnh biển ở nước ta là:

A. Vịnh Bắc Bộ.

B. Vịnh Bái Tử Long.

C. Vịnh Nha Trang.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay