Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P4)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P4). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG -  PHẦN 4

Câu 1: Hãy nêu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Để hạn chế ô nhiễm môi trường cần kết hợp đồng thời nhiều biện pháp như:

+ Xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt

+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời

+ Trồng nhiều cây xanh

+ Ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

 

Câu 2: Biến đổi khí hậu là gì?

Trả lời:

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố như khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đên hàng thế kỉ. Tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây biế đổi khí hậu.

Câu 3: Hãy nêu các nguyên nhân mất cân bằng tự nhiên.

Trả lời:

- Các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên

+ Phá rừng bùa bãi.

+ Săn bắt động vật hoang dã.

+ Khai thác tài nguyên quá mức.

+ Chất thải sinh hoạt xả ra môi trường chưa qua xử lí

+ Công nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

+ Thảm họa thiên nhiên: động đất, núi lửa, sóng thần,…

 

Câu 4: Để bảo vệ và duy trì cân bằng tự nhiên, chúng ta cần thực hiện các biện pháp nào?

Trả lời:

- Để bảo vệ và duy trì cân bằng tự nhiên, chúng ta cần thực hiện:

+ Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

+ Điều tiết cấu trúc thành phần trong hệ sinh thái.

+ Thích ứng với biến đổi khí hậu

+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên…

Câu 5: Tại sao yếu tố nhiệt độ và độ ẩm lại quyết định đến sự hình thành các khu sinh học trên cạn?

Trả lời:

Nhiệt độ và độ ẩm là hai đặc tính của khí hậu các vùng địa lí. Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển của thực vật. Thực vật là sinh vật sản xuất ,là mắt xích quan trong trong lưới thức ăn nên sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.

Câu 6: Hãy trình bày sự phân bố sinh vật theo chiều sâu ở khu sinh học biển. Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Từ 0 - 200m: Sinh vật đa dạng nhất, tầng nước mặt là nơi sinh sống của nhiều sinh vật nổi. Vd: Các loại tảo, san hô, sứa, cá mập, cá voi, cá ngựa, vv…

- Từ 200-1500m: Sinh vật kém đa dạng hơn, tầng giữa có nhiều sinh vật tự bơi. Vd: Tôm, mực, cá nhà táng,..

 - Từ 1500- 10000m: Sinh vật kém đa dạng nhất, dường như không có loài thực vật nào cả, tầng dưới cùng này có các sinh vật đáy sinh sống. Vd: Bạch tuộc khổng lồ, lồng đèn,…

Câu 7: Hãy trình bày sự phân bố sinh vật theo chiều cao ở khu sinh học trên cạn. Lấy ví dụ.

Trả lời:

Sự phân bố sinh vật theo chiều cao ở khu sinh học trên cạn thường được chia thành các tầng hoặc khu vực khác nhau, phản ánh sự thích ứng của sinh vật với môi trường xung quanh. Dưới đây là một mô tả tổng quan về sự phân bố này:

  • Tầng cây cỏ và thảm thực vật:

Vị trí: Nằm ở phía dưới, gần mặt đất.

Sinh vật điển hình: Cỏ, cây mầm, rêu, nấm, động vật nhỏ như ấu trùng và châu chấu.

Ví dụ: Rừng cây cỏ, đồng cỏ, thảm thực vật ở khu vực đồng cỏ.

  • Tầng cây bụi và cỏ cao:

Vị trí: Lên cao hơn so với tầng cây cỏ và thảm thực vật.

Sinh vật điển hình: Cây bụi, cỏ cao, một số loài chim nhỏ, động vật nhỏ như chuột, thỏ.

Ví dụ: Rừng cây bụi, cánh đồng lúa.

  • Tầng cây trung bình:

Vị trí: Cao hơn so với tầng cây bụi và cỏ cao, nhưng thấp hơn cây cao.

Sinh vật điển hình: Cây trung bình, một số loài chim và động vật như hươu, linh dương.

Ví dụ: Rừng cây trung bình, thảm thực vật rải rác trong rừng.

  • Tầng cây cao:

Vị trí: Cao nhất trong cấu trúc cây rừng.

Sinh vật điển hình: Cây cao, các loài linh trưởng, động vật lớn như gấu, hổ.

Ví dụ: Rừng cây cao, khu vực rừng nhiệt đới.

Sự phân bố sinh vật theo chiều cao này phản ánh khả năng thích ứng của chúng với các điều kiện môi trường khác nhau, cũng như mối quan hệ phức tạp giữa chúng trong cộng đồng sinh thái.

Câu 8: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái là gì?

Trả lời:

- Chuỗi thức ăn là một chuỗi gòm nhiều loài có quan hệ sinh dưỡng với nhau.

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

- Tháp sinh thái là sơ đồ dạng tháp dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng trong chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật. Có 3 loại tháp sinh thái là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng

 

Câu 9: Chúng ta cần phải đặc biệt trú trọng bảo vệ các hệ sinh thái nào?

Trả lời:

Toàn bộ các hệ sinh thái luôn cần được bảo vệ, đặc biệt cần trú tringj bảo vệ hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển và hệ sinh thái ven biển cũng như hệ sinh thái nông nghiệp.

Câu 10: Lấy ví dụ cho chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, tháp sinh thái ?

Trả lời:

Ví dụ: Trong môi trường rừng cây, chuỗi thức ăn có thể bắt đầu bằng cỏ, sau đó là các loại động vật ăn cỏ như thỏ. Tiếp theo, có thể có các loài động vật ăn thỏ như rắn, và cuối cùng là loài động vật săn mồi như hổ.

Câu 11: Lấy ví dụ cho lưới thức ăn?

Trả lời:

Ví dụ: Trong một hệ sinh thái ao hồ, có sự liên kết phức tạp giữa nhiều loài. Cây cỏ và tảo có thể là nguồn thức ăn cho động vật nhỏ như tôm và cá nhỏ. Cá nhỏ sau đó có thể là nguồn thức ăn cho cá lớn hơn, còn cá lớn lại có thể trở thành mồi cho các loài chim ăn cá.

Câu 12: Lấy ví dụ cho tháp sinh thái ?

Trả lời:

Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng cây, tháp sinh thái có thể bắt đầu từ lớp thảm thực vật ở tầng dưới, sau đó là cây bụi, cây trung bình, và cuối cùng là cây cao. Ở mỗi tầng, có các loài sinh vật khác nhau có thể tương tác với nhau. Ví dụ, loài chim có thể xây tổ và sống ở tầng cây cao, trong khi các loài động vật nhỏ như ếch có thể sinh sống ở tầng thảm thực vật.

Câu 13: Hãy phân biệt quần thể với quần xã.

Trả lời:

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.

Tập hợp nhiều quần thể khác loài

Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

Không gian sống gọi là sinh cảnh.

Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch.

Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.

Câu 14: Theo em những nguyên nhân nào gây ra suy giảm đa dạng sinh học trong quần xã ở Việt Nam?

Trả lời:

 - Những nguyên nhân nào gây ra suy giảm đa dạng sinh học trong quần xã ở Việt Nam là:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Phá rừng.

+ Buôn bán trái phép các loài động vật.

+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức.

+ Sự du nhập của các loài ngoại lai và sự di dân.

Câu 15: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật

Trả lời:

  1. a) Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật.

- Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục cá thể, nguồn thức ăn, điều kiện khí hậu…

  1. b) Mức độ tử vong của quần thể sinh vật.

- Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, kẻ thù…

  1. c) Phát tán cá thể của quần thể sinh vật

- Là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể. Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình di chuyển đến nơi ở khác. Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

- Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt.

 

Câu 16: Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng.

Trả lời:

- Các biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng là

+ Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu những đường dây buôn bán quần thể có nguy cơ tuyệt chủng trái phép    

+ Xóa bỏ nạn tham nhũng.

+ Trừng trị thích đáng nhằm răn đe hiệu quả các đối tượng vi phạm.

+ Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức.

+ Tiêu hủy các kho ngà voi và sừng tê giác thu giữ được.

+ Thắt chặt quản lý đối với các cơ sở nuôi hổ tư nhân và chấm dứt mọi hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát. 

+ Chấm dứt hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam.

+ Siết chặt tình trạng cấp phép gây nuôi thương mại ĐVHD. 

+ Buộc chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát và chấm dứt tình trạng tiêu thụ ĐVHD trái phép trên địa bàn.

+ Tăng cường đấu tranh với loại hình tội phạm trên Internet.

Câu 17: Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó có thể thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà, cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh hơn, độ ẩm trong rừng cao hơn vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ngoài rừng…

 

Câu 18: Hãy vẽ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến 90oC, trong đó điểm cực thuận là 55oC

Trả lời:

Câu 19: Bằng thực hiễn cuộc sống, hãy nêu môi trường sống của các sinh vật có tên trong bảng sau:

Stt

Tên sinh vật

Môi trường sống

1

Gấu Bắc cực

2

Gấu trúc Trung Quốc

3

Trâu, bò

4

Sán dây

5

Sán lá gan

6

Giun đũa

7

Giun đất

8

Rong đuôi chó

9

Cá rô phi

Trả lời:

Stt

Tên sinh vật

Môi trường sống

1

Gấu Bắc cực

Trên cạn

2

Gấu trúc Trung Quốc

Trên cạn

3

Trâu, bò

Trên cạn

4

Sán dây

Sinh vật

5

Sán lá gan

Sinh vật

6

Giun đũa

Sinh vật

7

Giun đất

Trong đất

8

Rong đuôi chó

Dưới nước

9

Cá rô phi

Dưới nước

 

 

Câu 20: Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra ? Hãy giải thích hiện tượng đó.

Trả lời:

– Khi ta để một chậu cây bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng là cây có chiều nghiêng và hướng ra phía ngoài cửa sổ.

– Cũng như bất kì một cây trồng nào khác, cây trồng trong chậu bên cạnh cửa sổ chịu tác động của nhiều nhân tố sinh thái, trong đó có tác động của ánh sáng. Tuy nhiên, tác động của ánh sáng lên cây không đồng đều ở tất cả mọi phía mà tác động chủ yếu từ phía cửa sổ. Ánh sáng lại là nhân tố sinh thái quan trọng đối với cây : có ánh sáng cây mới tiến hành quang hợp được để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể. Do vậy khi ánh sáng tác động từ một phía cửa sổ, cây trồng luôn có xu hướng nghiên và vươn ra hướng bên ngoài cửa sổ (bên trong cây có những biến đổi nhất định nào đó) để tiếp nhận được ánh sáng nhiều hơn và tiến hành quang hợp. Đây chính là tính hướng sáng của thực vật.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay