Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Bài 41: Hệ sinh thái

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 41: Hệ sinh thái. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 CD.

Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều

BÀI 41. HỆ SINH THÁI

(20 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1. Hệ sinh thái là gì? Trình bày các nhóm của hệ sinh thái.

Trả lời:

Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng. Các sinh vật trong quần xã luôn tương tác với nhau, đồng thời tác động qua lại với các nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Hệ sinh thái gồm có 2 nhóm chính:

+ Hệ sinh thái tự nhiên: gồm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước

+ Hệ sinh thái nhân tạo: gồm hệ sinh thái được tạo thành bởi hoạt động của con người (đồng ruộng, rừng trồng, đô thị…).

Câu 2. Trình bày khái niệm và mối quan hệ giữa chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

Trả lời:

Chuỗi thức ăn là gồm nhiều loại sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi.

Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có những mắt xích chung.

=> Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.

Câu 3. Để hình thành một lưới thức ăn hoàn chỉnh cần có những thành phần chủ yếu nào?

Trả lời:

Để một lưới thức ăn hoàn chỉnh cần có ba thành phần như sau:

  • Sinh vật sản xuất là sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ.
  • Sinh vật tiêu thụ là sinh vật dị dưỡng không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
  • Sinh vật phân giải là sinh vật dị dưỡng, sử dụng xác chết làm nguồn dinh dưỡng, chủ yếu là vi khuẩn nấm và động vật không xương.

Câu 4. Tháp sinh thái là gì? Có mấy loại tháp sinh thái đó là những loại nào?

Trả lời:

- Tháp sinh thái là một biểu diễn bằng đồ thị để xem xét mức độ hiểu quả dinh dưỡng của mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

- Có 3 loại tháp sinh thái gồm:

  • Tháp số lượng
  • Tháp khối lượng
  • Tháp năng lượng.

Câu 5. Trình bày hệ sinh thái điển hình ở Việt Nam? Nêu ý nghĩa của các hệ sinh thái Việt Nam?

Trả lời:

Một số hệ sinh thái điển hình ở Việt Nam:

  • Hệ sinh thái rừng
  • Hệ sinh thái biển và ven biển
  • Hệ sinh thái nông nghiệp.

=> Ý nghĩa: Giúp bảo vệ đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu và phát triển bền vững.

Câu 6. Trình bày biện pháp bảo vệ hệ sinh thái ở Việt Nam?

Trả lời:

- Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và ven biển:

+ Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Sử dụng hợp lí để phục vụ phát triển bền vững.

+ Phòng chống ô nhiễm các hệ sinh thái.

- Biện pháp bảo vệ sinh thái nông nghiệp:

+ Phòng chống xói mòn đất.

+ Sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu…

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1. Quan sát hình sau và cho biết: Hình trên thuộc nhóm tháp sinh thái nào? Em hãy giới thiệu về tháp sinh thái đó?

Trả lời:

Hình trên thuộc nhóm tháp sinh thái: Tháp khối lượng

Tháp khối lượng là một biểu diễn bằng đồ thị thể hiện khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Ví dụ: Ở hình trên ta thấy, cứ một ha diện tích có khoảng 15 000g cỏ, 500g sâu bọ, 400g chuột và 50g chó hoang.

Câu 2. So sánh sự khác nhau giữa chuỗi thức ăn và lưỡi thức ăn?

Trả lời:

- Lưới và chuỗi thức ăn được gắn kết, liên hộ chặt chẽ, ràng buộc với nhau qua các mắt xích thức ăn chung. Chuỗi thức ăn là một thành phần nhỏ trong lưới thức ăn có một số mắt xích thức ăn chung với các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới.

- Phạm vi loài trong chuỗi thức ăn ít hơn rất nhiều so với lưới thức ăn.

- Điểu kiện sinh thái trong lưới thức ăn phức tạp, bao gồm nhiều môi trường thái hơn chuỗi thức ăn.

- Một mắt xích thức ăn trong chuỗi thức ăn này có thể là bậc 2 nhưng so với toàn bộ lưới (khi chúng được sử dụng chung vào các chuỗi thức ăn khác trong hệ lưới) có thể thuộc bậc tiêu thụ khác.

Câu 3. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để được nội dung đúng:

Cấu trúc của một hệ sinh thái gồm thành phần (1)....... và thành phần (2)…… Thành phần (3)....... bao gồm các nhân tố vô sinh, thành phần (4)....... bao gồm nhiều loài sinh vật trong (5).......

Trả lời:

(1) vô sinh               (2) hữu sinh            (3) vi sinh

(4) hữu sinh             (5) quần xã

Câu 4. Tại sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng và làm thế nào để bảo vệ hệ sinh thái rừng?

Trả lời:

- Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ hệ sinh thái này góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa không khí,… từ đó hạn chế sự biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Để bảo vệ hệ sinh thái rừng ta cần: ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác tài nguyên rừng hợp lý,…

Câu 5. Tại sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp và làm thế nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?

Trả lời:

- Cần phải bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp vì nó có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

- Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, ta cần: tập trung vào bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn, khô hạn, chống mặn cho đất, …

Câu 6. Trình bày ưu điểm và nhược điểm của các tháp sinh thái.

Trả lời:

Tháp sinh thái

Ưu điểm

Nhược điểm

Tháp số lượng

Dễ xây dựng

ít có giá trị vì kích thước cá thể của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, so sánh khó chính xác.

Tháp khối lượng

Giá trị cao hơn tháp số lượng

thành phần hóa học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng khác nhau; không chú ý thời gian trong việc tích lũy sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng

Tháp năng lượng

Là tháp hoàn thiện nhất

xây dựng tháp khá phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức.

Câu 7. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có gì giống và khác nhau?

Trả lời:

*Giống nhau:

+ Đều có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. Thành phần vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.

+ Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác độngvới các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

* Khác nhau:

+ Hệ sinh thái tự nhiên: có thành phần loài và kích thước rất đa dạng.

+ Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít do đó ính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao, …

Câu 8. Tại sao nói hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đổi ổn định

Trả lời:

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.

- Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây to nhỏ khác nhau và nhiều động vật thuộc các loài khác nhau. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường sống của chúng tạo thành một hệ sinh thái.

- Thành phần của hệ sinh thái gồm:

  • Thành phần vô cơ: nước, không khí, ánh sáng, đất...
  • Sinh vật sản xuất: thực vật hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ và O
  • Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
  • Sinh vật phân giải: phân huỷ các xác động, thực vật.

Câu 9. So sánh điểm giống và khác nhau giữa quần xã sinh vật và hệ sinh thái

Trả lời:

 - Quần xã sinh vật:

  • Chiếm nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn.
  • Tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh.
  • Đơn vị cấu trúc là quần thể.
  • Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ dinh dưỡng, vì chúng không cùng loài => không thể giao phối hay giao phấn với nhau.
  • Độ đa dạng cao.

- Hệ sinh thái:

  • Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã.
  • Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

3. VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1. Cho các chuỗi thức ăn như sau :

  1. Cỏ → Thỏ →Mèo → Vi sinh vật
  2. Cỏ → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật
  3. Cỏ → Dê → Hổ → Vi sinh vật
  4. Cỏ → Sâu → Chim → Vi sinh vật

Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn.

Trả lời:

Câu 2. Hãy vẽ sơ đồ một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới gồm: đại bàng, hổ, sâu, chuột, bọ ngựa, rắn, dê, cầy, lá cây.

Trả lời:

Câu 3. Hãy vẽ sơ đồ và giải thích vòng tuần hoàn các chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.

Trả lời:

Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn rồi trả lại môi trường. Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn được lấy từ ánh sáng mặt trời, Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng. Trong đó, năng lượng giảm dần do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.

Câu 4. Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ tinh thái dưới nước (hoặc hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó?

Trả lời:

- Ví dụ hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, thành phần cấu trúc của hệ sinh thái này gồm:

  • Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, độ ẩm, ánh sáng,...
  • Sinh vật sản xuất:các cây gỗ to, gỗ vừa, gỗ nhỏ, cây bụi, cây leo,...
  • Sinh vật tiêu thụ: chim, khỉ, trâu, bò, hươu, nai, hổ, báo,...
  • Sinh vật phân giải: giun đất, sâu bọ, vi khuẩn, nấm, địa y.

- Ví dụ hệ sinh thái dưới nước: hệ sinh thái đầm nước nông, thành phần cấu trúc gồm:

  • Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, nhiệt độ, ánh sáng,...
  • Sinh vật sản xuất: tảo, rong, bèo sen, cây cỏ, cây bụi mọc venbờ,...
  • Sinh vật tiêu thụ: cua, ốc, tôm, cá, ếch nhái, rắn, ba ba, chim,...
  • Sinh vật phân huỷ: giun, các vi sinh vật.

Câu 5. Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, trình bày cách khắc phục đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trả lời:

- Cách đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống.

- Vì chỉ cần nhân nuôi thiên địch 1 lần, chúng sẽ sinh sản, phát triển và kiểm soát loài ốc bươu vàng.

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 41: Hệ sinh thái

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay