Bài tập file word sinh học 6 cánh diều Bài 12: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 Cánh diều
Xem: => Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
PHẦN 3 - VẬT SỐNGCHỦ ĐỀ 7 - TẾ BÀOBÀI 12 - TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG1. NHẬN BIẾT (6 câu)
BÀI 12 - TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Em hiểu thế nào về tế bào?
Trả lời:
Tất cả các sinh vật, từ những sinh vật đơn giản như vi khuẩn, nấm men tới những sinh vật phức tạp như động vật, thực vật đều được tạo nên từ tế bào cũng giống như ngôi nhà được xây nên từ viên gạch. Vì vậy, chúng ta có thể nói: Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
Câu 2: Tế bào có hình dạng và kích thước như thế nào?
Trả lời:
- Tế bào có nhiều loại. Các loại tế bào khác nhau có hình dạng khác nhau. Các hình dạng phổ biến của tế bào là: hình que, hình cầu, hình đĩa, hình nhiều cạnh, hình thoi, hình sao,...
- Tế bào thường rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được, phải dùng kính hiển vi để quan sát. Kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 micrômét (um). Các tế bào vi khuẩn thường có kích thước nhỏ (khoảng 0,5 – 10 um), còn các tế bào thực vật, động vật có kích thước lớn (khoảng 10 – 100 um).
Câu 3: Nêu điểm chung giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
Trả lời:
Điểm chung là đều có cấu tạo:
- Màng tế bào là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.
- Tế bào chất là chất keo lỏng, chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
- Nhân tế bào có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào.
Câu 4: Bào quan nào có ở tế bào thực vật nhưng không có ở tế bào động vật?
Trả lời:
Lục lạp là bào quan có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. Lục lạp đã tạo nên một thế giới màu xanh cho Trái Đất. Lục lạp mang sắc tổ quang hợp (diệp lục) có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Câu 5: Nêu cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Trả lời:
- Tế bào nhân sơ không có nhân hoàn chỉnh (chỉ có vùng nhân) và không chứa bào quan có màng.
- Tế bào nhân thực có nhân và các bào quan có màng.
- Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản và thường có kích thước nhỏ, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.
Câu 6: Nhờ đâu mà cơ thể thực vật có thể lớn lên?
Trả lời:
- Cơ thể sinh vật lớn lên là nhờ sự lớn lên và sinh sản của các tế bào.
- Khi một tế bào lớn lên và đạt đến một kích thước nhất định, tế bào sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới (hay còn gọi là sự sinh sản của tế bào). Sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào của cơ thể và thay thế các tế bào bị tổn thương hay chết. Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào. Quá trình này thưởng diễn ra liên tục theo thời gian nhất định trong cơ thể sinh vật.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Cá voi có kích thước lớn hơn con chuột rất nhiều lần, vậy tế bào của cá voi có lớn hơn tế bào của chuột không?
Trả lời:
Kích thước tế bào của cơ thể sinh vật không tỉ lệ thuận với kích thước cơ thể của sinh vật đó. Vì vậy tế bào cấu tạo nên con cá voi không lớn hơn tế bào cấu tạo nên con chuột.
Câu 2: Thông thường mỗi tế bào sẽ có một nhân lớn ở trung tâm, tuy nhiên vẫn có một số tế bào khác biệt. Kể tên.
Trả lời:
- Tế bào không có nhân như tế bào hồng cầu ở người trưởng thành
- Tế bào có hai nhân như tế bào gan người hoặc nhiều nhân như tế bào cơ.
Câu 3: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực giống và khác nhau ở điểm nào?
Trả lời:
Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực | |
Giống | Cấu tạo từ ba thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân | |
Khác | - Nhân không có màng bao bọc - Chưa có hệ thống nội màng - Các bào quan chưa có màng bao bọc | - Nhân có màng bao bọc - Có hệ thống nội màng - Các bào quan đã có màng bao bọc |
Câu 4: Tế bào động vật và tế bào thực vật giống và khác nhau ở điểm nào?
Trả lời:
Tế bào động vật | Tế bào thực vật | |
Giống | - Đều là tế bào nhân thực - Đều có cấu tạo từ các thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và nhân | |
Khác | - Không có thành tế bào - Không bào nhỏ hoặc không có - Không có lục lạp | - Thành tế bào được cấu tạo từ cellulose - Không bào lớn - Có lục lạp |
Câu 5: Mô tả sự phân chia của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Trả lời:
- Tế bào nhân sơ:
- Chất di truyền nhân đôi.
- Tế bào dài ra, sau đó phân chia thành hai tế bào “con”.
- Tế bào nhân thực:
- Chất di truyền trong nhân tế bào nhân đôi.
- Nhân tế bào phân chia.
- Tế bào chất phân chia. Từ một tế bào “mẹ” tạo thành hai tế bào “con”.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Hồng cầu có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng vận chuyển khí?
Trả lời:
- Hồng cầu không có nhân làm giảm bớt năng lượng tiêu tốn trong quá trình vận chuyển
- Hb của hồng cầu kết hợp lỏng lẻo với oxygen và carbonic vừa giúp cho quá trình vận chuyển khí vừa giúp có quá trình trao đổi khí oxygen và carbonic diễn ra thuận lợi
- Hồng cầu có dạng hình đĩa lõm 2 mặt tăng bề mặt tiếp xúc hồng cầu với oxygen và carbonic tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển khí
- Số lượng hồng cầu nhiều giúp tăng lượng khí vận chuyển đáp ứng nhu cầu cơ thể, nhất là khi lao động nặng và kéo dài
Câu 2: Trong các vật sau, vật nào không cấu tạo từ tế bào?
- Trí tuệ nhân tạo AI 2. Hoa linh lan
- Ca sĩ 4. Nhân vật game
- Son hồng cánh sen 6. Doraemon
Trả lời:
Vật không cấu tạo từ tế bào: 1, 4, 5.
Câu 3: Trong các tế bào sau, đâu là tế bào động vật, đâu là tế bào thực vật?
- Tế bào cơ 2. Tế bào bạch cầu
- Tế bào lục lạp 4. Tế bào hồng cầu
- Tế bào lông hút 6. Tế bào thịt quả
Trả lời:
- Tế bào động vật: 1, 2, 4
- Tế bào thực vật: 3, 5, 6
Câu 4: Trong các tế bào sau, đâu là tế bào nhân sơ, đâu là tế bào nhân thực?
- Vi khuẩn lam 2. Trùng roi
- Trùng giày 4. Xạ khuẩn
- Tảo lục 6. Trùng biến hình
Trả lời:
- Tế bào động vật: 1, 4
- Tế bào thực vật: 2, 3, 5, 6
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Giải thích lý do hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ?
Trả lời:
- Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích (V) của nó (tỉ lệ S/V). Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt.
- Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxygen, chất dinh dưỡng) và chất thải được bài tiết (như khí carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ.
Câu 2: Dựa vào đặc điểm kích thước, giải thích tại sao tế bào nhân sơ có tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng nhanh hơn nhiều so với tế bào nhân thực?
Trả lời:
Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chỉ bằng 1/10 tế bào nhân thực, nên tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) lớn hơn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, làm cho tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn tế bào nhân thực.
Câu 3: Em đồng tình hay phản đối ý kiến: “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”?
Trả lời:
- Em đồng ý với quan điểm vì theo thời gian, kính hiển vi luôn luôn được cải tiến, độ phóng đại của chúng càng ngày càng lớn hơn đảm bảo cho các nhà nghiên cứu có khả năng quan sát được các tế bào một cách rõ nét và kĩ càng hơn, từ đó có thể nghiên cứu sâu hơn về chúng.
- Theo dòng lịch sử, vào khoảng những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek (An-tô-ni van Lơ-ven-húc) đã phát hiện được sự tồn tại của vi khuẩn cũng như các nguyên sinh động vật. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu này mới chỉ quan sát được hình dạng bên ngoài của tế bào. Những tiến bộ sau này trong việc chế tạo thấu kính hay cụ thể là sự ra đời của kính hiển vi đã cho phép các nhà nghiên cứu khác nhìn thấy được những thành phần khác nhau nằm bên trong tế bào. Khoảng thời gian giữa thế kỉ XIX, học thuyết tế bào đầu tiên chính thức được ra đời. Đến thế kỉ XX, nhờ ứng dụng vô cùng to lớn của kính hiển vi điện tử, của phương pháp lai tế bào, cùng với sự phát triển vượt trội của sinh học phân tử, mà học thuyết tế bào đã được bổ sung để hoàn chỉnh hơn.
Câu 4: Hãy kể tên và nêu chức năng của một số loại tế bào trong cơ thể người.
Trả lời:
- Một số loại tế bào trong cơ thể người phải kể đến là: tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào da.
- Chức năng của chúng:
- Tế bào thần kinh: tiếp nhận và truyền đạt các thông tin từ khắp các vị trí trên cơ thể, chúng quyết định phản ứng của cơ thể và làm thay đổi trạng thái của các cơ quan bên trong cơ thể.
- Tế bào hồng cầu: vận chuyển khí oxy từ phổi đến các mô, và vận chuyển đi khắp mọi nơi trong cơ thể; tiếp thu lượng chất thải và đem chúng trở về phổi, nhận khí carbonic từ các mô trở về phổi và đào thải khỏi cơ thể.
- Tế bào da: bảo vệ cơ thể trước các tác động vật lý; điều chỉnh thân nhiệt; duy trì cân bằng lượng nước và điện giải trong cơ thể; tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D cho cơ thể; giúp cơ thể cảm nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài.