Bài tập file word sinh học 6 cánh diều Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 Cánh diều

CHỦ ĐỀ 8 - ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 23 - ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Động vật có xương sống gồm các lớp nào? Nêu đặc điểm nhận biết của động vật có xương sống

Trả lời:

  • Động vật có xương sống gồm có các lớp: Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Động vật có vú.
  • Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có xương sống (hay cột sống) ở dọc lung. Trong cột sống có chúa tuỷ sống.

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của các lớp Cá.

Trả lời:

  • Cá sống ở nước, di chuyển nhờ vậy và hô hấp bằng mang. Cá đẻ trứng.
  • Cá có số lượng loài lớn, chiếm gần một nửa số lượng loài của động vật có xương sống.
  • Bộ xương cá có thể bằng chất sụn (ở lớp Cá sụn) như cá mập, cá nhám, cá đuối,... hoặc chất xương (ở lớp Cá xương) như cá hồi, cá ngừ, cá chép, cá rô,...

Câu 3: Nêu đặc điểm của lớp Lưỡng cư.

Trả lời:

Động vật thuộc lớp Lưỡng cư có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. Chúng có da trần, da luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Chúng hô hấp bằng da và phổi. Lưỡng cư đẻ trứng và thụ tinh ở môi trường nước. Lưỡng cư đa số không có đuôi, một số có đuôi (ví dụ cá cóc); di chuyển bằng bốn chân (chi) nhưng cũng có nhóm không chân (ví dụ ếch giun).

Câu 4: Nêu đặc điểm của lớp Bò sát.

Trả lơi

Động vật thuộc lớp Bò sát thích nghi với đời sống ở cạn. Chúng có da khô, phủ vảy sừng; hô hấp bằng phổi. Bò sát đẻ trứng.

Câu 5: Nêu đặc điểm của lớp Chim.

Trả lời:

Động vật thuộc lớp chim có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chị trước biến đổi thành cánh, đẻ trứng. Đa số các loài chim có khả năng bay lượn. Tuy nhiên, một số loài chim không có khả năng bay nhưng lại chạy nhanh (ví dụ đà điểu) và một số loài chim khác có khả năng bơi, lặn (ví dụ: chim cánh cụt, vịt).

 

Câu 5: Nêu đặc điểm của lớp Thú.

Trả lời:

  • Hầu hết động vật có vú có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Có loài thú đẻ con và sau đó nuôi con trong túi da ở bụng thú mẹ (Kangaroo). Tuy nhiên cũng có loài thú đẻ trứng (thú mỏ vịt).
  • Lớp Động vật có vú rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống.

 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy nêu một số vai trò của các lớp Cá.

Trả lời:

Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hoá. Da của một số loài cá (ví dụ cá nhám, cá đuối,...) có thể dùng đóng giày, làm túi,... Cá ăn bọ gậy (ấu trùng của muỗi truyền bệnh) và ăn sâu bọ hại lúa, cá còn được nuôi làm cảnh,... Tuy nhiên, một số loài (ví dụ: cá nóc) có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải.

Câu 2: Em hãy nêu một số vai trò của lớp Lưỡng cư.

Trả lời:

Đa số động vật lưỡng cư có giá trị thực phẩm, có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng. Một số lưỡng cư có tuyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc.

Câu 3: Nêu vai trò của lớp Bò sát.

Trả lời:

Bò sát có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mĩ nghệ xuất khẩu (ví dụ: ba ba, rùa, đồi mồi),... Đa số bò sát có ích cho nông nghiệp (ví dụ: thằn lằn, rắn) do chúng tiêu diệt một số loài có hại như sâu bọ, chuột.... Một số loài bò sát có độc (ví dụ rắn độc) có thể gây hại cho người và động vật.

Câu 4: Nêu vai trò của lớp Chim.

Trả lời:

Chim có vai trò nhu thụ phấn cho hoa, phát tán hạt; làm thực phẩm (ví dụ: gà, vịt),... Tuy nhiên, chim cũng có thể là tác nhân truyền bệnh (ví dụ gà truyền bệnh cúm), phá hoại mùa màng (ví dụ chim sẻ),...

 

Câu 5: Em hãy nêu một số vai trò của lớp Thú.

Trả lời:

Thủ có vai trò quan trọng trong thực tiễn: thủ nuôi dùng làm thực phẩm, cung cấp sức kéo (ví dụ: trâu, bò), làm cảnh, làm vật thí nghiệm (ví dụ: thỏ, chuột),... Ngoài ra, nhiều loài thú có ích trong việc tiêu diệt các loài gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp (ví dụ: chồn, mèo rừng). Tuy nhiên, một số loài thú là vật trung gian truyền bệnh như chuột, dơi,...

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Ở vùng núi tam Đảo nước ta có loài đặc hữu là cá cóc. Vì sao gọi là “cá” nhưng chúng lại được xếp vào lớp Lưỡng cư?

Trả lời:

Vì cá cóc Tam Đảo có nhiều đặc điểm gần với lớp Lưỡng cư hơn:

  • Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
  • Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
  • Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc.

Câu 2: Vì sao hà mã là thú nhưng lại thích nghi với đời sống lưỡng cư? Và vì sao thường xuyên sống dưới nước nhưng hà mã lại không biết bơi?

Trả lời:

  • Hà mã là thú nhưng lại thích nghi với đời sống lưỡng cư vì:
  • Hà mã có ruột kết rất ngắn và không có manh tràng (bộ phận có nhiệm vụ hấp thụ nước) ®hiệu quả hấp thụ nước của hà mã đặc biệt thấp, hàm lượng nước trong phân lên đến hơn 90% ® phải uống nhiều nước để đáp ứng đủ nhu cầu nước của cơ thể
  • Da của hà mã rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, nứt nẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cần ngâm mình trong nước để giữ ẩm cho da.
  • Thức ăn chủ yếu của hà mã là cỏ trên bờ chứ không phải thực vật thủy sinh nên chúng cần phải lên bờ để kiếm ăn
  • Thân hình của hà mã quá nặng nề để có thể bơi, vì vậy chúng di chuyển dưới nước bằng cách đi bộ dưới đáy sông, hồ.

Câu 3: Tại sao gà thuộc lớp Chim nhưng lại không thể bay như các loài chim khác?

Trả lời:

Vì gà thuộc lớp Chim nhưng thuộc nhóm chim đào bới chứ không phải chim bay, do cấu tạo cơ thể có đầy đủ các bộ phận như chim nhưng nó không có cấu tạo thích nghi với đời sống bay lượn. Do đó nó không bay được như chim, mặc dù cũng bay được một đoạn ngắn và tầm bay thấp.

Câu 4: Xương sống của động vật lưỡng cư và động vật có vú khác nhau như thế nào?

Trả lời:

  • Thành phần xương: Động vật lưỡng cư có xương sống chủ yếu cấu tạo từ các ổ xương riêng lẻ, trong khi động vật có vú có xương sống hình thành từ các đốt sống liên kết với nhau thông qua các khớp xương.
  • Số lượng đốt sống: Một số lưỡng cư có số lượng đốt sống khá lớn, trong khi động vật có vú thường có số lượng đốt sống cố định.
  • Di chuyển: Cấu trúc linh hoạt của xương sống ở động vật lưỡng cư cho phép chúng vận động linh hoạt hơn trong môi trường nước. Trong khi đó, động vật có vú thường có cấu trúc xương sống phù hợp với việc di chuyển trên cạn và đôi khi cả trong nước (cá voi, hà mã).

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao động vật có xương sống có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật không có xương sống?

Trả lời:

  • Động vật có xương sống có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật không có xương sống vì chúng có xương sống. Xương sống giúp động vật duy trì hình dạng cơ thể và các bộ phận ổn định hơn trong quá trình phát triển. Xương sống cũng hỗ trợ sự phát triển của cơ bắp và các cơ quan nội tạng khi kích thước cơ thể tăng lên.
  • Ngoài ra, xương sống cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết các cơ quan và cấu trúc cơ bắp, giúp động vật có thể duy trì vận động hiệu quả trong khi cơ thể phát triển.

Câu 2: Nếu không may bị gãy xương, ta nên làm như thế nào?

Trả lời:

  • Một lưu ý quan trọng, không nên di chuyển nạn nhân trừ trường hợp cần thiết để tránh tổn thương thêm nặng. Thực hiện phương pháp sơ cứu khi bị gãy xương ngay lập tức theo các bước sau:
  • Cầm máu
  • Không nên cố nắn xương hoặc đẩy xương ra phía sau. Nếu đã được đào tạo về cách nẹp khi chưa tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp, người sơ cứu nên áp nẹp vào mặt trên và dưới vị trí gãy xương. Độn nẹp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu cho nạn nhân.
  • Chườm đá để hạn chế sưng tấy và giúp giảm đau. Lưu ý, không chườm đá trực tiếp lên vùng bị thương mà lấy khăn, vải,… bọc đá lại rồi mới chườm.
  • Điều trị sốc. Nếu nạn nhân rơi vào trạng thái ngất xỉu hoặc thở gấp, khó thở, hãy đặt nạn nhân xuống mặt phẳng, đầu thấp hơn thân và nâng cao chân nếu có thể.
  • Khác với liền sẹo, quá trình liền xương sau gãy xương diễn ra trong những tháng đầu, sau đó chậm dần và tiếp diễn suốt đời. Song song là quá trình tạo cốt, hủy cốt diễn ra cùng lúc để bồi đắp những đoạn xương gãy liền lại.
  • Một số trường hợp gãy chân mức độ nhẹ cho phép người bệnh đi lại bình thường ngay sau đó. Các trường hợp gãy phức tạp và gãy xương đùi có thể cần một thời gian nghỉ ngơi, ăn uống tại giường, các hoạt động và cường độ cần thực hiện chậm rãi, từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Câu 3: Động vật có xương sống có vai trò gì đối với các nghiên cứu về tiến hóa

Trả lời:

  • Động vật có xương sống đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu về tiến hóa. Chúng cung cấp dữ liệu quý giá về quá trình tiến hóa và phát triển của các loài. Bằng việc nghiên cứu các động vật có xương sống, các nhà khoa học có thể tìm hiểu về sự thích nghi với môi trường, quá trình di truyền và các cơ chế tiến hóa khác.
  • Ngoài ra, trong các nghiên cứu về tiến hóa, động vật có xương sống cung cấp cơ sở để so sánh giữa các loài và phân tích sự tương đồng và khác biệt trong di truyền, hình thái và hành vi. Điều này giúp xác định các quy luật tiến hóa và hiểu rõ hơn về quá trình phát triển loài và đa dạng sinh học.
  • Cấu trúc xương sống có sự thay đổi cũng là các bằng chứng về tiến hóa:
  • Thay đổi trong hình dạng và cấu trúc của xương sống có thể phản ánh sự thích nghi với môi trường sống. Ví dụ, từ động vật sống trên cây tới động vật sống trên mặt đất.
  • Cấu trúc xương sống thích nghi với các chức năng cụ thể của động vật, như việc di chuyển, săn mồi, hoặc bảo vệ. Sự thay đổi trong kiến trúc xương sống có thể phản ánh việc tối ưu hóa hoạt động cơ bản của động vật.
  • Bằng cách nghiên cứu các loại xương sống, nhà nghiên cứu có thể xác định sự đa dạng trong cấu trúc và chức năng của xương sống giữa các loài khác nhau. Điều này giúp hiểu rõ hơn về sự tiến hóa và quá trình phát triển của các loài.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay