Bài tập file word sinh học 6 cánh diều Bài 18: Đa dạng nấm

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18: Đa dạng nấm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 Cánh diều

Xem: => Giáo án sinh học 6 sách cánh diều

CHỦ ĐỀ 8 - ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 18 - ĐA DẠNG NẤM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm của nấm.

Trả lời:

Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bảo cấu tạo bằng chất kitin. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.

Câu 2: Trình bày cấu tạo của nấm.

Trả lời:

Nấm có dạng cơ thể đơn bào và đa bào. Nấm đa bào có các sợi nấm phân nhánh tạo ra hình dạng của nấm. Một số nấm lớn có cơ quan sinh sản là thể quả (gọi là mũ nấm).

Câu 3: Trình bày về sự đa dạng của nấm.

Trả lời:

  • Môi trường sống của nấm rất đa dạng. Chúng có thể sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục,...
  • Nấm rất đa dạng về hình thái, được phân loại thành nhiều nhóm như nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp.

Câu 4: Nêu khái niệm nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp.

Trả lời:

  • Nấm tủi là loại nấm thể quả có dạng túi
  • Nấm đảm là loại nấm thể quả có dạng hình mũ
  • Nấm tiếp hợp có sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, trắng,...

Câu 5: Nêu vai trò và tác hại của nấm.

Trả lời:

  • Nấm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người như: phân huỷ xác động vật, thực vật làm sạch môi trường; làm thức ăn cho con người (ví dụ: nấm mộc nhĩ, nấm rơm,...); dùng làm dược liệu (ví dụ: nấm linh chi, nấm Penicillium,...).
  • Tuy nhiên, một số nấm rất độc như nấm độc đỏ, nấm mũ tử thần,... Con người ăn phải các loại nấm này sẽ bị ngộ độc, nếu ngộ độc nặng có thể bị chết. Khi sử dụng nấm làm thức ăn cần phải thận trọng, không ăn nấm lạ. Khi một người bị ngộ độc nấm cần chuyển ngay đến bệnh viện để rửa ruột và điều trị.
  • Một số loài nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật, động vật và con người.

Câu 6: Để đề phòng bệnh nấm da, ta cần làm gì?

Trả lời:

Để phòng bệnh nấm da cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt,... với người đang bị bệnh nấm da. Khi bị nấm da cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp

Trả lời:

  • Nấm tủi: nấm bụng đê, nấm cục,...
  • Nấm đảm: nấm hương, nấm rơm, nấm sò,...
  • Nấm tiếp hợp: các nấm mốc trên bánh mì, trên các loại hoa quả,...

Câu 2: Trong các bệnh ở người dưới đây, bệnh nào do nấm gây ra?

  1. Cúm 2. Sốt phát ban 3. Hắc lào
  2. Đau họng 5. Nấm kẽ 6. Lang ben

Trả lời:

Các bệnh do nấm gây ra: 3, 5, 6.

Câu 3: Nấm có vai trò như thế nào trong hệ sinh thái?

Trả lời:

Nấm có vai trò quan trọng trong sinh quyển, đóng kín chu trình chuyển hoá vật chất của tự nhiên. Trong tự nhiên, thực vật là những sinh vật tổng hợp chất hữu cơ, động vật ăn thực vật và chuyển hoá thành những dạng khác, nấm là những sinh vật phân huỷ những hợp chất đó. Nấm có hệ thống men phong phú, có khả năng phân hủy hầu hết các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên (trừ những hợp chất như PVC do con người tạo ra).

Câu 4: Nấm phát triển mạnh trong điều kiện môi trường như thế nào?

Trả lời:

  • Nhiệt độ: đa số nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, nhiệt độ tối ưu trong nuôi cấy nấm là 25 - 350C
  • Độ ẩm: Nấm phát triển mạnh khi điều kiện độ ẩm  không khí cao, hầu hết các nấm sợi không phát triển khi độ ẩm không khí dưới 70%, ngược lại nấm phát triển mạnh khi độ ẩm không khí trên 70%.
  • pH: Nấm có thể phát triển trong dải pH rộng (1- 9) nhưng nấm ưa axit. Ở môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ vi khuẩn phát triển mạnh hơn nấm, ở pH axit nấm cạnh tranh có hiệu quả với vi khuẩn, ở pH 4 - 6 nấm có thể loại trừ hẳn vi khuẩn ra khỏi môi trường nuôi cấy.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Khi làm bánh mì, người ta thường sử dụng loại nấm nào? Vì sao?

Trả lời:

Khi làm bánh mì, người ta thường sử dụng nấm men. Vì trong quá trình lên men, nấm men sử dụng oxy phân tử trong khối bột để tạo ra sinh khối và tạo ra các bóng khí nhỏ chứa CO2. Khi nướng, các bóng khí đó nở ra làm bánh trở nên bông và xốp hơn.

Câu 2: Nấm có thể được sử dụng để sản xuất các loại enzyme nào có ứng dụng trong ngành công nghiệp?

Trả lời:

  • Nấm có khả năng sản xuất các enzyme tiêu hóa như cellulase và amylase, có thể được áp dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm để tạo ra các sản phẩm chuyển hóa tinh bột và cellulose. Ngoài ra, các enzyme khác như protease, lipase và xylanase cũng có thể được sản xuất từ nấm và ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và sinh học.
  • Nấm có khả năng sinh sản enzyme với hiệu suất cao, và quá trình này có thể được thực hiện trong điều kiện sản xuất công nghiệp, làm cho nó trở thành một nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất các loại enzyme có ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp.

Câu 3: Trong nghiên cứu khoa học, nấm có ứng dụng trong việc tạo ra các sản phẩm sinh học như thuốc sâu, phân vi sinh, hay các sản phẩm sinh học khác không?

Trả lời:

Có, nấm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm sinh học. Một số ứng dụng chính của nấm bao gồm:

  • Thuốc trừ sâu: Nấm được sử dụng để sản xuất các loại thuốc sâu tự nhiên, góp phần vào việc kiểm soát sự phát triển quá mức của côn trùng gây hại trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu sinh học từ nấm đối kháng, nấm côn trùng, nấm bột Nomuraea rileyi,...
  • Phân vi sinh: Nấm có khả năng phân hủy chất hữu cơ, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất phân vi sinh hữu cơ, có tác động tích cực đến sự phì nhiêu của đất đai. Ví dụ: phân vi sinh hữu cơ từ phế phẩm nấm rơm, chế phẩm vi sinh nấm đối kháng trichoderma,...
  • Sản phẩm sinh học khác: Nấm được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học khác như enzyme, axit amin, và các sản phẩm dược phẩm tự nhiên khác.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trình bày ứng dụng của nấm trong thực tiễn.

Trả lời:

  • Thực phẩm: Nấm được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và chế biến thực phẩm.
  • Y học: Nấm có các tính chất dược lý và đã được sử dụng trong y học truyền thống và hiện đại. Nhiều loại nấm được cho là có tính chất chống vi khuẩn, chống viêm, và tăng cường sức khỏe.
  • Sinh học: Nấm được sử dụng trong nhiều ứng dụng sinh học, bao gồm trong sản xuất men, sản xuất thức ăn cho thú cưng, và trong phân hủy chất hữu cơ.
  • Môi trường: Nấm có khả năng phân hủy chất hữu cơ và có thể được sử dụng trong quá trình xử lý chất thải hữu cơ và tái chế.
  • Nấm y học: Nấm còn được sử dụng trong sản xuất các loại thuốc hoặc bổ sung dinh dưỡng, như các loại nấm linh chi, nấm maitake, nấm agaricus và nhiều loại nấm khác.

Câu 2: Quan điểm “các loài nấm có màu sắc sặc sỡ đều là nấm độc” đúng hay sai? Lấy ví dụ minh họa. Có nên kiểm chứng nấm độc bằng cách cho động vật, bò, gà ăn trước không?

Trả lời:

  • Quan điểm “các loài nấm có màu sắc sặc sỡ đều là nấm độc” là sai vì có loài nấm màu sắc đơn giản có độc tính chết người hoặc nấm có màu sắc sặc sỡ chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe con người.
  • Ví dụ:
  • Nấm đen nhạt: màu xanh ôliu hay xanh đen,cực độc, chỉ khoảng 30g nấm (một miếng nhỏ bằng ngón tay út) cũng đủ giết chết một người trưởng thành.
  • Nấm độc tán trắng (amanita verna) và nấm độc trắng hình nón (amanita virosa): màu trắng tinh khiết, gây hoại tử tế bào gan, rất bền với nhiệt và không mất độc tính sau 10 năm khi sấy khô.
  • Nấm hồng ngọc: màu hồng nhạt đến đậm, chứa lượng lớn vitamin nhóm B hỗ trợ kích hoạt các tế bào hồng cầu phát triển, giúp máu lưu thông tốt hơn,...
  • Nấm mỡ gà: màu vàng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Việc kiểm chứng nấm độc bằng thử cho chó, gà... ăn trước chỉ đúng với một số loài nấm độc tác dụng nhanh và các loài này thường không gây chết người, còn hầu hết loài nấm gây chết người có tác dụng chậm, phải 24 - 48 giờ sau ăn nấm mới xuất hiện triệu chứng đầu tiên nên không thể nhận biết ngay nấm có độc hay không.

 

Câu 3: Khi ngộ độc nấm, ta nên làm gì?

Trả lời:

Khi có người có biểu hiện ngộ độc nấm cần nhanh chóng gây nôn (bằng biện pháp cơ học):

  • Trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn.
  • Uống than hoạt: Liều 1g/kg cân nặng người bệnh. Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Nếu người bệnh hôn mê, co giật: Cho người bệnh nằm nghiêng. Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ. Khi đã được điều trị tại cơ sở y tế không tự về nhà trong 1 - 2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.
  • Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên).

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay