Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 8: Sinh thái; 9: Sinh quyển (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 8: Sinh thái + Chủ đề 9: Sinh quyển (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 cánh diều.

Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8 + 9: SINH THÁI VÀ SINH QUYỂN

(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Thế nào là kích thước của quần thể? Đặc trưng kích thước quần thể có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Số lượng cá thể (hoặc khối lượng, năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian nhất định được gọi là kích thước của quần thể.

- Quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường và thực hiện các chức năng sinh học, đảm bảo cho quần thể duy trì và phát triển.

Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của quần thể.

Trả lời:

Tỉ lệ giới tính chịu nhiều ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như:

+ Tỉ lệ tử vong không đều giữa các thể đực và cái

+ Do điều kiện sống môi trường

+ Do đặc điểm sinh sản của loài

+ Do đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.

+ Do điều kiện dinh dưỡng của các cá thể

+….

Câu 3: Em hãy nêu tên một số quần thể có trong hình dưới đây?

Trả lời:

Quan sát hình trên ta thấy có các quần thể sau: quần thể hoa sen, quần thể vịt, quần thể rong, quần thể cá rô phi, quần thể chuồn chuồn, quần thể bướm,…

Câu 4: Kể tên một số loại động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam? Đưa ra biện pháp để bảo vệ động vật hoang dã.

Trả lời:

- Một số loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam: voi, tê giác, sếu đầu đỏ, các loại linh trưởng, báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa…

- Biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:

+ Xây dựng hành động kế hoạch quốc gia về tăng cường kiểm soát hoạt động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã;

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã;

+ Bảo vệ các khu rừng và biển là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã; Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ sinh cảnh và các loài động vật hoang dã.

Câu 5: Trình bày đặc điểm của khu sinh học rừng nhiệt đới?

Trả lời:

Đặc điểm của khu sinh học rừng nhiệt đới:

- Khí hậu nóng và ẩm quanh năm, lượng mưa hằng năm cao

- Thực vật đa dạng về các loại cây gỗ, cây hòa thảo, dương xỉ, nấm…

- Động vật đa dạng và phong phú, có các loài như khỉ, rùa, rắn, báo đốm…

Câu 6: Thế nào là mật độ cá thể của quần thể và tỉ lệ giới tính. Lấy ví dụ minh họa?

Trả lời:

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mỗi mật thể có mật độ đặc trưng nhất định.

Ví dụ: Mật độ của tôm là 1 – 2 con/ lít nước.

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính đa số ở các lời động vật thường xấp xỉ 1: 1.

Câu 7: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái trong bảng sau:

Nhân tố sinh thái vô sinh

Nhân tố sinh thái hữu sinh

 

Trả lời:

Nhân tố sinh thái vô sinh

Nhân tố sinh thái hữu sinh

Mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa

Kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá

 

Câu 8: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu sự khác biệt giữa quần thể và quần xã?

Trả lời:

Nội dung

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

Thành phần

Nhiều cá thể cùng loài

Nhiều quần thể khác loài

Mối quan hệ

Quan hệ hỗ trợ

Quan hệ hỗ trợ và đối địch

Đặc trưng cơ bản

Mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

Độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

Cơ chế cân bằng

Dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

Do hiện tượng khống chế sinh học.

 

Câu 10: Tại sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng và làm thế nào để bảo vệ hệ sinh thái rừng?

Trả lời:

- Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ hệ sinh thái này góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa không khí,… từ đó hạn chế sự biến đổi khí hậu và thiên tai.

- Để bảo vệ hệ sinh thái rừng ta cần: ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác tài nguyên rừng hợp lý,…

Câu 11: Vì sao chúng ta cần phải chung tay bảo vệ tầng ozone?

Trả lời:

Phải bảo vệ tầng ozone vì:

+ Tầng ozone hấp thụ tia cực tím từ bức xạ của mặt trời đến trái đất, giúp bảo vệ môi trường, khí hậu và sinh vật sống.

+ Tầng ozone giúp con người có thể tránh được nguy cơ mắc phải các bệnh về da và ung thư.

+ Khi tầng ozon bị suy giảm cũng có thể gây ra biến đổi khí hậu.

Câu 12: Nhân tố nào ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển và phân bố của sinh vật? Giải thích vì sao?

Trả lời:

Khí hậu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.

+ Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

+ Nước và độ ẩm: quyết định đến sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

+ Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ.

+Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.

Câu 13: Quần thể sinh vật gồm những nhóm tuổi nào? Nhóm tuổi được biểu diễn bằng những dạng tháp tuổi nào?

Trả lời:

- Quần thể sinh vật gồm có 3 nhóm tuổi:

+ Nhóm tuổi trước sinh sản

+ Nhóm tuổi sinh sản

+ Nhóm tuổi sau sinh sản

- Nhóm tuổi được biểu diễn bằng biểu đồ tháp tuổi dưới ba dạng:

+ Dạng phát triển

+ Dạng ổn định

+ Dạng giảm sút

Câu 14: Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó có thể thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà, cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh hơn, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, nhiệt độ trong vườn ổn định hơn nhiệt độ ở ngoài vườn…

Câu 15: Tại sao nói hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định

Trả lời:

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.

- Ví dụ: Trong một khu rừng có nhiều cây to nhỏ khác nhau và nhiều động vật thuộc các loài khác nhau. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động qua lại với môi trường sống của chúng tạo thành một hệ sinh thái.

- Thành phần của hệ sinh thái gồm:

+ Thành phần vô cơ: nước, không khí, ánh sáng, đất...

+ Sinh vật sản xuất: thực vật hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ  và

+ Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

+ Sinh vật phân giải: phân huỷ các xác động, thực vật.

Câu 16: Hãy chứng minh cân bằng sinh thái thể hiện ở sự thay đổi quần xã sinh vật theo chu kì mùa.

Trả lời:

Thực vật thường rụng lá vào mùa đông hoặc phát triển kém, dẫn đến một lượng lớn thức ăn của các loại sinh vật khác giảm sút. Một số loài động vật chọn cách ngủ đông, số khác di cư đến nơi ấm áp hơn.

Như vậy, điều kiện khí hậu thuận lợi thực vật phát triển dẫn đến động vật cũng phát triển, tuy nhiên số lượng lời sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường tạo cân bằng sinh học trong quần xã.

Câu 17: Thông qua các hoạt động sản xuất, sinh sống con người tác động đến sinh vật như thế nào?

Trả lời:

Thông qua các hoạt động sản xuất, sinh sống con người tác động đến sinh vật:

- Tác động tích cực: con người làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng, vật nuôi ; việc trồng rừng đã làm mở rộng diện tích rừng.

- Tác động tiêu cực: con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã.

Câu 18: Trình bày phương thức thực hiện cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp quá cao hoặc quá thấp.

Trả lời:

Hai phương thức điều hòa mật độ quần thể:

+ Điều hòa khắc nghiệt: Là điều hòa gây ảnh hưởng rõ rệt lên mức tử vong của quần thể, thông qua các hình thức như tỉa thưa hoặc ăn thịt lẫn nhau…

+ Điều hòa mềm dẻo: Là điều hòa ảnh hưởng tới mức sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư thông qua các hình thức như một loài có khả năng tiết chất hóa học để ức chế sinh trưởng các cá thể khác xung quanh, một số loài giảm sức sinh sản do bị ức chế vì mật độ quần thể quá cao, một số loài tăng mức xuất cư khi nguồn sống giảm…

Câu 19: Hãy cho biết ưu điểm của trồng cây trong nhà kính

Trả lời:

Ưu điểm của trồng cây trong nhà kính là:

- Hạn chế được sự tác động xấu của các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh từ môi trường tự nhiên đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng; tránh những tác động xấu bởi các yếu tố thời tiết cực đoan như mưa to, gió lớn, nắng to; bảo vệ cây trồng tránh tác động của côn trùng, động vật phá hoại.

- Có thể chủ động điều chỉnh các nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ độ ẩm,… để giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Câu 20: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lý thuyết, trình bày cách khắc phục đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trả lời:

- Cách đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống.

- Vì chỉ cần nhân nuôi thiên địch 1 lần, chúng sẽ sinh sản, phát triển và kiểm soát loài ốc bươu vàng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay