Bài tập file word Hoá học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P4)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Phản ứng hoá học (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án hóa học 8 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
(PHẦN 4 - 20 CÂU)
Câu 1: Biến đổi hóa học là gì?
Trả lời:
Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
VD: Quá trình tiêu hóa thức ăn, trứng để lâu ngày bị thối, nung đá vôi tạo thành vôi sống.
Câu 2: Trình bày một số dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?
Trả lời:
- Có sự thay đổi màu sắc, mùi,… của các chất.
- Tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa).
- Có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
....
Câu 3: Phương trình bảo toàn khối lượng là?
Trả lời:
Giả sử sơ đồ phản ứng hóa học của các chất:
A + B → C + D
Kí hiệu: mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất phản ứng và sản phẩm.
Phương trình bảo toàn khối lượng:
mA + mB = mC + mD
Câu 4: Hiệu suất phản ứng là gì?
Trả lời:
Hiệu suất phản ứng (kí hiệu là H) là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
Câu 5: Theo em phản ứng nào trong hình sau xảy ra với tốc độ nhanh hơn?
Trả lời:
Trong hình ảnh trên phản ứng đốt cháy của cồn xảy ra nhanh hơn.
Câu 6: Cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm trong hình dưới đây:
Sơ đồ quá trình mô tại lập phương trình hóa học phản ứng giữa khí oxygen và khí hydrogen.
Trả lời:
- a) Chất tham gia: 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
Sản phẩm: 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
- b) Chất tham gia: 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
Sản phẩm: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
- c) Chất tham gia: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
Sản phẩm: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
Câu 7: Quan sát hình sau, cho biết khối lượng 1 mol nguyên tử đồng và khối lượng 1 mol phân tử Sodium chloride
Trả lời:
- Khối lượng 1 mol nguyên tử đồng là 64 gam.
- Khối lượng 1 mol phân tử Sodium chloride là 58,5 gam.
Câu 8:
- a) Hiệu suất phản ứng được tính bằng cách nào?
- b) Khi nào hiệu suất phản ứng bằng 100%?
Trả lời:
- a) Hiệu suất phản ứng là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết.
- b) Hiệu suất phản ứng bằng 100% khi lượng sản phẩm thu được theo thực tế bằng lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết
Câu 9: a) Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 30oC
- b) Có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở nhiệt độ 60oC
Trả lời:
- Ở 60oC có thể hoà tan = 722 gam đường
- Ở 30oC có thể hoà tan = 541,75 gam đường
Câu 10: Nêu ví dụ trong thực tiễn có vận dụng yếu tố ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ của phản ứng.
Trả lời:
Ví dụ khi đun bếp củi người ta thường bổ các khúc gỗ lớn thành các thành khúc nhỏ hơn để tăng diện tích tiếp xúc với không khí --> tăng tăng tốc độ phản ứng.
Câu 11: Hãy tính khối lượng chất tan cần dùng để pha chế 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M
Trả lời:
Áp dụng công thức tính nồng độ mol, ta có
nNaCl = CM .V = 2,5 . 0,9 = 2,25 (mol)
→ mNaCl = 2,25 . (23 + 35,5)= 131,625 gam
Câu 12: Dung dịch D - Glucose 5% được sử dụng trong y tế làm dung dịch truyền, nhằm cung cấp nước và năng lượng cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể loại sau phẫu thuật. Biết trong một chai dịch truyền có chứa 25 gam D - Glucose. Tính lượng dung dịch và lượng nước có trong chai dịch truyền đó.
Trả lời:
- Khối lượng dung dịch có trong chai dịch truyền là:
- Khối lượng nước có trong chai dịch truyền là: 500 – 25 = 475 (gam).
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam kim loại magnesium trong oxygen thu được 15 gam magnesium oxide.
- a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
- b) Viết phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng.
- c) Tính khối lượng oxygen đã phản ứng.
Trả lời:
- a) Phương trình hoá học của phản ứng:
2Mg + O2 → 2MgO.
- b) Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
mMg + mO2 = mMgO
- c) Khối lượng oxygen đã phản ứng là:
mO2 = mMgO − mMg = 15 – 9 = 6 (gam).
Câu 14: Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Tính giá trị của m.
Trả lời:
Khối lượng chất tan ở dung dịch (1) là:
m1= mdd(1).C% = = 30 (g)
Khối lượng chất tan ở dung dịch (2) là:
m2 = mdd(2).C% = = 0,054m (g)
Khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi trộn thu được là:
mct = m1+m2 = 30 + 0,054m
Khối lượng dung dịch mới thu được sau khi trộn là:
mdd = mdd1 + mdd2= 200 + m
Ta có nồng độ dung dịch mới thu được là:
C% =
→ m = 100 (g)
Câu 15: Một quặng sắt chứa 90% Fe3O4 còn lại là tạp chất. Nếu dùng khí H2 để khử 0,5 tấn quặng thì khối lượng sắt thu được là bao nhiêu?
Trả lời:
Ta có:
0,50,5 tấn = 500500 kg
Khối lượng Fe3O4 trong 500 kg quặng đó là:
500×90:100 = 450500×90:100 = 450 (kg)
PTHH:
Fe3O4+4H2 3Fe+4H2O
Theo PT, ta có: cứ 1 mol Fe3O4 lại tạo ra 3 mol Fe
Mà: MFe3O4 =232 (g/mol); MFe =56 (g/mol)
→ Cứ 232 g Fe3O4 lại tạo ra 3.56=168 g Fe
→ Cứ 450 kg Fe3O4 thì tạo ra x kg Fe
Hay 232:450 =168:x
→ x ≈ 325,862
Vậy khối lượng sắt thu được là 325,862 kg
Câu 16: Khi chiên mỡ có sự biến đổi như sau: trước hết một phần mỡ bị chảy lỏng và nếu tiếp tục đun quá lửa mỡ sẽ bị khét. Trong hai giai đoạn trên, giai đoạn nào có sự biến đổi hóa học? Giải thích
Trả lời:
Khi chiên mỡ, mỡ bị chảy lỏng, giai đoạn này không có sự biến đổi hóa học vì không sinh ra chất mới mà chỉ là sự thay đổi trạng thái. Khi đun quá lửa có mùi khét, giai đoạn này có sự biến đổi hóa học vì mỡ đã biến đổi thành than và các khí khác.
Câu 17: Điều chế Oxygen trong phòng thí nghiệm từ KClO3 phản ứng xảy ra nhanh hơn khi có MnO2 cho biết vai trò của MnO2 trong phản ứng này.
Trả lời:
MnO2 là chất xúc tác để phản ứng.
Câu 18: Hãy vẽ sơ đồ diễn biến trước, trong và sau quá trình phản ứng của khí hydrogen tác dụng với khí oxygen sinh ra nước.
Trả lời:
Câu 19: Đá đôlomit (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi nung nóng đá này tạo ra 2 oxide là calcium oxide CaO và magessium oxide MgO và thu được khí carbon đioxide.
- Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá đolomit.
- Nếu nung đá đôlomit, sau phản ứng thu được 88 kg khí carbon đioxide và 104 kg hai oxide các loại thì phải dùng khối lượng đá đôlomit là?
Trả lời:
- Phản ứng hóa học xảy ra:
CaCO3 → CaO + CO2 (1)
MgCO3 → MgO + CO2 (2)
(1) + (2) → MgCO3 + CaCO3 → CaO + MgO + 2 CO2
Phương trình khối lượng cho phản ứng trên là:
(3)
- Theo (3) → = 104 + 88 = 192 kg
Câu 20: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thì thu được 2,9748 lít H2 (đkc). Dung dịch Y có thể hòa tan vừa hết 1,12 gam bột Fe. Tính giá trị m.
Trả lời:
Mg+2FeCl3→MgCl2+2FeCl2 (1)
Mg+2HCl→MgCl2+H2 (2)
Từ phản ứng (2) ta có:
nMg= nH2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol
Dung dịch Y gồm 3 muối ⇒ MgCl2, FeCl2, FeCl3
⇒ FeCl3sau phản ứng (1) còn dư.
⇒ nFeCl3(1) = 2.nMg = 2.0,12 = 0,24g
Fe+2FeCl3→3FeCl2 (3)
⇒ nFeCl3(3) = 2nFe= 0,04 mol
⇒ nFeCl3 bd = nFeCl3(3) + nFeCl3 (1)
= 0,04+0,24 = 0,28g
⇒ m = 0,12.24 + 0,28.(56+35,5.3) = 48,3g