Bài tập file word Sinh học 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 8: Sinh thái; 9: Sinh quyển (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 8: Sinh thái + Chủ đề 9: Sinh quyển (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án sinh học 8 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8 + 9: SINH THÁI VÀ SINH QUYỂN
(PHẦN 3 – 20 CÂU)
Câu 1: Thế nào là quần xã sinh vật? Lấy ví dụ.
Trả lời:
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng chung sống trong một không gian và thời gian nhất định.
- Ví dụ: Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật…
Câu 2: Kể tên và nêu đặc điểm các kiểu phân bố cá thể?
Trả lời:
Có 3 kiểu phân bố cá thể:
+ Kiểu phân bố nhóm: xuất hiện khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
+ Kiểu phân bố đồng đều: xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đều trong môi trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
+ Kiểu phân bố ngẫu nhiên: xuất hiện khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường nhưng không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 3: Môi trường sống là gì? Kể tên các môi trường sống chủ yếu.
Trả lời:
- Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
- Các môi trường sống chủ yếu là:
+ Môi trường sống trên cạn
+ Môi trường nước
+ Môi trường trong lòng đất
+ Môi trường sinh vật
Câu 4: Tháp sinh thái là gì? Có mấy loại tháp sinh thái đó là những loại nào?
Trả lời:
- Tháp sinh thái là một biểu diễn bằng đồ thị để xem xét mức độ hiểu quả dinh dưỡng của mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
- Có 3 loại tháp sinh thái gồm: Tháp số lượng, tháp khối lượng, tháp năng lượng.
Câu 5: Biến đổi khí hậu là gì? Trình bày những biện pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trả lời:
- Biến đổi khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
- Một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Hạn chế nạn phá rừng.
+ Hạn chế sự gia tăng dân số.
+ Sử dụng năng lượng mới.
+ Ứng dụng công nghệ mới.
Câu 6: Có những khu sinh học trên cạn nào? Em hãy lấy ví dụ một vào sinh vật sống trong các khu sinh học trên cạn đó.
Trả lời:
- Đồng rêu hàn đới: rêu, địa y, hải cẩu, cá voi, gấu trắng, chim cánh cụt,..
- Rừng lá kim phương bắc: cây lá kim (thông, tùng,bách…), sói, cáo, gấu,…
- Rừng ôn đới: cây lá kim, cây lá rộng, cú, hươu, nai, sóc, rắn,…
- Đồng cỏ ôn đới: trâu cỏ, cỏ lâu năm, bò rừng, linh dương, ngựa vằn,…
- Sa mạc: xương rồng, lạc đà, thằn lằn,bò cạp…
- Rừng mưa nhiệt đới: các cây thường xanh, trăn, báo, khỉ, đà điểu, …
- Xavan: Baobab, cỏ, cây bụi, ngựa, nai, hươu cao cổ, tê giác,…
Câu 7: Trình bày những biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật?
Trả lời:
Những biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật:
+ Bảo tồn sinh vật trong môi trường tự nhiên mà chúng đang sống.
+ Chuyển các sinh vật đến nơi có điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển và được bảo vệ.
Câu 8: Nêu khái niệm nhân tố sinh thái. Nhân tố sinh thái gồm các nhóm nào?
Trả lời:
Nhân tố sinh thái là các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật
Nhân tố sinh thái được xếp vào 2 nhóm:
- Nhân tố sinh thái hữu sinh: các yếu tố sống của môi trường (bao gồm con người và các sinh vật khác).
- Nhân tố sinh thái vô sinh: các yếu tố không sống của môi trường.
Câu 9: Hãy trình bày sự phân bố sinh vật theo chiều sâu ở khu sinh học biển. Lấy ví dụ.
Trả lời:
- Từ 0 - 200m: Sinh vật đa dạng nhất, tầng nước mặt là nơi sinh sống của nhiều sinh vật nổi. Vd: Các loại tảo, san hô, sứa, cá mập, cá voi, cá ngựa, vv…
- Từ 200-1500m: Sinh vật kém đa dạng hơn, tầng giữa có nhiều sinh vật tự bơi. Vd: Tôm, mực, cá nhà táng,..
- Từ 1500- 10000m: Sinh vật kém đa dạng nhất, dường như không có loài thực vật nào cả, tầng dưới cùng này có các sinh vật đáy sinh sống. Vd: Bạch tuộc khổng lồ, lồng đèn,…
Câu 10: Việc phân loại rác thải trong gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
Trả lời:
- Lợi ích của phân loại rác thải trong gia đình trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường là:
+ Giúp giảm đi một lượng rác thải ra môi trường một cách đáng kể, tiết kiệm thêm nhiều khoản chi phí khác như thu gom, vận chuyển và xử lý.
+ Giúp giảm đi lượng lớn rác thải rắn và mùi thải ra môi trường, mang lại kinh tế lớn từ các loại rác thải có thể tái chế được.
+ Giảm đi sự ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên của chúng ta.
Câu 11: Tại sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp và làm thế nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?
Trả lời:
- Cần phải bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp vì nó có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, ta cần: tập trung vào bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn, khô hạn, chống mặn cho đất, …
Câu 12: Tìm ví dụ về quần xã sinh vật xung quanh em và chỉ ra các thành phần quần thể trong quần xã đó?
Trả lời:
Ví dụ: Quần xã sinh vật Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật,…
- Lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ.
- Cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa.
- Lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.
- Giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.
- Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ và lúa.
Ngoài ra, tương tự ta có thể có nhiều quần xã khác như: quần xã nhà, quần xã thanh long, quần xã ao, quần xã đồi thông, quần xã suối, quần xã sông…
Câu 13: Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
Trả lời:
Mật độ quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất, vì mật độ quần thể ảnh hưởng đến:
+ Mức sử dụng nguồn sống của quần thể.
+ Tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.
+ Sức sinh sản và sự tử vong của các cá thể H
Câu 14: Giải thích vì sao trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo trồng đúng thời vụ thường đạt năng suất cao?
Trả lời:
Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo trồng đúng vụ thường đạt năng suất cao vì: Khi trồng cây đúng thời vụ, cây trồng sẽ có các nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,… phù hợp giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức sống cao, chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường. Nhờ đó, cây trồng sẽ cho năng suất cao.
Câu 15: Hãy vẽ sơ đồ một lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới gồm: đại bàng, hổ, sâu, chuột, bọ ngựa, rắn, dê, cầy, lá cây.
Trả lời:
Câu 16: Hãy nêu một số hoạt động của con người gây những hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên và nêu những hậu quả đó.
Trả lời:
- Những hoạt động của con người gây hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên:
+ Hái lượm.
+ Săn bắt động vật hoang dã.
+ Đốt rừng lấy đất trồng trọt, chặt cây rừng lấy gỗ.
+ Chăn thả gia súc.
+ Khai thác khoáng sản.
+ Phát triển nhiều khu dân cư, khu công nghiệp...
+ Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt hằng ngày.
+ Chiến tranh.
- Những hậu quả gây ra:
+ Cháy rừng, hạn hán, lũ lụt.
+ Mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của sinh vật.
+ Xói mòn và thoái hoá đất.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Mất cân bằng sinh thái.
Như vậy, có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra hậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên.
Câu 17: Hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện môi trường sống?
Trả lời:
Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:
- Hệ sinh thái nước đứng:
+ Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.
+ Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.
+ Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Hệ sinh thái nước chảy:
+ Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.
+ Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.
Câu 18: Trong chăn nuôi gà, vịt vì sao người ta thường thay đổi con trống?
Trả lời:
Trong chăn nuôi gà đàn của hộ gia đình cho chúng tự giao phối với nhau đó là hiện tượng giao phối cận huyết các cá thể con cháu bộc lộ những tính trạng xấu do gen đồng hợp lặn gây hại, cá thể con cháu có sức đề kháng kém dễ mắc các dịch bệnh, giảm dần về năng suất.
Câu 19: Bản thân em đã làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
Trả lời:
Để bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã, bản thân em đã:
- Tuyên truyền về ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
- Bảo vệ rừng, không chặt phá rừng, lên án với những hành vi hủy hoại rừng.
- Không buôn bán, săn bắt các loại động thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng bị pháp luật nghiêm cấm.
- Kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…
Câu 20: Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hoặc hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó?
Trả lời:
- Ví dụ hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, thành phần cấu trúc của hệ sinh thái này gồm:
+ Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, độ ẩm, ánh sáng,...
+ Sinh vật sản xuất:các cây gỗ to, gỗ vừa, gỗ nhỏ, cây bụi, cây leo,...
+ Sinh vật tiêu thụ: chim, khỉ, trâu, bò, hươu, nai, hổ, báo,...
+ Sinh vật phân giải: giun đất, sâu bọ, vi khuẩn, nấm, địa y.
- Ví dụ hệ sinh thái dưới nước: hệ sinh thái đầm nước nông, thành phần cấu trúc gồm:
+ Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, nhiệt độ, ánh sáng,...
+ Sinh vật sản xuất: tảo, rong, bèo sen, cây cỏ, cây bụi mọc ven bờ,...
+ Sinh vật tiêu thụ: cua, ốc, tôm, cá, ếch nhái, rắn, ba ba, chim,...
+ Sinh vật phân huỷ: giun, các vi sinh vật.