Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 37: Sinh sản ở người. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 CD.
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
BÀI 37. SINH SẢN Ở NGƯỜI
(20 CÂU)
1. Nhận biết (7 câu)
Câu 1. Quan sát hình sau và trình bày quá trình sinh sản ở người?
Trả lời:
Quá trình sinh sản của con người diễn ra tự nhiên với sự thụ tinh bên trong bằng cách giao hợp. Tinh trùng của nam giới sẽ chui vào trứng của nữ giới để thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi thai, bào thai phát triển trong bụng mẹ. Khi thai nhi đã phát triển đầy đủ, các tín hiệu hóa học sẽ bắt đầu quá trình sinh nở, thai nhi ra đời.
Câu 2. Hệ sinh dục là gì? Hệ sinh dục có chức năng gì?
Trả lời:
- Hệ sinh dục hay hệ sinh sản là một hệ cơ quan bao gồm các cơ quan cùng làm nhiệm vụ sinh sản.
- Hệ sinh dục có chức năng tiết hormone sinh dục, sinh dản đảm bảo duy trì nòi giống qua các thế hệ.
Câu 3. Trình bày cấu tạo và chức năng của các cơ quan sinh dục nam?
Trả lời:
- Cấu tạo: Buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo, tử cung và âm hộ.
- Chức năng:
- Buồng trứng: sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ.
- ống dẫn trứng: đón trứng, là nơi diễn ra sự thụ tinh, vận chuyển trứng hoặc hợp tử xuống tử cung.
- Tử cung: tiếp nhận trứng hoặc hợp tử, nuôi dưỡng phôi thai.
- Âm hộ: bảo vệ cơ quan sinh dục.
- Âm đạo: tiết chất nhờn giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, tiếp nhận tinh trùng, là đường ra của trẻ khi sinh.
Câu 4. Trình bày cấu tạo và chức năng của các cơ quan sinh dục nữ?
Trả lời:
- Cấu tạo: ống dẫn tính, tuyến tiền liệt, tuyến hành, túi tinh, tinh hoàn, mào tinh hoàn và dương vật.
- Chức năng:
- Ống dẫn tính: vận chuyển tinh trung đến túi tinh.
- Tuyến tiền liệt: tiết dịch màu trắng hòa lẫn với tinh trùng từ túi trinh phóng ra tạo thành tinh dịch.
- Tuyến hành: tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng.
- Túi tinh: dữ trữ tinh trùng, tiết một ít dịch
- Tinh hoàn: sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam
- Mào tinh hoàn: nơi tinh trùng phát triển toàn diện.
- Dương vật: vừa là đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh.
Câu 5. Trình bày chức năng hệ sinh dục nữ và hệ sinh dục nam?
Trả lời:
- Hệ sinh dục nữ có chức năng sản xuất trứng, tiết hormone sinh dục nữ (estrogen và progesterone) là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, phát triển phôi thai.
- Hệ sinh dục nam có chức năng sản xuất tinh trùng và tiết hormone sinh dục nam (testosterone).
Câu 6. Trình bày quá trình từ thụ tinh đến thụ thai?
Trả lời:
Tinh dịch phóng vào âm đạo, tinh trùng di chuyển đến tử cung, đến ống dẫn trứng. Tinh trùng gặp trứng xảy ra hiện tượng thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử di chuyển về phía tử cung, phân chia tạo thành phôi. Phôi bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển thành thai.
Câu 7. Độ dài chu kì kinh nguyệt có độ dài bao lâu? Vì sao trong những ngày kinh nguyệt, niêm mạc tử cung mỏng và dễ bị tổn thương?
Trả lời:
- Độ dài chu kì kinh nguyệt của mỗi người khác nhau, thông thường khoảng 28 – 32 ngày.
- Trong những ngày kinh nguyệt, niêm mạc tử cung mỏng và dễ bị tổn thương vì lúc đó lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, chảy máu.
2. Thông hiểu (5 câu)
Câu 1. Điền vào chỗ trống bằng cách sử dụng từ hoặc cụm từ gợi ý sau: xoắn khuẩn, quan hệ tình dục, giai đoạn muộn, mẹ, con.
Bệnh giang mai do (1)... Treponema pallidum gây ra, chúng xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi (2)... không được bảo vệ an toàn; qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ nơi tổn thương hoặc truyền từ (3)... sang (4)... Người bệnh thường bị lỡ loét, yết loét nông, không đau. không có mủ; phát ban không ngứa; có thể bị tổn thương tim, gan, thần kinh (5).....
Trả lời:
1 – xoắn khuẩn; 2 – quan hệ tình dục;
3 – mẹ 4 – con 5 – giai đoạn muộn
Câu 2. Giải thích vì sao trong thời gian mang bầu 9 tháng 10 ngày người phụ nữ không xuất hiện chu kì kinh nguyệt?
Trả lời:
Phụ nữ mang thai không có kinh nguyệt vì sau khi trứng đã được thụ tinh, thế vàng tiết ra hormone progesterone và estrogen, ức chế tuyến yên ngừng tiết FSH và LH làm cho trứng không chín và rụng được, đồng thời duy trì lớp niêm mạc tử cung dày và xốp để nuôi dưỡng thai nhi. Lớp niêm mạc không bong ra thì không gây hiện tượng chảy máu.
Câu 3. Quan sát hình sau và cho biết vị trí của tinh hoàn? Vị trí đó có thuận lợi gì trong việc sản sinh tinh trùng?
Trả lời:
- Tinh hoàn năm trong bìu.
- Khi nằm trong bìu, tinh hoàn sẽ được giữ mức nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể là từ 0,5 đến 2 độ C, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tinh trùng và sản sinh hormone sinh sản (hormone testosteron)
Câu 4. Theo em, chu kì kinh nguyệt của vị thành niên khác người lớn ở chỗ nào?
Trả lời:
Ở các bạn gái mới dậy thì, hệ thống nội tiết - sinh dục hoạt động chưa nhịp nhàng vì vậy kinh nguyệt của các em thường chưa đều đặn. Thời gian đầu mới có kinh có thể gặp những thất thường như chu kỳ có khi kéo dài, có khi không có, có khi ra máu nhiều... Nguyên nhân thường là do trứng chưa rụng, biến đổi lượng các nội tiết tố chưa điều hoà. Thông thường sau một thời gian kinh nguyệt sẽ trở nên ổn định. Nếu tình trạng này kéo dài cần đi khám để được tư vấn và chữa trị.
Câu 5. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì? Trình bày quá trình sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm?
Trả lời:
Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm. Thụ tinh trong ống nghiệm là kĩ thuật hỗ trợ sinh sản cho những cặp vợ chồng không có khả năng sinh sản tự nhiên.
Theo đó, trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Sau khoảng thời gian nuôi cấy trong ống nghiệm (từ 2 – 5 ngày), phôi sẽ được đưa vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi.
3. Vận dụng ( 4 câu)
Câu 1. Kể tên một số biện pháp tránh thai và tác dụng của các biện pháp đó.
Trả lời:
Biện pháp tránh thai và tác dụng:
- Thắt ống dẫn tinh ngăn tinh trùng gặp trứng.
- Đặt vòng tránh thai cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
- Sử dụng bao cao su ngăn tinh trùng gặp trứng, phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Uống thuốc tránh thai ngăn trứng chín và rụng.
Câu 2. Kể tên một số bệnh lây qua đường tình dục. Các bệnh lây qua đường sinh dục có thể gây ra hậu quả gì?
Trả lời:
- Một số bệnh lây qua đường tình dục gồm: HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, sủi mào gà, viêm gan B…
- Hậu quả:
- Làm sức khỏe giảm sút, sức đề kháng kém hơn
- Có thể gây sẩy thai, vô sinh, truyền bệnh từ mẹ sang con qua đường máu.
- Gia tăng nguy cơ ung thư cơ quan sinh dục
- Làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và tử vong…
Câu 3. HIV/AIDS là một đại dịch toàn cầu. Trong đó, thanh niên là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này do sự thiếu hiểu biết và sự tò mò, cám dỗ. Vậy chúng ta cần làm gì để tránh xa căn bệnh thế kỉ này?
Trả lời:
- Trang bị kiến thức cho mình về căn bệnh HIV/AIDS
- Chú tâm học tập, tránh xa các tệ nạn cũng như lời rủ rê lôi kéo vào con đường ma túy, mại dâm.
- Không sử dụng chung các vật dụng như: bàn chải đánh răng, dao cạo, bấm móng tay.
- Không dùng chung bơm kim tiêm; chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV….
Câu 4. Theo em, có thai ở lứa tuổi vị thành niên gây khó khăn gì?
Trả lời:
Mang thai tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là vấn đề về sức khỏe mà còn làm mất đi tiềm năng, rút ngắn cơ hội học hành và hạn chế sự lựa chọn trong tương lai. Trong khi đó điều kiện kinh tế chưa ổn định gây áp lực lớn cho gia đình và bản thân. Bên cạnh đó sẽ trở thành người mẹ trẻ vị thành niên chưa đủ phát triển hoàn toàn về thể chất và tinh thần.
4. Vận dụng cao (4 câu)
Câu 1. Liên hệ bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Trả lời:
Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Sức khỏe sinh sản vị thành niên là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những yếu tố liên quan tới cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai sự nghiệp của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Câu 2. Em đã vận dụng các kiến thức để bảo vệ sức khỏe sinh sản như thế nào?
Trả lời:
- Vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ.
- Tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Có hành vi đúng mực với người khác giới, lên án với hành vi xâm hại tình dục.
- Không xem phim ảnh, website không phù hợp, không sử dụng chất kích thích…
- ………………..
Câu 3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, độ tuổi tối thiểu để thực hiện quan hệ tình dục hợp pháp là bao nhiêu? Việc thiếu hiểu biết và quan hệ tình dục quá sớm ở vị thành niên sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
- Theo pháp luật Việt Nam, độ tuổi tối thiểu để thực hiện quan hệ tình dục hợp pháp là 16. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục ở độ tuổi này vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý và thể chất của người trẻ.
- Hậu quả của việc quan hệ tình dục quá sớm ở vị thành niên:
+ Viêm nhiễm, tổn thương đến các bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
+ Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, tập trung yêu đương sao nhãng việc học tập.
+ Mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến phá thai, ảnh hưởng đến tâm sinh lí.
Câu 4. Hãy giải thích cho các bạn tại sao vị thành niên đang đi học không nên quan hệ tình dục? Nguyên nhân nào dẫn đến một số vị thành niên lại có quan hệ tình dục trước hôn nhân?
Trả lời:
- Vị thành niên là giai đoạn đang phát triển, cơ thể chưa hoàn chỉnh và chưa trưởng thành về mặt tâm lý. Nếu các bạn có quan hệ tình dục sớm có thể dẫn đến có thai ngoài ý muốn; ảnh hưởng đến sức khoẻ đối với bạn gái hoặc gây phản ứng cơ năng sinh dục đối với bạn trai, làm tăng nguy cơ ung thư bộ phận sinh dục; mặt khác việc học tập để ngày mai lập nghiệp của các bạn sẽ bị dang dở.
- Nguyên nhân dẫn đến một số vị thành niên lại có quan hệ tình dục trước hôn nhân:
- Với nam: chủ yếu do tò mò, muốn khám phá điều mới lạ, cảm nghĩ phiêu lưu;
- Với nữ: do bồng bột, ngộ nhận; số khác do thiếu hiểu biết, hiểu biết sai về giới tính, cho rằng khi các em đã trưởng thành nếu ức chế bản năng sinh dục sẽ có hại.
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 37: Sinh sản ở người