Bài tập file word vật lí 11 cánh diều Chủ đề 4 bài 2: Điện trở

Bộ câu hỏi tự luận vật lí 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 4 bài 2: Điện trở. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn vật lí 11 Cánh diều.

CHỦ ĐỀ 4. DÒNG ĐIỆN

BÀI 2. ĐIỆN TRỞ

(21 CÂU)

PHẦN I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Điện trở là gì? 

Trả lời: 

Điện trở cua một vật dẫn bất kì được xác định bằng tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn và cường độ dòng điện qua nó

R = U/I 

Câu 2: Phát biểu định luật ôm? 

Trả lời: 

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn đó.  

I = U/R

Câu 3: Đơn vị của điện trở là gì? 

Trả lời:

Đơn vị của điện trở là Ôm (Ω)

Câu 4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là gì?

Trả lời: 

Ta có: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế liên hệ với nhau qua biểu thức:  I = U/R  

R là hằng số => đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng giống đồ thị hàm số y = ax là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

Câu 5: Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho tính chất gì? 

Trả lời: 

Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

PHẦN II. THÔNG DỤNG ( 5 câu)

Câu 1: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

Trả lời: 

Vì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch, nên hiệu điện thế tăng lên bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện cũng tăng lên bấy nhiêu lần. 

Vậy cường độ dòng điện cũng tăng lên 3 lần.

Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở (R = 6 Ω)  là (0,6A). Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là bao nhiêu?

Trả lời:  

U = IR = 3,6V

Câu 3: Mắc một dây dẫn có điện trở (R = 12 Ω ) vào hiệu điện thế (3V ). Tìm cường độ dòng điện qua nó? 

Trả lời: 

I = U/R = 0,25 A

Câu 4: Một dây dẫn có điện trở 50  chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Tính hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó?

Trả lời: 

Hiệu điện thế lớn nhất: U = I.R = 0,3.50 = 15V

Câu 5: Ở nhiệt độ không đổi, đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim lại là dạng đường gì?

Trả lời: 

Ở nhiệt độ không đổi, đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim lại là một đường thẳng. 

PHẦN III. VẬN DỤNG  ( 5 câu)

Câu 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?

Trả lời: 

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, ta có:

U1U2=I1I2=>1236=0,5I2=> I2=1,5A

Câu 2: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?

Trả lời: 

Điện trở của dây dẫn là: 

R= U1I1=40Ω

Hiệu điện thế sau khi giảm là: U2 = 12 – 4 = 8V

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là:

I2=U2R=0,2A

Câu 3: Một đoạn mạch AB điện gồm 3 điện trở R1 = 2Ω, R2 = 5Ω, R3 = 3Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là 1,2A. Tính Hiệu điện thế hai đầu mạch AB?

Trả lời: 

Điện trở tương đương của mạch AB là: RAB = R1 + R2 + R3 = 2 + 5 + 3 = 10 Ω

Hiệu điện thế hai đầu mạch là: UAB = I . RAB = 1,2 . 10 = 12V

Câu 4: Cho đoạn mạch AB gồm 3 điện trở R giống hệt nhau mắc nối tiếp. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là 24V, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là 0,4A. Tính điện trở R?

Trả lời: 

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là: RAB = U/I = 60 Ω

Vì 3 điện trở giống nhau mắc nối tiếp nên: R = RAB/3 = 20 Ω 

Câu 5: Cho mạch điện gồm hai điện trở song song, R1 = 3R2. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 2 A. Kí hiệu I1 và I2 lần lượt là cường độ dòng điện qua R1 và R2 bằng bao nhiêu?

Trả lời: 

Vì R1 // R2, ta có:

I+ I2 = I = 2 A      (1)

Mặt khác: I1. R1 = I2 . R2 => I. 3R2 = I2 . R2 => 3I1 = I2      (2)

Từ (1) và (2), giải được I1 = 0,5 A; I2 = 1,5A

PHẦN IV. VẬN DỤNG CAO ( 6 câu)

Câu 1: Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau trong một đoạn mạch.

Biết R1 = 2R2, ampe kế chỉ 1,8A, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 54V. Tính R1 và R2.

Trả lời:

Điện trở tương đương của đoạn mạch:

R12 = R1 + R2 = 2R2 + R2 = 3R2 

Mặt khác: R12 = UMN/I = 30Ω

R2 = R12/3 = 10 Ω

  • R1 = 2R2 = 20

Câu 2: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6Ω , dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.

Trả lời: 

Vì R1 // R2 nên ta có: I = I1 + I2

  • I1 = I – I2 = 1,2 – 0,4 = 0,8A

U= I1. R1 = 0,8.6 = 4,8V => U = U1 = U2 = 4,8V

  • R2 = U2/I2 = 12 

Câu 3: Ba điện trở R1, R2, R3 được mắc song song vào hai điểm A và B. Biết cường độ dòng điện qua R2 là 0,6A và R1 = 20 Ω, R2 = 30 Ω, R3 = 60 Ω. Tính cường độ dòng điện qua R1, R3 và qua mạch chính.

Trả lời: 

Điện trở tương đương của đoạn mạch:

1R123=1R1+1R2+1R3=18180=>R123=10Ω

Vì R1 nt R2 nt R3, ta có:

=> I1.20 = 0,6.30 = I3.60

=> I1 = 0,9 A; I2 = 0,3 A    

Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ

Trong đó R1 = 2 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 4 Ω, R4 = 10 Ω. Hiệu điện thế UAB = 28V.

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

Trả lời: 

Phân tích đoạn mạch AB gồm: R1 nt {(R2 nt R3)// R4}

Điện trở tương đương với đoạn mạch gồm R2 nt R3 là:     

R23 = R2 + R3 = 6 + 4 = 10Ω

Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm (R2 nt R3)// R4 là:

R234=R23.R4R23+R4=5Ω

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:

RAB = R1 + R234 = 2 + 5 = 7 Ω

Câu 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ :

Trong đó điện trở R1 = 14Ω, R2 = 8Ω, R3 = 24Ω. Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.   

Trả lời: 

Cấu tạo mạch gồm: Rnt (R2//R3)

Ta thấy I1 = I23 = 0,4A

Điện trở tương đương của đoạn mạch gổm R2 // R3 là:

R23=R2.R3R2+R3=6Ω

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch gồm R2 // R3 là:

U23 = I23 . R23 = 0,4 . 6 = 2,4V

Vì R2 // R => U2 = U3 = 2,4V

Cường độ dòng điện qua điện trở R2:

I2=U2R2=0,3A

Cường độ dòng điện qua điện trở R3:

I3=U3R3=0,1A

Câu 6: Cho mạch điện như hình vẽ: 

Hiệu điện thế đặt vào hai điểm A, B là UAB = 30V, các điện trở R1 = 10Ω, R2 = 30Ω, R3 = 10Ω, R4 = 30Ω, R5 = 50Ω. Tìm cường độ dòng điện chạy qua R5.

Trả lời: 

Cấu tạo mạch (R1 nt R3) // (R2 nt R4)

Ta có: UMN = UMA + UAN => UMN = U2 - U1   (1)

Ta có: I= I; I2 = I4; R1 = R3; R2 = R4

=> U1 = U3; U= U4

Mặt khác: U1 + U3 = U+ U= UAB

=> 2U1 = 2U2 => U1 = U2  (2)

Từ(1) và (2) => UMN = 0

=> Cường độ dòng điện chạy qua R5 = 0 A




=> Giáo án Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 4 Bài 2: Điện trở

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay