Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Bài 43: Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 43: Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
BÀI 43. KHÁI QUÁT VỀ SINH QUYỂN VÀ CÁC KHU SINH HỌC
(17 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1. Sinh quyển là gì? Nêu các thành phần cấu trúc của sinh quyển?
Trả lời:
- Sinh quyển là toàn bộ sinh vật trên Trái Đất và các nhân tố vô sinh của môi trường.
- Các thành phần cấu trúc của sinh quyển:
- Lớp đất thuộc thạch quyển
- Lớp không khí thuộc khí quyển
- Lớp nước thuộc thủy quyển
Câu 2. Trình bày đặc điểm của khu sinh học thảo nguyên?
Trả lời:
Đặc điểm của khu sinh học thảo nguyên:
- Khí hậu ôn đới, có mùa hạ tương đối nóng nhưng sang mùa đông thì lạnh, đôi khi có tuyết rơi.
- Thực vật chủ yếu là cỏ thấp
- Động vật chủ yếu là các loài chạy nhanh và thích nghi với sự thay đổi khí hậu theo mùa rõ rệt như ngựa, sóc, sói,…
Câu 3. Trình bày đặc điểm của khu sinh học sa mạc và hoang mạc?
Trả lời:
Đặc điểm của khu sinh học sa mạc và hoang mạc:
- Khí hậu khô hạn, nhiệt độ không khí nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm.
- Thực vật chủ yếu là cây bụi chịu hạn tốt như xương rồng, cỏ lạc đà, ngải,…
- Động vật là các loài thích nghi với khí hậu khô và nóng như lạc đà, thằn lằm, rắn, sâu bọ cánh cứng…
Câu 4. Trình bày đặc điểm của khu sinh học rừng nhiệt đới?
Trả lời:
Đặc điểm của khu sinh học rừng nhiệt đới:
- Khí hậu nóng và ẩm quanh năm, lượng mưa hằng năm cao
- Thực vật đa dạng về các loại cây gỗ, cây hòa thảo, dương xỉ, nấm…
- Động vật đa dạng và phong phú, có các loài như khỉ, rùa, rắn, báo đốm…
Câu 5. Kể tên một số hệ sinh thái dưới nước? Nêu đặc điểm của chúng?
Trả lời:
Một số khu sinh học dưới nước và đặc điểm:
- Hệ sinh thái nước đứng:
- Vùng nước nông thực vật dễ bám trong bùn, động vật đáy.
- Vùng nước sâu vừa: có động vật phù du
- Vùng nước sâu: có động vật bóng tối.
- Hệ sinh thái nước chảy:
- Vùng thượng lưu: động vật bơi giỏi
- Vùng hạ lưu có động thực vật nổi
- Vùng trung lưu: sinh vật pha trộn.
- Hệ sinh thái biển:
- Chia theo chiều thẳng đứng: Tầng mặt có nhiều sinh vật, tầng giữa có nhiều động vật tự bơi, tầng đáy có các động vật đáy.
- Chia theo chiều ngang: Ven bờ có nhiều thành phần sinh vật phong phú hơn vùng ngoài khơi.
Câu 6. Có những khu sinh học trên cạn nào? Em hãy lấy ví dụ một vào sinh vật sống trong các khu sinh học trên cạn đó.
Trả lời:
- Đồng rêu hàn đới: Rêu, địa y, hải cẩu, cá voi, gấu trắn, chim cánh cụt,..
- Rừng lá kim phương bắc: Cây lá kim (thông, tùng,bách…), sói, cáo, gấu,…
- Rừng ôn đới: Cây lá kim, cây lá rộng, cú, hươu, nai, sóc, rắn,…
- Đồng cỏ ôn đới: Trâu cỏ, cỏ lâu năm, bò rừng, linh dương, ngựa vằn,…
- Sa mạc: Xương rồng, lạc đà, thằn lằn,bò cạp…
- Rừng mưa nhiệt đới: Các cây thường xanh, trăn, báo, khỉ, đà điểu, …
- Xavan: Baobab, cỏ, cây bụi, ngựa, nai, hươu cao cổ, tê giác,…
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn đến việc hình thành các khu sinh học khác nhau trên Trái Đất?
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các khu sinh học khác nhau trên Trái Đất là do điều kiện khí hậu không đồng nhất ở các vùng địa lí khác nhau. Do đó, mỗi khu sinh học có những đặc điểm về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau.
Câu 2. Vẽ sơ đồ các khu sinh học nước ngọt.
Trả lời:
Câu 3. Hãy trình bày sự phân bố sinh vật theo chiều sâu ở khu sinh học biển. Lấy ví dụ.
Trả lời:
- Từ 0 - 200m: Sinh vật đa dạng nhất, tầng nước mặt là nơi sinh sống của nhiều sinh vật nổi. Vd: Các loại tảo, san hô, sứa, cá mập, cá voi, cá ngựa, vv…
- Từ 200-1500m: Sinh vật kém đa dạng hơn, tầng giữa có nhiều sinh vật tự bơi. Vd: Tôm, mực, cá nhà táng,..
- Từ 1500- 10000m: Sinh vật kém đa dạng nhất, dường như không có loài thực vật nào cả, tầng dưới cùng này có các sinh vật đáy sinh sống. Vd: Bạch tuộc khổng lồ, lồng đèn,…
Câu 4. Giải thích vì sao vùng ven bờ thường có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi?
Trả lời:
Vùng ven bờ thường có thành phần sinh vật phong phú hơn vùng khơi vì vùng ven bờ có sự đa dạng về địa hình, khí hậu, môi trường đất (đất mặn, đất phèn, đất cát,…), môi trường nước (nước từ mặn cho đến lợ),… tạo ra nhiều loại môi trường sống đa dạng, thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều nhóm loài.
Câu 5. Tại sao yếu tố nhiệt độ và độ ẩm lại quyết định đến sự hình thành các khu sinh học trên cạn?
Trả lời:
Nhiệt độ và độ ẩm là hai đặc tính của khí hậu các vùng địa lí. Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển của thực vật. Thực vật là sinh vật sản xuất ,là mắt xích quan trong trong lưới thức ăn nên sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
Câu 6. Nhân tố nào ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển và phân bố của sinh vật? Giải thích vì sao?
Trả lời:
Khí hậu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
- Nước và độ ẩm: quyết định đến sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ.
- Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đén sự quang hợp của thực vật.
Câu 7. Theo em, sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển hay không? Vì sao?
Trả lời:
Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Vì nó chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.
3. VẬN DỤNG VÀ VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1. Rừng ngập mặn là một trong những khu sinh học biển có vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân. Em hãy tìm hiểu và cho biết nguyên nhân, hậu quả của tình trạng này; từ đó đề xuất biện pháp ngăn chặn.
Trả lời:
- Nguyên nhân: khai thác quá mức, chặt phá để chuyển thành các đầm nuôi thuỷ sản, do ô nhiễm.
- Hậu quả: Nhiều loài cây lấy sợi, lấy gỗ bị phá bỏ gây thiệt hại về mặt kinh tế và môi trường, biển xâm lấn dần làm giảm diện tích đất ở và nuôi trồng, vùng nước ven bờ bị ô nhiễm, nhiều loài sinh vật bị mất nơi cư trú, sinh sản dẫn đến mất cân bằng sinh học nghiêm trọng.
- Biện pháp: Tuyên truyền rộng rãi tới người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng ngập mặn. Kiểm soát chặt chẽ các khu rừng ngập mặn, xử lí nghiêm các trường hợp khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép, hạn chế lượng nước và rác thải thải ra môi trường,....
Câu 2. Hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện môi trường sống?
Trả lời:
Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:
- Hệ sinh thái nước đứng:
+ Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.
+ Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.
+ Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Hệ sinh thái nước chảy:
+ Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.
+ Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.
Câu 3. Thông qua các hoạt động sản xuất, sinh sống con người tác động đến sinh vật như thế nào?
Trả lời:
Thông qua các hoạt động sản xuất, sinh sống con người tác động đến sinh vật:
- Tác động tích cực: con người làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng, vật nuôi ; việc trồng rừng đã làm mở rộng diện tích rừng.
- Tác động tiêu cực: con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã.
Câu 4. Hãy tìm một số ví dụ chứng tỏ thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.
Trả lời:
Ví dụ: Thỏ là động vật ăn cỏ, nhưng thỏ lại là con mồi của động vật ăn thịt (chó sói, hổ, háo…).
=> Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phân bố động vật.
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 43: Khái quát về Sinh quyển và các khu vực sinh học