Bài tập file word sinh học 6 cánh diều Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Hóa học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 6 Cánh diều

Xem: => Giáo án sinh học 6 sách cánh diều

CHỦ ĐỀ 8 - ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 17 - ĐA DẠNG NGUYÊN SINH VẬT

1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Trình bày sự đa dạng của nguyên sinh vật.

Trả lời:

Nguyên sinh vật rất đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau. Chúng sống ở cả môi trường nước mặn và nước ngọt.

Câu 2: Nêu vai trò của nguyên sinh vật.

Trả lời:

Nguyên sinh vật là thức ăn của nhiều loài động vật, đặc biệt là động vật nhỏ.

Câu 3: Kể tên một số nguyên sinh vật gây bệnh ở người.

Trả lời:

  • Trùng sốt rét là nguyên sinh vật gây bệnh sốt rét ở người. Trùng sốt rét do muỗi truyền vào máu người và theo đường máu đến gan. Sau đó, chúng chui vào và kí sinh trong các tế bào hồng cầu, làm cho tế bào hồng cầu bị vỡ, gây nên bệnh sốt rét. Để phòng bệnh do trùng sốt rét gây nên, chúng ta cần tiêu diệt muỗi truyền bệnh và tránh bị muỗi đốt,...
  • Trùng kiết lị có chân giả ngắn và sinh sản nhanh. Trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống đi vào ống tiêu hoá của người gây lở loét ở thành ruột.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về sự đa dạng của nguyên sinh vật.

Trả lời:

  • Tảo lục đơn bào: Tế bào có hình cầu, có màu xanh lục, mang nhiều hạt lục lạp.
  • Tảo silic: Cơ thể đơn bào với nhiều hình dạng khác nhau, sống đơn độc hay thành tập đoàn. Chúng có thành tế bào và vách ngăn ở giữa
  • Trùng roi: Cơ thể đơn bảo hình thoi, có một roi dài Roi xoay vào nước giúp cơ thể di chuyển
  • Trùng giày: Cơ thể đơn bào hình dạng giống để giày Chúng di chuyển nhờ lông bơi
  • Trùng biến hình: Cơ thể đơn bảo luôn thay đổi hình dạng Chủng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả

Câu 2: Tên gọi của trùng kiết lị và trùng sốt rét được đặt căn cứ vào đâu?

Trả lời:

  • Trùng kiết lị và trùng sốt rét là 2 loài động vật nguyên sinh sống kí sinh gây bệnh cho người
  • Căn cứ vào tác hại mà chúng gây ra (tên bệnh) để đặt tên cho chúng
  • Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị
  • Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét

Câu 3: Trình bày vòng đời của trùng sốt rét.

Trả lời:

Muỗi Anophen truyền trùng sốt rét vào máu người ® chúng chui vào hồng cầu sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu và sinh sản rất nhanh ® phá vỡ hồng cầu sau mỗi lần sinh sản để chui ra ngoài ® chui vào hồng cầu khác để tiếp tục vòng đời kí sinh mới. Trùng sốt rét sinh sản theo chu kì 24 hoặc 48 giờ (tùy trùng cách nhật hay trùng nhiệt đới), nên mỗi lần sinh sản chúng thường phá hủy số lượng lớn hồng cầu ® gây cơn sốt cho người bệnh.

Câu 4: So sánh cách dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét?               

Trả lời:

  • Giống nhau: đều là sinh vật kí sinh trong cơ thể người, cùng sử dụng hồng cầu làm thức ăn, gây thiếu máu cho người bệnh
  • Khác nhau:
  • Trùng kiết lị: có kích thước lớn hơn hồng cầu, lấy thức ăn bằng cách nuốt hồng cầu
  • Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ hơn hồng cầu, chui vào hồng cầu để kí sinh (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu rồi phá vỡ hồng cầu

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tảo đem lại lợi ích gì cho các rạn san hô?

Trả lời:

Trên các nhánh san hô ở biển thường có nhiều tảo đơn bào sống. Tảo tổng hợp nên chất hữu cơ và giải phóng oxygen thông qua quang hợp. Nhờ đó, rạn san hô là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú nuôi dưỡng các sinh vật khác ở biển.

Câu 2: Kể tên một số nguyên sinh vật có lợi và gây hại.

Trả lời:

  • Nguyên sinh vật có lợi: trùng đế giày, trùng biến hình (là thức ăn của các loài cá nhỏ và cá con, các loài thân mềm (trai, ốc,..), giáp xác (tôm, cua, nhện nước,…), ấu trùng sống trong ao nuôi cá)
  • Nguyên sinh vật gây hại: Candida albicans (nguyên nhân gây nhiễm nấm ở người), Naegleria fowleri (kí sinh trùng gây bệnh amip ăn não), Trypanosoma (gây bệnh ngủ),...

Câu 3: Nhờ đâu mà mối lại có thể tiêu hóa được các loại thức ăn cứng (gỗ)?

Trả lời:

  • Trong ruột mối có rất nhiều trùng roi sống cộng sinh
  • Trùng roi tiết ra enzim giúp mối tiêu hóa được cellulose từ gỗ

Câu 4: Giải thích hiện tượng: Vào cuối mùa xuân. người ta thường thấy trên mặt nước các ao hồ có một lớp váng màu xanh.

Trả lời:

Vào mùa xuân, điều kiện môi trường thuận lợi (thời tiết nắng ấm), trùng roi ở mặt nước ao hồ sinh sản vô tính rất nhanh tạo nên lớp váng màu xanh trên mặt nước.

 

Câu 5: Người mắc bệnh sốt rét thường lên cơn sốt theo chu kì 24 hoặc 48 giờ, giải thích lý do.

Trả lời:

  • Người mắc bệnh sốt rét là do bị trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể, người bệnh lên cơn sốt khi trùng sốt rét sinh sản làm vỡ hồng cầu với số lượng lớn
  • Có hai loại trùng sốt rét có chu kì sinh sản khác nhau, trùng cách nhật có chu kì sinh sản là 48h, còn trùng nhiệt đới có chu kì sinh sản là 24h. Vì thế người bệnh có thể lên cơn sốt là 48h hoặc 24h là do bị trùng cách nhật hay trùng nhiệt đới xâm nhập.

 

Câu 6: Bệnh nhân bị sốt rét lên cơn sốt cao nhưng người vẫn run lên vì lạnh, em hãy giải thích hiện tượng này.

Trả lời:

Khi hồng cầu bị phá vỡ hàng loạt, cơ thể thiếu oxy làm giảm quá trình sinh nhiệt. Mặt khác, cơ thể thoát mồ hôi nên nhiệt độ tỏa ra ngoài nhiều ® không đáp ứng đòi hỏi tăng nhiệt của cơ thể nên bệnh nhân xuất hiện cảm giác lạnh.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Nêu ứng dụng của nguyên sinh vật trong tự nhiên và đối với con người.

Trả lời:

  • Vai trò trong tự nhiên:
  • Cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước (VD: tảo, trùng roi xanh có khả năng quang hợp).
  • Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn.
  • Sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
  • Vai trò đối với con người:
  • Chế biến thành thực phẩm chức năng. VD: Tảo xoắn Spiruline có giá trị dinh dưỡng cao.
  • Dùng làm thức ăn và chế biến thực phẩm. VD: chất tạo thạch trong tảo được chiết để làm đông thực phẩm.
  • Dùng trong sản xuất chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt,…
  • Tham gia hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

 

Câu 2: Những nguyên sinh vật có vai trò như thế nào trong việc duy trì đa dạng sinh học?

Trả lời:

  • Làm nguồn thức ăn cho các loài động vật khác trong chuỗi thức ăn, giữ cho chuỗi thức ăn cân bằng và phong phú.
  • Giúp trong phân hủy vật liệu hữu cơ, giúp tái chế chất cần thiết cho sinh vật khác và bảo vệ sự đa dạng của môi trường sống.
  • Làm nguồn nuôi con cho nhiều loài động vật khác, giúp duy trì sự phong phú của các quần thể động vật.
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và phong phú hóa các loài trong môi trường sống tự nhiên.

 

Câu 3: Sự suy giảm của nguyên sinh vật ảnh hưởng như thế nào đến con người và hệ sinh thái?

Trả lời:

  • Giảm đa dạng sinh học: giảm đa dạng gen và loài, ảnh hưởng đến sự phong phú của môi trường sống và tạo ra rủi ro đối với sản xuất thực phẩm.
  • Quản lý môi trường: Động vật nguyên sinh thường tham gia vào chu trình chất dinh dưỡng trong đất và nước, có vai trò trong việc duy trì chất lượng môi trường. Sự suy giảm của chúng có thể ảnh hưởng đến quản lý chất thải, sự phân hủy và cân bằng sinh thái.
  • Rủi ro cho nguồn thực phẩm: Nhiều nguyên sinh vật là thức ăn của động vật khác trong chuỗi thức ăn. Sự suy giảm của chúng có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp thức ăn cho con người và loài khác.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay