Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 7: Cơ thể người (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 7: Cơ thể người (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ CON NGƯỜI
(PHẦN 1 – 20 CÂU)
Câu 1: Hệ sinh dục là gì? Hệ sinh dục có chức năng gì?
Trả lời:
- Hệ sinh dục hay hệ sinh sản là một hệ cơ quan bao gồm các cơ quan cùng làm nhiệm vụ sinh sản.
- Hệ sinh dục có chức năng tiết hormone sinh dục, sinh sản đảm bảo duy trì nòi giống qua các thế hệ.
Câu 2: Đồng tử sẽ như thế nào khi chiếu đèn pin vào mắt?
Trả lời:
Khi chiếu đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn đồng tử trước khi chiếu đèn. Khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm lóa mắt.
Câu 3: Chế độ dinh dưỡng hợp lý là như thế nào? Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là như thế nào?
Trả lời:
Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể dẫn đến thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
Câu 4: Tại sao người già thường phải đeo kính lão?
Trả lời:
Vì ảnh của vật hiện phía sau màng lưới, muốn nhìn rõ phải đẩy vật ra xa do thủy tinh thể của người già bị lão hóa mất khả năng điều tiết.
Câu 5: Thế nào là bệnh đái tháo đường? Nguyên nhân?
Trả lời:
- Bệnh đái tháo đường (tiểu đường, đái đường) là một bệnh rối loạn glucose trong máu.
- Nguyên nhân: do thiếu hormone insulin hoặc insulin tiết ra nhưng bị giảm tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng nhưng tế bào hấp thụ đủ để làm nguyên liệu cho hoạt động trao đổi chất, đường trong máu sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu.
Câu 6: Trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?
Trả lời:
- Gồm thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái và bóng đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận. Mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
Câu 7: Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh?
Trả lời:
- Cấu tạo của hệ thần kinh gồm 2 phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
+ Thần kinh trung ương gồm não bộ
+ Thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh và tủy sống.
- Chức năng hệ thần kinh: Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, đảm bảo cơ thể là một khối thống nhất, thích nghi ngới môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể
Câu 8: Vì sao khi chúng ta vừa ăn vừa nói có thể bị sặc?
Trả lời:
Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản. Nếu vừa ăn vừa cười nói thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc.
Câu 9: Nêu khái niệm thân nhiệt? Việc đo thân nhiệt có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Khái niệm: Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.
- Việc đo thân nhiệt sẽ giúp chúng ta bước đầu chuẩn đoán bệnh. Nếu thân nhiệt duy trì mức 36,3 – 37,3 độ thì cơ thể bình thường. Nếu thân nhiệt ở dưới 36 độ hoặc từ 38 độ trở lên thì cơ thể đang trong trạng thái không bình thường.
Câu 10: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu?
Trả lời:
- Nếu thiếu huyết tương: máu sẽ không được duy trì ở trạng thái lỏng, không thể lưu thông trong mạch
- Nếu thiếu hồng cầu: máu không thể vận chuyển O2 và CO2.
- Nếu thiếu bạch cầu: con người mất sức đề kháng, không chống lại những tác nhân lạ từ bên ngoài đi vào cơ thể
- Nếu thiếu tiểu cầu: con người không thể cầm máu nếu bị thương.
Câu 11: Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy cho biết cơ, xương, khớp phối hợp như thế nào khi ta nâng một quả tạ?
Trả lời:
Sự phối hợp của cơ, xương, khớp khi nâng một quả tạ: Xương cánh tay kết nối với xương trụ, xương quay ở cẳng tay thông qua khớp khuỷu tạo thành cấu trúc có dạng đòn bẩy, trong đó, khớp khuỷu đóng vai trò là điểm tựa. Khi thực hiện hoạt động, cơ nhị đầu cánh tay co tạo nên một lực hướng lên (ngược hướng với trọng lực của quả tạ qua điểm tựa là khớp khuỷu), giúp kéo xương quay nâng lên so với xương trụ. Đồng thời, cơ tam đầu cánh tay dãn giúp cố định khớp khuỷu. Nhờ đó, cánh tay co lên giúp quả tạ được nâng lên.
Câu 12: Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
Trả lời:
Cơ quan phân tích thị giác gồm: các tế bào thụ cảm thị giác (tế bào nón, tế bào que) nằm trong màng lưới cầu mắt; dây thần kinh thị giác, vùng thị giác ở thùy chẩm.
Ảnh của vật hiện lên điểm vàng lại nhìn rõ nhất vì: Điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của tế bào nón, mà tế bào nón có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Mặt khác, một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua tế bào 2 cực. Nên ảnh của vật hiện trên điểm vàng sẽ giúp ta nhìn rõ nhất.
Câu 13: Giải thích vì sao chúng ta cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp để bảo vệ hệ hô hấp?
Trả lời:
Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí…do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển từ đó gây tổn thương đến hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi. Do đó, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp để bảo vệ hệ hô hấp là việc làm cần thiết đối với mỗi người.
Câu 14: Theo em, thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Trả lời:
Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu, thải bỏ các chất cặn bã, chất thừa, các chất độc ra khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
Câu 15: Người Trung Quốc thời xưa thường kiểm tra huyết thống bằng cách nhỏ máu. Phương pháp này dùng một thau nước, và dùng kim chích máu của cha, con, hoặc mẹ, con vào thau nước. Nếu như hai giọt máu hòa vào với nhau thì chứng tỏ cùng huyết thống. Còn nếu hai giọt máu không hòa vào nhau thì được cho là không cùng huyết thống. Phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào? Cách làm này có chính xác 100% hay không?
Trả lời:
Về cơ sở khoa học, hai người có cùng nhóm máu thì máu sẽ hòa được vào nhau, không cùng nhóm máu thì sẽ không thể hòa vào nhau được.
Tuy nhiên cha mẹ và con cái không nhất thiết phải cùng chung nhóm máu. Cách làm này không chính xác.
Câu 16: Em hãy phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iot?
Trả lời:
Bệnh bazodo:
- Nguyên nhân: do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hormone làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi.
- Hậu quả: nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
- Giải pháp: Hạn chế ăn thức ăn có iốt.
Bệnh bướu cổ:
- Nguyên nhân: Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hormone thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến gây bệnh bướu cổ.
- Hậu quả: Tuyến nở to, gây bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
- Giải pháp: Cần bổ sung đủ iot vào thành phần thức ăn.
Câu 17: Vì sao cần phải chăm sóc da? Chỉ ra các cách chăm sóc da hiệu quả?
Trả lời:
- Cần phải chăm sóc da vì da chính là cơ quan thường xuyên và liên tục tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh cho da, chúng ta có thể mắc các bệnh như viêm da, ghẻ lở, hắc lào…
- Các cách chăm sóc da hiệu quả:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.
- Thường xuyên vệ sinh da, chăm sóc da đúng cách.
- Hạn chế đưa tay lên mặt, hạn chế nặn mụn bằng tay.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có gas,…
- Đi ngủ sớm, không thức khuya.
- …….
Câu 18: Nêu một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến
Trả lời:
Các khâu |
Biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm |
Khâu sản xuất |
- Sử dụng nguồn nước tưới, thức ăn đảm bảo vệ sinh. - Sử dụng các dụng cụ, thiết bị sạch sẽ, hợp vệ sinh trong sản xuất. -… |
Khâu vận chuyển và bảo quản |
- Đảm bảo phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm; dễ làm sạch; chống được sự ô nhiễm, kể cả khói, bụi và lây nhiễm giữa các thực phẩm với nhau;… - Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. -… |
Khâu sử dụng và chế biến |
- Rửa tay với nước ấm và xà phòng trước khi nấu ăn tầm 20 phút. - Nếu như tóc bạn dài bạn hãy đeo mũ trùm đầu, băng kín những vết thương ở trên tay. - Giữ cho khu chế biến thức ăn gọn gàng và sạch sẽ. -… |
Câu 19: So sánh hệ hô hấp của người và của thỏ.
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
+ Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
+ Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
+ Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
+ Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
- Khác nhau: Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm
Câu 20: Nam cùng đám bạn rủ nhau đi chơi đá bóng lúc giữa trưa trời nắng gắt. Đang mải chạy theo quả bóng, Nam cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, chân tay rã rời rồi ngã lăn ra sân. Trong trường hợp trên, Nam đã gặp vấn đề gì, các bạn trong nhóm cần xử lí như thế nào?
Trả lời:
- Nam trong trường hợp trên bị cảm nắng do vận động mạnh giữa nắng dẫn đến quá sức.
- Cách xử lí cho bạn Nam khi bị cảm nắng: Đầu tiên, đưa Nam vào khu vực mát mẻ, đặt Nam nằm và kê chân. Sau đó, nới lỏng quần áo, lau người bằng nước ấm và quạt để tăng sự bốc hơi. Cho Nam uống nước nếu Nam còn tỉnh táo và theo dõi sức khỏe. Nếu Nam bị nhẹ và dần hồi phục thì đợi sức khỏe bạn ổn định hơn thì đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Nếu tình trạng Nam chuyển sang diễn biến xấu cần gọi ngay 115 được được cấp cứu kịp thời.