Bài tập file word Sinh học 6 kết nối Ôn tập chương 7 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 7 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Phân loại sinh học là gì và có tác dụng gì? Các loài sinh vật được các nhà sinh học phân loại như thế nào?

Trả lời:

- Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo một thứ tự nhất định. - Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo một thứ tự nhất định.

- Phân loại sinh học giúp xác định được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn. Ngoài ra, phân loại sinh học còn cho thấy sự giống và khác nhau của các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật. - Phân loại sinh học giúp xác định được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn. Ngoài ra, phân loại sinh học còn cho thấy sự giống và khác nhau của các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật.

- Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau: lớn nhất là giới, tiếp theo là ngành, lớp, bộ, họ, chi (hoặc giống) rồi đến loài. - Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau: lớn nhất là giới, tiếp theo là ngành, lớp, bộ, họ, chi (hoặc giống) rồi đến loài.

Câu 2: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? Khóa lưỡng phân được sử dụng để làm gì? Khi nào thì dừng khóa lưỡng phân?

Trả lời:

- Cần tuân thủ nguyên tắc: Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. - Cần tuân thủ nguyên tắc: Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.

- Khóa lưỡng phân được sử dụng để phân loại và nhận diện các loài sinh vật. Phương pháp này giúp xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài và giúp xác định các đặc điểm chung và khác biệt giữa chúng. Khóa lưỡng phân cũng giúp xây dựng các cây phân loại, trong đó các loài được sắp xếp thành các nhóm phân cấp dựa trên việc chia sự giống và khác biệt của chúng. - Khóa lưỡng phân được sử dụng để phân loại và nhận diện các loài sinh vật. Phương pháp này giúp xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài và giúp xác định các đặc điểm chung và khác biệt giữa chúng. Khóa lưỡng phân cũng giúp xây dựng các cây phân loại, trong đó các loài được sắp xếp thành các nhóm phân cấp dựa trên việc chia sự giống và khác biệt của chúng.

- Người ta sẽ chỉ dừng sử dụng khóa lưỡng phân khi đã phân loại được triệt để các loài sinh vật. - Người ta sẽ chỉ dừng sử dụng khóa lưỡng phân khi đã phân loại được triệt để các loài sinh vật.

Câu 3: Đồ ăn quá hạn sử dụng có dùng được tiếp hay không? Vì sao?

Trả lời:

Không nên sử dụng đồ ăn quá hạn sử dụng. Vì dùng đồ ăn quá hạn sử dụng là đưa vi khuẩn gây hại và các chất độc hại (các chất trong thức ăn bị vi khuẩn biến đổi có thể tạo thành các chất độc hại) vào cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây nên những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Câu 4: Nêu biện pháp phòng bệnh do virus gây ra.

Trả lời:

- Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là sử dụng vaccine. - Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là sử dụng vaccine.

- Vaccine dùng để phòng tránh nhiều bệnh lây truyền. Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu. - Vaccine dùng để phòng tránh nhiều bệnh lây truyền. Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu.

- Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen" trước với mầm bệnh (virus đã được làm yếu đi) và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. - Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen" trước với mầm bệnh (virus đã được làm yếu đi) và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.

- Ngoài ra, việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ cũng giúp phòng bệnh do virus. - Ngoài ra, việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ cũng giúp phòng bệnh do virus.

Câu 5: Hiện tượng “tảo nở hoa” là gì? Hiện tượng này gây ra tác hại gì?

Trả lời:

- Trong môi trường nước thải giàu chất dinh dưỡng, tảo sinh trưởng rất nhanh tạo ra số lượng lớn cá thể làm biến đổi màu nước cả một vùng (nước chuyển thành màu xanh, đỏ hoặc vàng,... tuỳ từng loại tảo), được gọi là hiện tượng “tảo nở hoa”. Sự gia tăng đột biến số lượng tảo làm kìm hãm sự phát triển, thậm chí gây chết hàng loạt cá, tôm và các sinh vật thuỷ sinh khác do nhiều loại tảo tiết chất độc vào nước. - Trong môi trường nước thải giàu chất dinh dưỡng, tảo sinh trưởng rất nhanh tạo ra số lượng lớn cá thể làm biến đổi màu nước cả một vùng (nước chuyển thành màu xanh, đỏ hoặc vàng,... tuỳ từng loại tảo), được gọi là hiện tượng “tảo nở hoa”. Sự gia tăng đột biến số lượng tảo làm kìm hãm sự phát triển, thậm chí gây chết hàng loạt cá, tôm và các sinh vật thuỷ sinh khác do nhiều loại tảo tiết chất độc vào nước.

- Ở biển, hiện tượng này còn gọi là “thuỷ triều đỏ”, có hậu quả nghiêm trọng hơn do gây chết các sinh vật biển và làm ô nhiễm môi trường trên phạm vi rộng. Nó không chỉ làm chết hàng loạt các sinh vật biển mà còn gây độc cho cả con người khi ăn phải các loại trai, sò,... nhiễm độc. - Ở biển, hiện tượng này còn gọi là “thuỷ triều đỏ”, có hậu quả nghiêm trọng hơn do gây chết các sinh vật biển và làm ô nhiễm môi trường trên phạm vi rộng. Nó không chỉ làm chết hàng loạt các sinh vật biển mà còn gây độc cho cả con người khi ăn phải các loại trai, sò,... nhiễm độc.

Câu 6: Người ta thường sử dụng loại nấm nào khi làm bia? Chúng có đặc điểm gì?

Trả lời:

Người ta thường sử dụng loại nấm men khi làm bia. Nấm men dùng trong sản xuất bia thường là các chủng thuộc giống Saccharomyces, chúng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước mạch nha như các loại đường hoà tan, các hợp chất nitơ vitamin và các nguyên tố vi lượng…qua màng tế bào. Sau khi hấp thụ được các chất dinh dưỡng thì hàng loạt những phản ứng sinh hóa xảy ra mà đặc trưng chính là quá trình trao đổi chất để chuyển hoá các chất này thành những dạng cần thiết cho quá trình phát triển và lên men của nấm men được tiến hành.

Câu 7: Phân biệt thực vật hạt trần và thực vật hạt kín.

Trả lời:

Đặc điểmThực vật hạt trầnThực vật hạt kín 
Cơ quan sinh dưỡngRễRễ thậtRễ thật
Thân Thân có hệ mạch dẫnThân có hệ mạch dẫn 
Chủ yếu lá lá kimHình dạng lá đa dạng 
Cơ quan sinh sảnNónCó nón Không có nón
Hoa Không có hoaCó hoa 
Quả Không có quảCó quả 
HạtHạt trầnHạt kín 

Câu 8: Lợn gạo nguy hiểm như thế nào?

Trả lời:

Bệnh lợn gạo là một bệnh do ấu trùng sán dây lợn gây nên. Nếu ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán (thịt lợn gạo) còn sống, ấu trùng sau khi đến dạ dày sẽ thoát khỏi nang sán, bám vào thành ruột non và phát triển thành cơ thể trưởng thành gây ra các hiện tượng rối loạn tiêu hoá, đau bụng, cơ thể mệt mỏi,... Mặt khác, ấu trùng đi vào trong máu, đến kí sinh ở cơ, xương, mắt, não,... có thể gây ra các biến chứng như: đau cơ, liệt, giảm trí nhớ, giảm thị lực,... Vì vậy, không nên sử dụng thịt lợn gạo để đảm bảo an toàn.

Câu 9: Tại sao việc nghiên cứu và bảo tồn các loài động vật đặc hữu là quan trọng?

Trả lời:

- Bảo tồn đa dạng sinh học: Các loài động vật đặc hữu thường đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh học của một khu vực cụ thể. Bảo tồn chúng giúp duy trì cân bằng tự nhiên và ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học. - Bảo tồn đa dạng sinh học: Các loài động vật đặc hữu thường đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh học của một khu vực cụ thể. Bảo tồn chúng giúp duy trì cân bằng tự nhiên và ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học.

- Phòng ngừa tuyệt chủng: Nhiều loài động vật đặc hữu đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, săn bắt hoặc sự can thiệp của con người. Bảo tồn chúng giúp đảm bảo rằng những loài này không biến mất vĩnh viễn từ hệ sinh thái. - Phòng ngừa tuyệt chủng: Nhiều loài động vật đặc hữu đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, săn bắt hoặc sự can thiệp của con người. Bảo tồn chúng giúp đảm bảo rằng những loài này không biến mất vĩnh viễn từ hệ sinh thái.

- Đóng góp cho y học và khoa học: Mỗi loài động vật có tiềm năng để cung cấp thông tin quý báu cho y học và các lĩnh vực khoa học khác. Việc nghiên cứu chúng có thể dẫn đến việc phát triển các phương pháp mới trong y học và công nghệ. - Đóng góp cho y học và khoa học: Mỗi loài động vật có tiềm năng để cung cấp thông tin quý báu cho y học và các lĩnh vực khoa học khác. Việc nghiên cứu chúng có thể dẫn đến việc phát triển các phương pháp mới trong y học và công nghệ.

- Đảm bảo sự cân bằng sinh thái: Các loài động vật thường đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn và môi trường sống tự nhiên. Việc bảo tồn chúng giúp duy trì sự cân bằng sinh thái trong hệ sinh thái tự nhiên. - Đảm bảo sự cân bằng sinh thái: Các loài động vật thường đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn và môi trường sống tự nhiên. Việc bảo tồn chúng giúp duy trì sự cân bằng sinh thái trong hệ sinh thái tự nhiên.

- Giá trị văn hóa và du lịch: Một số loài động vật đặc hữu có giá trị văn hóa và du lịch cao. Bảo tồn chúng không chỉ giữ gìn di sản văn hóa mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh từ du lịch sinh thái. - Giá trị văn hóa và du lịch: Một số loài động vật đặc hữu có giá trị văn hóa và du lịch cao. Bảo tồn chúng không chỉ giữ gìn di sản văn hóa mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh từ du lịch sinh thái.

Câu 10: Bác sĩ luôn khuyên chúng ta “ăn chín, uống sôi" để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên. Em hãy giải thích vì sao bác sĩ đưa ra lời khuyên như vậy?

Trả lời:

Vi khuẩn có môi trường sống rất phong phú, đa dạng như đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, thức ăn ôi thiu,… Tuy nhiên, phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, vì vậy cần nấu chín thức ăn, nước uống trước khi sử dụng để phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Câu 11: Tên loài đầy đủ bao gồm những gì và viết như thế nào? Lấy ví dụ. Khi nào cần viết tên loài đầy đủ?

Trả lời:

- Tên đầy đủ một loài gồm:  - Tên đầy đủ một loài gồm:

+ Tên giống, tên loài, tên tác giả và năm công bố. + Tên giống, tên loài, tên tác giả và năm công bố.

+ Giữa tên giống và tên loài có dấu cách, tiếp theo là tên tác giả (thường viết nghiêng); + Giữa tên giống và tên loài có dấu cách, tiếp theo là tên tác giả (thường viết nghiêng);

+ Giữa tên tác giả và năm công bố có dấu phẩy (tên tác giả và năm không viết nghiêng).  + Giữa tên tác giả và năm công bố có dấu phẩy (tên tác giả và năm không viết nghiêng).

- Ví dụ: Anopheles minimus Theobald (1901). - Ví dụ: Anopheles minimus Theobald (1901).

- Do trong quá trình lịch sử mô tả và tu chỉnh mỗi một loài có thể có nhiều tác giả ở các quốc gia và các thời điểm khác nhau tiến hành, nên một loài có thể có nhiều tên đồng vật (synonym). Bởi vậy, trong một số trường hợp cần viết đầy đủ tên loài như việc mô tả loài trong phân loại, trong động vật chí, hay khi lập danh mục (checklist) một nhóm động vật nào đó của một vùng địa lý, một lãnh thổ, một hay nhiều quốc gia… - Do trong quá trình lịch sử mô tả và tu chỉnh mỗi một loài có thể có nhiều tác giả ở các quốc gia và các thời điểm khác nhau tiến hành, nên một loài có thể có nhiều tên đồng vật (synonym). Bởi vậy, trong một số trường hợp cần viết đầy đủ tên loài như việc mô tả loài trong phân loại, trong động vật chí, hay khi lập danh mục (checklist) một nhóm động vật nào đó của một vùng địa lý, một lãnh thổ, một hay nhiều quốc gia…
Câu 12: Kể tên các loài cây trong sân trường và lập khóa lưỡng phân.

Trả lời:

- Các cây có trong vườn trường: Cây bàng, cây phượng vĩ, cây tóc tiên, cây mười giờ - Các cây có trong vườn trường: Cây bàng, cây phượng vĩ, cây tóc tiên, cây mười giờ

- Sơ đồ khóa lưỡng phân: - Sơ đồ khóa lưỡng phân:

Câu 13: Vi khuẩn có vai trò gì? Kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Để điều trị bệnh đó, ta cần sử dụng thuốc gì?

Trả lời:

- Phần lớn vi khuẩn có lợi, chúng có vai trò rất quan trọng không chỉ với con người mà còn với toàn bộ sự sống trên Trái Đất: - Phần lớn vi khuẩn có lợi, chúng có vai trò rất quan trọng không chỉ với con người mà còn với toàn bộ sự sống trên Trái Đất:

+ Trong cơ thể người có thể chứa đến hàng trăm nghìn tỷ vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi có số lượng rất lớn, giúp ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hoá. + Trong cơ thể người có thể chứa đến hàng trăm nghìn tỷ vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi có số lượng rất lớn, giúp ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ da, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hoá.

+ Trong đời sống, vi khuẩn được sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối, nước mắm,...; sản xuất kháng sinh, thuốc trừ sâu; xử lý chất thải,... + Trong đời sống, vi khuẩn được sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối, nước mắm,...; sản xuất kháng sinh, thuốc trừ sâu; xử lý chất thải,...

- Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, một số bệnh phổ biến như: lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong (hủi), tả,... Vi khuẩn còn gây nhiều bệnh trên thực vật và động vật như: héo xanh cà chua, khoai tây thối nhũn bắp cải; bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc; bệnh đóng dấu ở lợn,... gây thiệt hại lớn về kinh tế. - Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, một số bệnh phổ biến như: lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong (hủi), tả,... Vi khuẩn còn gây nhiều bệnh trên thực vật và động vật như: héo xanh cà chua, khoai tây thối nhũn bắp cải; bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc; bệnh đóng dấu ở lợn,... gây thiệt hại lớn về kinh tế.

- Ngoài ra, vi khuẩn cũng là nguyên nhân khiến thức ăn, đồ uống,... bị hỏng. - Ngoài ra, vi khuẩn cũng là nguyên nhân khiến thức ăn, đồ uống,... bị hỏng.

- Hiện nay, thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong điều trị bệnh. - Hiện nay, thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng tùy tiện thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong điều trị bệnh.

Câu 14: Tại sao một số virus gây ra những căn bệnh nghiêm trọng hơn so với những virus khác?

Trả lời:

Những căn bệnh nghiêm trọng mà virus gây ra phụ thuộc vào sự tương tác giữa virus, hệ miễn dịch của người nhiễm và tình trạng sức khỏe tổng thể của người nhiễm.

Câu 15: Em hãy nêu điểm giống và khác nhau về dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét?                   

Trả lời:

- Giống nhau: đều là sinh vật kí sinh trong cơ thể người, cùng sử dụng hồng cầu làm thức ăn, gây thiếu máu cho người bệnh - Giống nhau: đều là sinh vật kí sinh trong cơ thể người, cùng sử dụng hồng cầu làm thức ăn, gây thiếu máu cho người bệnh

- Khác nhau: - Khác nhau:

+ Trùng kiết lị: có kích thước lớn hơn hồng cầu, lấy thức ăn bằng cách nuốt hồng cầu + Trùng kiết lị: có kích thước lớn hơn hồng cầu, lấy thức ăn bằng cách nuốt hồng cầu

+ Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ hơn hồng cầu, chui vào hồng cầu để kí sinh (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu rồi phá vỡ hồng cầu + Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ hơn hồng cầu, chui vào hồng cầu để kí sinh (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu rồi phá vỡ hồng cầu

Câu 16: Nấm thường phát triển mạnh trong điều kiện nào?

Trả lời:

- Nhiệt độ: đa số nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, nhiệt độ tối ưu trong nuôi cấy nấm là 25 – 35 - Nhiệt độ: đa số nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, nhiệt độ tối ưu trong nuôi cấy nấm là 25 – 35oC

- Độ ẩm: Nấm phát triển mạnh khi điều kiện độ ẩm - Độ ẩm: Nấm phát triển mạnh khi điều kiện độ ẩm  không khí cao, hầu hết các nấm sợi không phát triển khi độ ẩm không khí dưới 70%, ngược lại nấm phát triển mạnh khi độ ẩm không khí trên 70%.

- pH: Nấm có thể phát triển trong dải pH rộng (1- 9) nhưng nấm ưa axit. Ở môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ vi khuẩn phát triển mạnh hơn nấm, ở pH axit nấm cạnh tranh có hiệu quả với vi khuẩn, ở pH 4 - 6 nấm có thể loại trừ hẳn vi khuẩn ra khỏi môi trường nuôi cấy. - pH: Nấm có thể phát triển trong dải pH rộng (1- 9) nhưng nấm ưa axit. Ở môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ vi khuẩn phát triển mạnh hơn nấm, ở pH axit nấm cạnh tranh có hiệu quả với vi khuẩn, ở pH 4 - 6 nấm có thể loại trừ hẳn vi khuẩn ra khỏi môi trường nuôi cấy.

Câu 17: Nêu vai trò của thực vật đối với môi trường.

Trả lời:

- Các hiện tượng tự nhiên như núi lửa, cháy rừng,... cùng với các hoạt động công nghiệp, giao thông, sinh hoạt của con người đã thải vào môi trường một lượng lớn khí carbon dioxide và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Cây xanh có khả năng hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide để thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp nên chất hữu cơ và giải phóng khí oxygen ra môi trường. Như vậy, thực vật giúp cân bằng khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển. - Các hiện tượng tự nhiên như núi lửa, cháy rừng,... cùng với các hoạt động công nghiệp, giao thông, sinh hoạt của con người đã thải vào môi trường một lượng lớn khí carbon dioxide và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Cây xanh có khả năng hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide để thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp nên chất hữu cơ và giải phóng khí oxygen ra môi trường. Như vậy, thực vật giúp cân bằng khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển.

- Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây còn góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hoà không khí, giảm hiệu ứng nhà kính. - Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây còn góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hoà không khí, giảm hiệu ứng nhà kính.

- Ngoài ra, thực vật còn góp phần bảo vệ đất và nguồn nước, giúp hạn chế và giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tại như: sạt lở đất, lũ quét,... - Ngoài ra, thực vật còn góp phần bảo vệ đất và nguồn nước, giúp hạn chế và giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tại như: sạt lở đất, lũ quét,...

Câu 18: San hô là động vật hay thực vật? Chúng có đặc điểm gì?

Trả lời:

San hô là sinh vật biển có hình dạng giống như các cụm hoa nhiều màu sắc rực rỡ. Thực tế san hô lại là động vật thuộc ngành Ruột khoang. San hô bắt mồi bằng các tua cuốn quanh miệng. Hầu hết san hô sống cố định và có khung xương đá vôi, chúng tạo thành những rạn san hô rộng lớn (Hình 36.18) ở nhiều vùng biển nhiệt đới.

Câu 19: Hãy giải thích vì sao phải tích cực trồng cây, gây rừng?

Trả lời:

Phải tích cực trồng cây, gây rừng vì:

- Vai trò của thực vật trong thiên nhiên và vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người vô cùng quan trọng. - Vai trò của thực vật trong thiên nhiên và vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người vô cùng quan trọng.

- Nếu không có thực vật thì: - Nếu không có thực vật thì:

+ Khí oxygen giảm, khí carbon dioxide tăng làm giảm ảnh hưởng đến hô hấp của người và động vật, làm ô nhiễm môi trường. + Khí oxygen giảm, khí carbon dioxide tăng làm giảm ảnh hưởng đến hô hấp của người và động vật, làm ô nhiễm môi trường.

+ Lượng khí carbon dioxide tăng góp phần làm tăng nhiệt độ môi trường. Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. + Lượng khí carbon dioxide tăng góp phần làm tăng nhiệt độ môi trường. Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Khí hậu nóng, khô làm nhiệt độ trái đất tăng lên. + Khí hậu nóng, khô làm nhiệt độ trái đất tăng lên.

+ Gây ngập lụt, mất nguồn nước ngầm, gây hạn hán. + Gây ngập lụt, mất nguồn nước ngầm, gây hạn hán.

+ Đất mặn bị rửa trôi, chất đất màu mỡ bị mất làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. + Đất mặn bị rửa trôi, chất đất màu mỡ bị mất làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

+ Mất nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở của động vật. + Mất nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở của động vật.

+ Mất nguồn cung cấp sản phẩm và nguyên liệu cần cho đời sống và sản xuất của con người. + Mất nguồn cung cấp sản phẩm và nguyên liệu cần cho đời sống và sản xuất của con người.

Câu 20: Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho một vài ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng. - Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

- Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống… Con người chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi (nước, phân…) để cây trồng phát triển. - Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống… Con người chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi (nước, phân…) để cây trồng phát triển.

- Ví dụ: - Ví dụ:

+ Các loại cải trồng thường có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh hơn cải dại + Các loại cải trồng thường có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh hơn cải dại

+ Cây ăn quả trồng thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt hơn cây dại. + Cây ăn quả trồng thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt hơn cây dại.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay