Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 CD.

Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều

BÀI 34. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁC QUAN Ở NGƯỜI (16 CÂU)

1. Nhận biết (8 câu)

Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được nội dung đúng:

Thị giác có cấu tạo gồm (1)...., dây (2)... thị giác và vùng (3)..... ở não. Thị giác có chức năng quan sát, thu nhận (4)... , (5)..... của sự vật và hiện tượng, giúp não nhận biết và xử lí thông tin.

Trả lời:

(1) mắt

(2) thần kinh

(3) thị giác

(4) hình ảnh

(5) màu sắc

Câu 2. Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh?

Trả lời:

-  Cấu tạo của hệ thần kinh gồm 2 phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

  • Thần kinh trung ương gồm não bộ
  • Thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh và tủy sống.

- Chức năng hệ thần kinh: Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, đảm bảo cơ thể là một khối thống nhất, thích nghi ngới môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể.

Câu 3. Kể tên một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh? Làm thế nào để phòng bệnh về hệ thần kinh?

Trả lời:

- Một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh: tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, Alzheimer…

- Cách phòng bệnh về hệ thần kinh:

+ Thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh.

+ Đảm bảo giấc ngủ, không sử dụng chất kích thích.

+ Kiểm tra sức khỏe định kì.

+ Có suy nghĩ tích cực, tham gia nhiều hoạt động xã hội, giao tiếp và học tập.

Câu 4. Thế nào là chất gây nghiện. Trình bày những sản phẩm chứa chất gây nghiện. Tác hại của chất gây nghiện đối với cơ thể?

Trả lời:

- Chất gây nghiện là những chất khi hấp thụ vào cơ thể có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc của cơ thể đối với chất đó hoặc cảm giác thèm, muốn sử dụng chất đó.

- Những sản phẩm chứa chất gây nghiện: thuốc lá, rượu bia, ma túy đá, cần sa, thuốc lắc…

- Tác hại của chất gây nghiện đối với cơ thể: gây hưng phấn hệ thần kinh, gây ảo giác ảnh hưởng đến nhận thức, ý thức và hành vi. Sử dụng chất gây nghiện thường xuyên sẽ gây rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng…

Câu 5.  Trình bày cấu tạo của cơ quan thị giác? Qúa trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Cấu tạo của cơ quan thị giác bao gồm: Cầu mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác.

- Qúa trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt: Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Thủy dịch → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc.

Câu 6. Kể tên một số bệnh, tật về mắt thường gặp trong cuộc sống. Cách phòng bệnh, tật về mặt.

Trả lời:

- Một số bệnh, tật về mắt thường gặp trong cuộc sống:

  • Bệnh về mắt: Viêm kiết mạc, Đục thủy tinh thể, lẹo mắt, tăng nhãn áp, viêm giác mạc.
  • Tất về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị.

- Cách phòng tránh bệnh, tật về mắt:

  • Thực hiện dinh dưỡng đủ vitamin A
  • Thời gian ngủ đủ, tránh đọc sách, dùng đồ điện tử gần sát với mắt.
  • Vệ sinh mắt thường xuyên, không dùng khăn mặt với người khác.

Câu 7. Cơ quan cảm giác âm thành gồm những bộ phận nào? Trình bày sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai?

Trả lời:

- Cơ quan cảm giác âm thanh gồm tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ.

- Sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai: Sóng âm được vành tai hứng lấy -> truyền qua ống tai ngoài ->  làm rung màng nhĩ -> truyền qua chuỗi xương tai giữa ->  ốc tai  ->  xung thần kinh từ tế bào thụ cảm âm thanh theo dây thần kinh thính giác lên trung khu thính giác ở não bộ -> Não bộ phân tích cho ta cảm nhận âm thanh.

Câu 8. Kể tên một số bệnh và cách phòng bệnh về tai?

Trả lời:

- Một số bệnh về tai: viêm tai ngoài, viêm tai giữa, tổn thương tai trong…

- Cách phòng bệnh về tai:

  • Cần vệ sinh tai đúng cách, tranh dùng các vật sắc nhọn, sắc để ngoáy tai hay lấy ráy tai.
  • Cần giữ vệ sinh để tránh viêm họng, nhiễm khuẩn gây viêm tai.
  • Hạn chế tiếng ồn, tránh nghe âm thanh có cường độ cao.

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1. Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?

Trả lời:

Cơ quan phân tích thị giác gồm: các tế bào thụ cảm thị giác (tế bài nón, tế bào que) nằm trong màng lưới cầu mắt; dây thần kinh thị giác, vùng thị giác ở thủy chẩm.

Ảnh của vật hiện lên điểm vàng lại nhìn rõ nhất vì: Điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của tế bào nón, mà tế bào nón có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Mặt khác, một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua tế bào 2 cực. Nên ảnh của vật hiện trên điểm vàng sẽ giúp ta nhìn rõ nhất.

Câu 2. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

Trả lời:

Nói dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thân kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước… Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.

Câu 3. Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi?

Trả lời:

người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi vì khi đó rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung thần kinh qua xác xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não, khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.

Câu 4. Xét về mặt chức năng, hệ thần kinh được chia như thế nào?

Trả lời:

Xét về mặt chức năng, hệ thần kinh gồm:

  • Hệ thần kinh vận động: Điều khiển hoạt động hệ cơ xương.
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng.

3. Vận dụng và vận dụng cao (4 câu)

Câu 1. Theo em, nghiện ma túy gây ra những hệ lụy nào cho xã hội? Từ hiểu biết của bản thân, em tuyên truyền điều gì đến người thân và những người xung quanh để tránh xa ma túy.

Trả lời:

- Nghiện ma tuý gây ra những tệ nạn xã hội: Số người nghiện càng tăng thì lượng tiền bạc để hút chích càng lớn, càng có nhiều gia đình người nghiện bị phá sản, phát sinh nhiều tệ nạn trộm cắp, cướp giật…

Bản thân con nghiện cũng trở nên ốm yếu, sức lao động ngày càng sút kém, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Em tuyên truyền đến người thân và những người xung quanh để tránh xa ma túy: Cương quyết tránh xa, không chơi với đám bạn xấu có liên quan đến ma túy. Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc xúi dục người khác tham gia dưới bất kỳ hình thức nào... Và đặc biệt, mỗi người cần tự trang bị cho mình những kiến thức về ma túy để biết cách cho chính bản thân mình.

  

Câu 2. Giải thích vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tay và khoang miệng.

Trả lời:

Vòi tai có vai trò cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng: Khi áp suất không khí từ tai ngoài tác động đến màng nhĩ sẽ làm màng này cong về phía tai giữa, tuy nhiên do áp suất không khí cũng tác động tương tự vào khoang miệng, nhờ vòi tai đã làm cho áp suất không khí tác động lên phía đối diện của màng nhĩ. Nhờ đó áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

Câu 3. Em đã từng bị ù tai hay chưa? Theo em, nguyên nhân ù tai do đâu? Làm cách nào để chống bệnh ù tai?

Trả lời:

- Hầu hết mọi người ai cũng đã từng bị ù tai.

- Nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng tai.
  • Dùng nhiều thuốc kháng sinh gây độc tai trong…
  • Các bệnh tim mạch, tiểu đường, dị ứng, thiểu năng giáp,…

- Cách chống ù tai ta có thể:

  • Giảm tiếp xúc với âm thanh lớn.
  • Sử dụng tiếng ồn trắng để lấn át những âm thanh trong tai.
  • Bổ sung axit béo omega-3 và vitamin D có trong cá
  • Luyện tập thường xuyên như: Đi bộ, bơi lội, đạp xe,…

Câu 4: Hiện nay, nhiều bạn trẻ bị cận thị, theo em nguyên nhân vì sao và biện pháp khắc phục như thế nào?

Trả lời:

Cận thị có thể do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do nhìn gần khi đọc sách, xem các thiết bị điện tử hoặc làm việc trong ánh sáng yếu, lâu dần làm thể thủy tinh phồng lên. Tình trạng này kéo dài làm thể thủy tinh mất dần khả năng đàn hồi.

Khi bị cận thị, mắt chỉ nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xã, ảnh của vật ở phía trước màng lưới. Để khắc phục tật cẩn thị, cần đeo kính cận (kính phân kì) phù hợp giúp ảnh lùi về đúng màng lưới.

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay