Bài tập file word sinh học 6 cánh diều Ôn tập chủ đề 8 (P6)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 8 (P6). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 6 Cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
(PHẦN 6 – 20 CÂU)

Câu 1: Động vật có xương sống gồm các lớp nào? Nêu đặc điểm nhận biết của động vật có xương sống

Trả lời:

- Động vật có xương sống gồm có các lớp: Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Động vật có vú. - Động vật có xương sống gồm có các lớp: Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Động vật có vú.

- Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có xương sống (hay cột sống) ở dọc lưng. Trong cột sống có chúa tuỷ sống. - Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có xương sống (hay cột sống) ở dọc lưng. Trong cột sống có chúa tuỷ sống.

Câu 2: Nêu vai trò của đa dạng sinh học.

Trả lời:

Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong tự nhiên như điều hoà khí hậu, phân huỷ chất thải, làm chỗ ở cho các sinh vật khác và bảo vệ các tài nguyên đất, nước,... Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm; giống cây trồng; vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu;...

Câu 3: Nêu một số biện pháp để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trả lời:

- Bảo vệ cây con trong rừng - Bảo vệ cây con trong rừng

- Trồng rừng ngập mặn - Trồng rừng ngập mặn

- Bảo vệ các cây trồng trong thành phố  - Bảo vệ các cây trồng trong thành phố

- Không bẻ cành, vặt lá bừa bãi - Không bẻ cành, vặt lá bừa bãi

- Thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây - Thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây

Câu 4: Nêu đặc điểm chung của các ngành Giun.

Trả lời:

- Giun là động vật không xương sống; cơ thể dài, đối xứng hai bên; phân biệt đầu, thân. - Giun là động vật không xương sống; cơ thể dài, đối xứng hai bên; phân biệt đầu, thân.

- Một số ngành giun như: Giun dẹp (ví dụ: sán dây) có cơ thể dẹp và mềm; Giun tròn (ví dụ: giun đũa) có cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt; Giun đốt (ví dụ: giun đất) cơ thế dài, phân đốt, có các đôi chi bên. - Một số ngành giun như: Giun dẹp (ví dụ: sán dây) có cơ thể dẹp và mềm; Giun tròn (ví dụ: giun đũa) có cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không phân đốt; Giun đốt (ví dụ: giun đất) cơ thế dài, phân đốt, có các đôi chi bên.

- Giun có thể sống kí sinh ở cơ thể động vật, thực vật, con người hoặc sống tự do. - Giun có thể sống kí sinh ở cơ thể động vật, thực vật, con người hoặc sống tự do.

Câu 5: Vì sao ăn cá nóc có thể gây chết người? Để phòng ngừa ngộ độc cá nóc chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

Ăn cá nóc có thể gây chết người vì chất độc chứa trong cá nóc là tetrodotoxin - một chất độc rất đặc biệt, không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay các phương pháp chế biến thực phẩm khác như làm khô. Tetrodotoxin là một chất độc thần kinh rất mạnh có thể gây ra tình trạng liệt cơ, suy hô hấp thậm chí là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

- Để ngừa ngộ độc cá nóc chúng ta cần: - Để ngừa ngộ độc cá nóc chúng ta cần:

+ Thông tin cho người dân nhận biết các loài cá nóc + Thông tin cho người dân nhận biết các loài cá nóc

+ Không bán cá nóc và các sản phẩm từ cá nóc + Không bán cá nóc và các sản phẩm từ cá nóc

+ Loại bỏ cá nóc trước khi chế biến các sản phẩm từ cá + Loại bỏ cá nóc trước khi chế biến các sản phẩm từ cá

+ Không ăn cá nóc khoặc khô cá nóc + Không ăn cá nóc khoặc khô cá nóc

+ Khi ăn phải cá nghi là cá nóc (có dấu hiệu tê mỏi, tê bàn tay) cần gây nôn và đưa ngay tới các cơ sở y tế. + Khi ăn phải cá nghi là cá nóc (có dấu hiệu tê mỏi, tê bàn tay) cần gây nôn và đưa ngay tới các cơ sở y tế.

Câu 6: Nêu vai trò của lớp Chim.

Trả lời:

Chim có vai trò nhu thụ phấn cho hoa, phát tán hạt; làm thực phẩm (ví dụ: gà, vịt),... Tuy nhiên, chim cũng có thể là tác nhân truyền bệnh (ví dụ gà truyền bệnh cúm), phá hoại mùa màng (ví dụ chim sẻ),...

Câu 7: Lấy ví dụ về đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh.

Trả lời:

Ví dụ về đa dạng sinh học môi trường đới lạnh là Công viên quốc gia Banff ở Canada.

- Nơi này nằm ở vùng Rocky Mountains và có diện tích trên 6.000 km², với địa hình bao gồm các đỉnh núi, thung lũng và sông suối.  - Nơi này nằm ở vùng Rocky Mountains và có diện tích trên 6.000 km², với địa hình bao gồm các đỉnh núi, thung lũng và sông suối.

- Công viên này có chứa hơn 1.000 loài thực vật và hơn 400 loài động vật, bao gồm cả những loài quý hiếm.  - Công viên này có chứa hơn 1.000 loài thực vật và hơn 400 loài động vật, bao gồm cả những loài quý hiếm.

- Các loài động vật nổi tiếng tại đây bao gồm gấu Grizzly, sư tử sông, ngựa vằn, sói và hươu tay trắng. - Các loài động vật nổi tiếng tại đây bao gồm gấu Grizzly, sư tử sông, ngựa vằn, sói và hươu tay trắng.

Câu 8: Trình bày mối quan hệ giữa động vật và thực vật.

Trả lời:

- Thực vật quang hợp, cung cấp oxygen, điều hòa khí hậu, là nguồn thức ăn cho động vật, là nơi ở, nguồn sống cho các sinh vật giúp động vật sinh trưởng và phát triển. - Thực vật quang hợp, cung cấp oxygen, điều hòa khí hậu, là nguồn thức ăn cho động vật, là nơi ở, nguồn sống cho các sinh vật giúp động vật sinh trưởng và phát triển.

- Động vật ăn cỏ giúp kìm hãm sự phát triển của thực vật (nếu như không có động vật thì thực vật sẽ mọc um tùm, lây lan,...), chất thải do động vật thải ra sẽ là nguồn thức ăn cho thực vật (vì khi quang hợp thì thực vật thải oxygen và lấy carbonic)  - Động vật ăn cỏ giúp kìm hãm sự phát triển của thực vật (nếu như không có động vật thì thực vật sẽ mọc um tùm, lây lan,...), chất thải do động vật thải ra sẽ là nguồn thức ăn cho thực vật (vì khi quang hợp thì thực vật thải oxygen và lấy carbonic)

- Động vật còn là nguồn thức ăn của thực vật trong một số trường hợp đặc biệt. VD: cây nắp ấm, cây bắt ruồi...  - Động vật còn là nguồn thức ăn của thực vật trong một số trường hợp đặc biệt. VD: cây nắp ấm, cây bắt ruồi...

Ngoài ra động vật còn giúp ít cho việc sinh sản ở thực vật (thụ phấn, phát tán hạt).

Câu 9: Em hãy nêu một số đại diện ngành Thân mềm có lợi và gây hại đến con người.

Trả lời:

Nhiều loài động vật thân mềm có lợi cho con người như làm thức ăn, lọc sạch nước bẩn,... (như mực, sò, trai, hàu,...) nhưng cũng có một số loài gây hại cho cây trồng như ốc sên.

Câu 10: Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ bệnh giun sán?

Trả lời:

- Rau trồng ở ngoài môi trường nên dễ nhiễm vi khuẩn và trứng giun, sán. - Rau trồng ở ngoài môi trường nên dễ nhiễm vi khuẩn và trứng giun, sán.

- Người ăn rau chưa rửa sạch sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, ăn các loại rau sống,... - Người ăn rau chưa rửa sạch sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, ăn các loại rau sống,...

- Do đó, khi ăn rau nói chung và đặc biệt là rau sống cần rửa rau thật sạch. - Do đó, khi ăn rau nói chung và đặc biệt là rau sống cần rửa rau thật sạch.

Câu 11: Vì sao hà mã là thú nhưng lại thích nghi với đời sống lưỡng cư? Và vì sao thường xuyên sống dưới nước nhưng hà mã lại không biết bơi?

Trả lời:

- Hà mã là thú nhưng lại thích nghi với đời sống lưỡng cư vì: - Hà mã là thú nhưng lại thích nghi với đời sống lưỡng cư vì:

+ Hà mã có ruột kết rất ngắn và không có manh tràng (bộ phận có nhiệm vụ hấp thụ nước)  + Hà mã có ruột kết rất ngắn và không có manh tràng (bộ phận có nhiệm vụ hấp thụ nước) → hiệu quả hấp thụ nước của hà mã đặc biệt thấp, hàm lượng nước trong phân lên đến hơn 90% → phải uống nhiều nước để đáp ứng đủ nhu cầu nước của cơ thể

+ Da của hà mã rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, nứt nẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cần ngâm mình trong nước để giữ ẩm cho da. + Da của hà mã rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, nứt nẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cần ngâm mình trong nước để giữ ẩm cho da.

+ Thức ăn chủ yếu của hà mã là cỏ trên bờ chứ không phải thực vật thủy sinh nên chúng cần phải lên bờ để kiếm ăn + Thức ăn chủ yếu của hà mã là cỏ trên bờ chứ không phải thực vật thủy sinh nên chúng cần phải lên bờ để kiếm ăn

+ Thân hình của hà mã quá nặng nề để có thể bơi, vì vậy chúng di chuyển dưới nước bằng cách đi bộ dưới đáy sông, hồ. + Thân hình của hà mã quá nặng nề để có thể bơi, vì vậy chúng di chuyển dưới nước bằng cách đi bộ dưới đáy sông, hồ.

Câu 12: Nêu các biện pháp để bảo vệ các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Trả lời:

- Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật quý hiếm trái phép - Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật quý hiếm trái phép

- Có biện pháp răn đe hiệu quả - Có biện pháp răn đe hiệu quả

- Nghiêm cấm buôn bán động vật quý hiếm dưới mọi hình thức - Nghiêm cấm buôn bán động vật quý hiếm dưới mọi hình thức

- Thắt chặt quản lý cơ sở nuôi động vật quý hiếm - Thắt chặt quản lý cơ sở nuôi động vật quý hiếm

- Siết chặt hơn việc cấp giấy phép nuôi thương mại động vật quý hiếm - Siết chặt hơn việc cấp giấy phép nuôi thương mại động vật quý hiếm

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương - Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương

- Tăng cường đấu tranh tội phạm trên Internet về buôn bán động vật quý hiếm - Tăng cường đấu tranh tội phạm trên Internet về buôn bán động vật quý hiếm

- Thành lập các khu bảo tồn động vật. - Thành lập các khu bảo tồn động vật.

Câu 13: Động vật không xương sống có mối quan hệ như thế nào với các loài khác trong hệ sinh thái? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa động vật không xương sống và các loài khác trong hệ sinh thái có thể rất đa dạng và phức tạp. Động vật không xương sống thường tạo ra mối quan hệ tương tác với các loài khác thông qua các cách khác nhau như cạnh tranh, ký sinh, hợp tác. - Mối quan hệ giữa động vật không xương sống và các loài khác trong hệ sinh thái có thể rất đa dạng và phức tạp. Động vật không xương sống thường tạo ra mối quan hệ tương tác với các loài khác thông qua các cách khác nhau như cạnh tranh, ký sinh, hợp tác.

Ví dụ, một số loài côn trùng có thể tương tác với thực vật thông qua việc thụ phấn cho hoa, đồng thời cung cấp nguồn thức ăn cho chúng. Một số loài giun đất có thể tạo ra mối quan hệ cộng sinh với nấm và vi khuẩn để phân giải chất hữu cơ trong đất.

Câu 14: Thực vật có vai trò gì trong việc nghiên cứu và phát triển ngành khoa học và công nghệ?

Trả lời:

- Nguyên liệu nghiên cứu: cung cấp nguyên liệu quý giá cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Ví dụ, các loại dược liệu được sử dụng trong nghiên cứu y học và dược học. Ngoài ra còn sử dụng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu tác động của môi trường và gen. - Nguyên liệu nghiên cứu: cung cấp nguyên liệu quý giá cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Ví dụ, các loại dược liệu được sử dụng trong nghiên cứu y học và dược học. Ngoài ra còn sử dụng trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu tác động của môi trường và gen.

- Mô hình nghiên cứu: Thực vật được sử dụng như mô hình trong nghiên cứu sinh học, sinh thái, và di truyền học. Chúng cung cấp cơ sở cho việc tìm hiểu về sự phát triển của loài, tương tác sinh thái, và sự biến đổi di truyền. - Mô hình nghiên cứu: Thực vật được sử dụng như mô hình trong nghiên cứu sinh học, sinh thái, và di truyền học. Chúng cung cấp cơ sở cho việc tìm hiểu về sự phát triển của loài, tương tác sinh thái, và sự biến đổi di truyền.

- Các ứng dụng công nghệ mới: Thực vật cung cấp nguồn cảm hứng cho việc phát triển công nghệ mới. Ví dụ, ngành nano-công nghệ lấy cảm hứng từ cấu trúc và tính chất của các loại cỏ, lá, và cây. - Các ứng dụng công nghệ mới: Thực vật cung cấp nguồn cảm hứng cho việc phát triển công nghệ mới. Ví dụ, ngành nano-công nghệ lấy cảm hứng từ cấu trúc và tính chất của các loại cỏ, lá, và cây.

- Sử dụng trong nghiên cứu về năng lượng tái tạo: cung cấp nguyên liệu cho nghiên cứu các công nghệ năng lượng tái tạo, bao gồm nhiên liệu sinh học và điện từ năng lượng mặt trời. - Sử dụng trong nghiên cứu về năng lượng tái tạo: cung cấp nguyên liệu cho nghiên cứu các công nghệ năng lượng tái tạo, bao gồm nhiên liệu sinh học và điện từ năng lượng mặt trời.

Câu 15: Tại sao nói giun đất là bạn của nhà nông?

Trả lời:

Nói giun đất là bạn của nhà nông vì giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất, phân giun có cấu trúc hạt tròn làm tăng độ tơi xốp và thoáng khí.

Câu 16: Nêu đặc điểm của lớp Thú.

Trả lời:

- Hầu hết động vật có vú có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Có loài thú đẻ con và sau đó nuôi con trong túi da ở bụng thú mẹ (Kangaroo). Tuy nhiên cũng có loài thú đẻ trứng (thú mỏ vịt). - Hầu hết động vật có vú có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Có loài thú đẻ con và sau đó nuôi con trong túi da ở bụng thú mẹ (Kangaroo). Tuy nhiên cũng có loài thú đẻ trứng (thú mỏ vịt).

- Lớp Động vật có vú rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống. - Lớp Động vật có vú rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống.

Câu 17: Lấy ví dụ về đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Trả lời:

Một ví dụ về đa dạng sinh học tại Việt Nam là khu vực rừng ngập mặn trên đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây có hệ sinh thái đặc biệt với sự xuất hiện của nhiều loài thực vật, động vật và loài chim quý hiếm. Khu rừng ngập mặn này cũng cung cấp nguồn thực phẩm và là một môi trường sống quan trọng cho nhiều loài động vật, như cá, tôm, ếch, và cá sấu.Một số vi khuẩn có thể phá vỡ các hợp chất hữu cơ. Điều này rất hữu ích cho các hoạt động như xử lý chất

Câu 18: Thực vật giúp bảo vệ nguồn nước như thế nào?

Trả lời:

Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên mặt đất. Ở những nơi có nhiều cây xanh như trong rừng, nước bị cản bởi rễ và gốc cây nên chảy chậm lại, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất phía dưới tạo thành nước ngầm. Do vậy, rừng là nơi giữ nguồn nước rất quan trọng cho cuộc sống con người và cho nông nghiệp.

Câu 19: Trên thế giới có bao nhiêu loại cây lương thực chính?

Trả lời:

Trên thế giới có chín loại cây được trồng chủ yếu làm lương thực. Đó là: lúa nước, ngô (bắp), khoai tây, lúa mì, sắn (khoai mì), khoai lang, cao lương, kê và đại mạch. Trong đó, lúa nước, ngô, sắn và khoai lang là bốn cây lương thực chính của Việt Nam.

Câu 20: Môi trường sống nào có sự đa dạng của động vật không xương sống?

Trả lời:

Sự đa dạng động vật không xương sống thường được tìm thấy trong các môi trường sống như rừng nhiệt đới, rừng khí hậu ôn đới và các vùng biển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay