Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG -  PHẦN 1

Câu 1: Môi trường sống là gì? Kể tên các môi trường sống chủ yếu.

Trả lời:

- Môi trường sống là nơi sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

- Các môi trường sống chủ yếu là:

+ Môi trường trên cạn

+ Môi trường nước

+ Môi trường trong lòng đất

+ Môi trường sinh vật

 

Câu 2: Nêu khái niệm nhân tố sinh thái. Nhân tố sinh thái gồm các nhóm nào?

Trả lời:

- Nhân tố sinh thái là các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

- Nhân tô sinh thai được xếp vào 2 nhóm:

+ Nhân tố hữu sinh: các yếu tố sống của môi trường (bao gồm con người và các sinh vật khác)

+ Nhân tố vô sinh: các yếu tố không sống của môi trường.

 

Câu 3: Quần thể sinh vật là gì?

Trả lời:

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sốn trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm xác định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.

 

Câu 4: Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?

Trả lời:

- Quần thể có những đặc trưng cơ bản là:

  1. Kích thước của quần thể.
  2. Mật độ cá thể trong quần thể.
  3. Tỷ lệ giới tính.
  4. Nhóm tuổi.
  5. Phân bố cá thể trong quần thể.

 

Câu 5: Quần xã sinh vật là gì? Hãy kể tên một số quần thể có trong hình sau

Trả lời:

- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng số trong một lhoong gian và thời gian nhất định.

- Một số quần thể trong hình là: Vịt, cá, cua, súng, ếch, cỏ, rong tảo, ốc, chuồn chuồn, bươm bướm, nấm, …

 

Câu 6: Hãy trình bày đặc trưng của quần xã.

Trả lời:

Mỗi quần xã có những đặc trưng cơ bản, là dấu hiệu để phân biệt quần xã này với quần xã khác. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã như độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã.

 

Câu 7: Hệ sinh thái là gì? Các hệ sinh thái được chia thành các nhóm nào?

Trả lời:

- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.

- Hệ sinh thái được chia thành 2 nhóm là: hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.

 

Câu 8: Hãy nêu thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

Trả lời:

Cấu trúc của hệ sinh thái gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. Thành phần vô sinh gồm các nhân tô vô sinh, thành phần hữu sinh bao gồm nhiều loài sinh vật trong quần xã được chia thành ba nhóm:

- Sinh vật sản xuất

- Sinh vật tiêu thụ

- Sinh vật phân giải.

 

Câu 9: Sinh quyển là gì? Nêu các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển.

Trả lời:

- Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường.

- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm:

+ Lớp đất.

+ Lớp không khí.

+ Lớp nước đại dương.

 

Câu 10: Hãy nêu các khu sinh học chủ yếu.

Trả lời:

  1. Khu sinh học trên cạn.
  2. Khu sinh học nước ngọt
  3. Khu sinh học biển.

Câu 11: Cân bằng tự nhiên là gì?

Trả lời:

- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định của tự nhiên các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

 

Câu 12: Hãy trình bày trạng thái cân bằng quả quần thể.

Trả lời:

- Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, dẫn đến tình trạng cân bằng của quần thể. Khi đó, quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

 

Câu 13: Thời kì nguyên thủy, con người đã tác động lên môi trường như thế nào?

Trả lời:

- Thời kì nguyên thủy, con người chủ yếu khia thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắn. Con người đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và đốt rừng đê săn thú.

 

Câu 14: Thời kì xã hội nông nghiệp, con người đã tác động lên môi trường như thế nào?

Trả lời:

Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người đã tác động lớn lên môi trường thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Dưới đây là một số cách mà tác động này đã diễn ra:

Ruộng Đất và Đất Nông Nghiệp:

  • Canh Tác Ruộng Đất: Sự phát triển của nông nghiệp đã đặt ra nhu cầu canh tác rộng lớn để sản xuất thực phẩm cho cộng đồng. Việc này đã dẫn đến việc mở rộng diện tích ruộng đất và sử dụng đất nông nghiệp một cách tích cực.
  • Sử Dụng Phân Bón và Hóa Chất: Để tăng năng suất, người nông dân đã sử dụng phân bón và hóa chất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc này có thể gây ô nhiễm đất và nước.

Chế Biến Lương Thực:

  • Quá Trình Chế Biến: Việc chế biến lương thực để làm sạch, bảo quản và tạo ra các sản phẩm thực phẩm đã tăng cường đời sống nhân khẩu và phát triển thương mại.

Xây Dựng Cộng Đồng và Hạ Tầng:

  • Xây Dựng Nhà Ở: Để tạo nên các cộng đồng nông nghiệp, con người đã phải xây dựng những ngôi nhà và làm đường đi để kết nối giữa các khu vực.
  • Hệ Thống Nước: Nước đã trở thành yếu tố quan trọng trong nông nghiệp, và việc xây dựng hệ thống dẫn nước đã giúp cải thiện năng suất.

Ảnh Hưởng Đến Động Vật:

  • Nuôi Thú Cừu và Gia Súc: Việc nuôi thú cừu và gia súc đã mở ra một nguồn thực phẩm mới và cung cấp lông, da cho sản xuất đồ dùng và quần áo.

Sự Đô Thị Hóa:

  • Xây Dựng Thành Thị: Sự xuất hiện của nông nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa, khi mà con người bắt đầu tập trung sống ở các thành phố và thị trấn.

 

Câu 15: Thời kì xã hội công nghiệp, con người đã tác động lên môi trường như thế nào?

Trả lời:

Trong thời kì xã hội công nghiệp, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và công nghệ đã tạo ra những thay đổi to lớn trong mối quan hệ giữa con người và môi trường. Dưới đây là một số cách mà con người đã tác động lên môi trường trong thời kì này:

Công Nghiệp Hóa:

  • Ô Nhiễm Không Khí và Nước: Công nghiệp đã tạo ra lượng lớn khí thải và chất thải nước, gây ra ô nhiễm môi trường. Khói, bụi và các chất hóa học từ nhà máy và xưởng sản xuất đã ảnh hưởng đến chất lượng không khí và nước.

Khai Thác Tài Nguyên:

  • Khai Thác Mỏ và Lâm Nghiệp: Nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu như than, dầu mỏ, gỗ và kim loại đã dẫn đến việc khai thác mỏ và lâm nghiệp quy mô lớn, làm thay đổi cảnh quan tự nhiên và gây mất mát đa dạng sinh học.

Thay Đổi Đất Đai:

  • Nông Nghiệp Công Nghiệp: Sự chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp công nghiệp đã sử dụng hóa chất nhiều hơn, tăng cường cơ giới hóa và mở rộng diện tích canh tác, gây thay đổi đất đai và sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm.

Đô Thị Hóa và Xây Dựng Hạ Tầng:

  • Xây Dựng Các Thành Phố và Đô Thị: Sự tăng cường đô thị hóa đã đặt ra yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, cống, cống thoát nước, dẫn đến biến đổi đất đai và mất mát môi trường sống cho các sinh vật tự nhiên.

Tác Động Lên Hệ Sinh Thái:

  • Thay Đổi Hệ Sinh Thái: Các hoạt động công nghiệp và đô thị hóa đã thay đổi cấu trúc và hoạt động của hệ sinh thái, gây mất rừng, giảm số lượng sinh vật hoang dã và làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên.

Biến Đổi Khí Hậu:

  • Khí Thải Nhà Kính: Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng cường lượng khí thải nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

Câu 16: Trình bày tác động của các hoạt động trồng trọt đến môi trường qua từng thời kì xã hội.

Trả lời:

Gồm có ba thời kì: Thời kì nguyên thủy, xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp.

- Thời kì nguyên thuỷ

Trong thời kì này, con người sống hòa đồng với tự nhiên, chủ yếu khia thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắn. Con người đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và đốt rừng đê săn thú.

- Xã hội nông nghiệp

Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực và chăn nuôi. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đổt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và nước tầng mặt làm đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.  Nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem lại lợi ích là tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.

- Xã hội công nghiệp

Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp. Việc chế tạo ra máy móc hiện đại đã tạo điều kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn. Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt.

 

Câu 17: Tại sao nói trong nhóm nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của nhiều loài sinh vật?

Trả lời:

- Vì con người có khả năng tác động và ảnh hưởng đến hầu hết đời sống của các sinh vật trong môi trường. Con người có thể làm thay đổi môi trường sống, điều kiện sống, các nhân tố vô sinh khác cũng như sự tăng trưởng của các sinh vật khác.

 

Câu 18: Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng cho năng suất cao hơn khi trồng nơi trống trải.

Trả lời:

- Do giới hạn sinh thái của cây thích nghi phù hớp dưới tán rừng nếu thay đổi môi trường cây sẽ cho năng suất thấp hơn khi trồng ở nơi trống trải.

Câu 19: Những biến động số lượng cá thể của quần thể và nguyên nhân gây biến động đó?

Trả lời:

  • Những biến động số lượng cá thể của quần thể:

- Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh.

- Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm.

  • Nguyên nhân:

- Các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp, ...

- Các nhân tố hữu sinh: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, mức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể ... là các yếu tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con non,... 

Câu 20: Cho các loài sinh vật: Hải mã, linh dương, sói, hươu, gấu trắng, hải ly.

Hãy xác định các loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật: thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới, vùng núi cao.

Trả lời:

Quần xã sinh vật thảo nguyên: Hải mã, linh dương.

Quần xã sinh vật rừng cận nhiệt đới: Sói, gấu trắng.

Quần xã sinh vật vùng núi cao: Hươu, hải ly.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay